Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Đánh giá sự rủi ro là gì?

Báo Đảm Đương - Lê Hưởng

Sinh hoạt, rèn luyện trong môi trường thiên nhiên, Phong trào Hướng đạo luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần nghiên cứu việc “Đánh giá sự rủi ro” vì sự an toàn của Đoàn sinh trong các hoạt động.


Đánh giá hay đo lường rủi ro đơn giản là tìm cách nhìn thấy trước những gì có thể trục trặc - cả trước và trong khi hoạt động - sau đó quyết định phương cách để ngăn ngừa - hoặc giảm thiểu - những tai nạn tiềm ẩn đó.

Nguy hiểm và rủi ro là hai điều khoản, thường được sử dụng trong sự đánh giá rủi ro:

Nguy hiểm là bất cứ điều gì có thể gây ra thiệt hại. Trong bối cảnh các hoạt động mạo hiểm, mối nguy hiểm có thể là lạnh đột ngột, té ngã từ độ cao hoặc hạ thân nhiệt v.v...

Rủi ro là một nguy cơ - cao hay thấp - làm người nào đó sẽ bị tổn thương bằng một mối nguy hiểm.

Phần quan trọng nhất của sự đánh giá rủi ro, là để xác định liệu có mối nguy hiểm nào đáng kể không? Việc này nhằm tìm kiếm các biện pháp mà bạn phải làm để giảm thiểu nguy cơ đó cho đến một mức độ chấp nhận được.

Ví dụ: nếu cho rằng hạ thân nhiệt là một nguy cơ đáng kể khi tham gia hoạt động leo núi, chèo thuyền hay thám hiểm, thì ta có thể giảm thiểu nguy cơ này, bằng cách mặc quần áo thích hợp chống gió hoặc ẩm ướt - sao cho phù hợp với từng hoạt động ..! 

Thực hiện một sự đánh giá rủi ro.


Chủng ta đều tiến hành đánh giá rủi ro thường xuyên, từ khi chúng ta thức dậy mỗi ngày, cho đến khi chúng ta đi ngủ trở lại. Chúng ta đánh giá rủi ro thường xuyên mà không hề nhận ra.

Ví dụ, bạn sẽ làm gì trước khi băng qua một con đường đông đúc xe cộ?

Theo bản năng, chúng ta dừng lại và quan sát. Chủng ta xem xét tốc độ và số lượng xe cộ giao thông và các yếu tố khác như thời tiết xấu ...(như mưa làm dường ướt = tàng thêm khoảng cách thắng) hoặc khả năng hiển thị kém (chiếu sáng yếu - vào ban đêm - hoặc sương mù, hoặc bạn không thể nhìn thấy hết con đường vì uốn cong). Dựa vào những điều học hỏi cơ bản và kinh nghiệm của chúng ta có được do thói quen, chúng ta quyết định vượt qua con đường một cách an toàn khi có cơ hội, hoặc là chúng ta cần phải di chuyển đến một đoạn khác an toàn hơn để báng qua.

Năm bước để đánh giá rủi ro:

Trong ấn phẩm - Trung tâm Hoạt động Phiêu lưu (Adventure Activities Centres: Five Steps to Risk
Assessment). Nhấn mạnh 5 bước để đánh giá rủi ro.

Bước Một: Hãy tìm (xác định) những mối nguy hiểm.


Nó cần thiết để bạn đứng lùi lại, và nhìn lại một lần nữa xem xét những gì có thể gây ra thiệt hại trong hoạt động này. Điều quan trọng là tập trung vào các mối nguy hiểm đáng kể. Đây là những mối nguy hiểm sẽ gây ra tổn hại hoặc ảnh hưởng đến nhiều người. Có thể tham khảo, hỏi han những người khác xem họ đang nghĩ những gì, có thể họ đã thấy được những điều mà không phải ngay lập tức bạn nhận ra rõ ràng.

Bước Hai: Dự định xem ai có thể bị tổn thương và như thế nào (nặng hay nhẹ..).


Đây có thể là: những người tham gia vào hoạt động, đoàn sinh, các HLV, những Huynh trưởng giám sát điều khiển hoạt động, những người trong khu vực hoạt động hoặc tình cờ ngẫu nhiên...

Trong việc xác định các mối nguy hiểm ở bước một bạn đã xác định những tiềm tàng có thể gây ra tai nạn cho những người này.

Bước ba: Đánh giá rủi ro và quyết định có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thích hợp.


Bạn đã xác định được các mối nguy hiểm. Bây giờ xem xét khả năng phản xạ của mỗi người trong các mối nguy hiểm gây hại. Điều này sẽ xác định việc bạn cần phải cố gắng để giảm nguy cơ hay không. Chú ý là ngay cả sau khi tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý đã được thực hiện, nhưng một số mức độ nguy cơ sẽ vẫn còn. Điều mà bạn phải quyết định, đối với mỗi mối nguy đáng kể là liệu còn lại bao nhiêu nguy cơ (cao. trung bình hay thấp). Đối với một số hoạt động bạn phải tự hỏi mình, liệu mọi thứ đã được thực hiện theo luật pháp - và, trong bối cảnh của chúng ta, những yêu cầu về quản lý, tổ chức và nội quy nữa. Tất cả mọi thứ phải được thực hiện để giảm bớt và kiểm soát rủi ro.

Mục tiêu của bạn là phải giảm thiểu rủi ro bằng cách tăng cường các biện pháp phòng ngừa có thể cần thiết. Tương tự, năng lực của huấn luyện viên / các Huynh trưởng và sự tuân thủ các phương pháp đầy đủ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hoạt động an toàn.

Có nhiều cách, trong đó những rủi ro có thể được giảm thiểu. Ví dụ như có thể thay đổi địa điểm tổ chức, đào tạo bổ sung, tăng thêm nhân viên điều hành tỷ lệ với người tham gia và trang bị đầy đủ. Tương tự như vậy, kế hoạch có thể phải được sửa đổi trong thời gian hoạt động, dựa vào sự liên tục của công việc đánh giá rủi ro.

Bước Bốn: Ghi lại những phát hiện của bạn.


Bạn phải thông tin cho những người sẽ tham gia vào các hoạt động những phát hiện do bạn tìm ra được. Sự ghi chép những phát hiện của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào những hoàn cảnh. Chẳng hạn, đánh giá rủi ro cho việc sử dụng một tháp leo cố định trên một khu cắm trại, nên có một tài liệu hướng dẫn buộc mọi người phải đọc trước khi bắt đầu phiên leo. Nó cần phải bao gồm những điểm mà bạn đã phát giác trong bước l đến bước 3 trên đây. Việc đánh giá sự rủi ro phải phù hợp, hiệu quả và phải cho thấy rằng:

+ Sự kiểm tra thích đáng đã được thực hiện.
+ Bạn đã xác định những người có thể bị ảnh hưởng rủi ro.
+ Bạn xử lý (khắc phục) tất cả các mối nguy hiểm đáng kể, có tính đến những tai nạn tiềm ẩn cho người sử dụng.
+ Các biện pháp phòng ngừa hợp lý, và nguy cơ còn lại được đánh giá là chấp nhận được.

Sự ghi chép việc đánh giá rủi ro phải thực hiện trong một khuôn mẫu dễ dàng đọc ra - không viết một cách từ chương. Đánh giá rủi ro không phải là các thủ tục điều hành.

Ví dụ: Tại khu đất trại có hồ bơi, văn bản đánh giá rủi ro của bạn có thể đã ghi nhận rằng không được xuống tắm một lúc 30 người, vì do kích thước của hồ bơi và sự cần thiết để tránh tình trạng mất vệ sinh vì quá đông. Đánh giá này sau đó sẽ được phản ánh trong thủ tục điều hành của hồ bơi và yêu cầu nầy được phổ biến ờ nơi mọi người đều có thể nhìn thấy dễ dàng.

Bước Năm: Xem lại đánh giá của bạn và điều chỉnh nếu cần thiết:


Trong mọi trường hợp, đó là kinh nghiệm tốt nhất để xem xét đánh giá rủi ro của bạn theo thời gian, theo từng thời kỳ, để đảm bảo rằng các biện pháp phòng ngừa vẫn đang còn có hiệu quả. Nếu có bất kỳ thay đổi quan trọng nào, xem xét và sửa lại các đánh giá để có tính toán cho các mối nguy hiểm mới.

Đối với những đánh giá rủi ro cho một khu đất trại, và các hoạt động trên hiện trường, điều quan trọng là khi thực hiện đánh giá phải ghi rõ ngày tháng, để tiện việc xem lại sau này. Hãy chắc chắn rằng tất cả các tài liệu liên quan đã được thay đổi.

ĐÁNH GIÁ RỦI RO - TRONG THỰC HÀNH.


Đến lúc nầy chúng ta đã biết được lý thuyết, với một vài ví dụ minh họa cho những điểm chính. Trong thực hành thường có khuynh hướng sử dụng mẫu "tiêu chuẩn" để đánh giá rủi ro cho các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng, các môi trường chúng ta khám phá không ngừng thay đổi, như vậy việc đánh giá không thể cứng nhắc, hoặc theo một khuôn khổ. Chẳng hạn, khi bạn viếng thăm một khu vực trước đây đã đến, con đường duy nhất dẫn đến có thể đã đổi mới, cảnh quan, điều kiện thời tiết có thể khác nhau đáng kể. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta bắt đầu?

1/ Sử dụng 5 bước để đánh giá sự rủi ro.


Một mẫu đánh giá rủi ro đơn giản: ví dụ chèo thuyền trên sông tại địa phương - dựa trên cách tiếp cận năm bước - được thể hiện trong bảng hình 1 dưới đây:


Ví dụ: mẫu đánh giá rủi ro đơn giản: 
CHÈO THUYÊN TRÊN SÔNG ĐỊA PHƯƠNG


Mối nguy hiểm
Ai có thể bị hại?
Sự rủi ro đã được kiểm tra thích hợp hay cần nhiều hơn

Xem xét và sửa chữa
Nước (vd: chết đuối)
Tất cả mọi người có liên quan đến hoạt động.
1. Bơi kiểm tra trước hoạt động.

2. Mọi người tham gia, đoàn sinh, huấn luyện viên, mặc áo phao nổi phù hợp.

3. Giám sát bởi người có chuyên môn.(bơi lội giỏi)

4. Chuẩn bị thuyền cứu hộ. 


Sự trơn trượt nguy hiểm: lối lên và lối xuống bờ sông
Tất cả có liên quan
1. Trình bày cảnh báo cho người tham gia và khán giả về tình trạng trơn trượt.

2. Đặt biển cảnh báo tại các lối đi lên đi xuống.

3. Giám sát tại lối vào và lối ra để hỗ trợ sự lên xuống. 


Chú ý: đầu, cạnh bên của thuyền
huấn luyện viên và đối tượng tham gia.
1. Cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ phù hợp.

2. Sử dụng các khu vực nước sâu, đủ để tránh tiếp xúc với đáy sông

3. Khuyến cáo luyện tập những nguy hiểm trong khi bơi thuyền gần bờ sông. 



Cụ thể hơn: Chúng ta có thể thêm vài điểm quan trọng vào quá trình này. Đánh giá rủi ro bắt đầu ở giai đoạn lập kế hoạch. Trước tiên xem xét các yếu tố: thiết bị, khả năng và đào tạo (huấn luyện). Sau đó, xem xét các địa điểm sẽ được đi đến và tất nhiên các kỹ năng và khả năng của Huynh trưởng. Các mối nguy hiểm quan trọng có thể là những chiếc thuyền khác di chuyển ngược chiều trên sông, đá ngầm, dòng chảy xiết, sạt lở bờ, yếu tố gây lật thuyền, v.v... 


2/ Sử dụng bảng kiểm tra các hoạt động mạo hiểm và thử thách cao:




3/ Giản đồ theo dõi một hoạt động:



Khi bao quát bên ngoài thiên nhiên, Ban Huynh trưởng lãnh đạo phải luôn luôn đánh giá địa hình, tình trạng của các bên, thời tiết và nhiều yếu tố khác. Các nhà lãnh đạo phải quyết định những gì rủi ro trong chốc lát tại từng thời điểm và nếu kế hoạch có thay đổi nhẹ đi bằng sự liên tục duyệt xét các đánh giá rủi ro. Chúng ta đã được cung cấp một danh sách kiểm tra dưới hình thức giản đồ (hình 3), trong đó kết hợp các khía canh khác nhau của sự sửa đổi liên tục nay.



Nếu có câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào là KHÔNG thì đó là lúc phải xem xét lại kế hoạch hoạt động của bạn và chỉnh sửa cho phù hợp tương ứng.

Các kế hoạch tốt nhất được trù liệu sửa đổi và đó là một phần của sự đánh giá rủi ro liên tục. Thuật ngữ “con đường thoát” phải được tính đến khi thực hiện lộ trình lập kế hoạch cho hoạt động. Tổng số giờ hoạt động của chương trình cũng phải được tính toán. Tất cả các thông tin này cần phải được sử dụng trong quá trình hoạt động. Trong một vài nghiên cứu sự cố mà chúng tôi đã đọc rõ ràng rằng các Huynh trưởng có ý định hoàn thành mục tiêu của mình và đã quên về sức khoẻ của đoàn sinh, hay số lượng thời gian hoạt động vượt quá định mức. Mọi thứ bắt đầu trục trặc.

Một ví dụ đơn giản về việc liên tục đánh giá rủi ro, một nhóm HĐS cắm trại trên ngọn đồi với điều kiện thời tiết đang xấu đi (mưa càng ngày càng tăng và tầm nhìn giảm xuống). Người Huynh trưởng đánh giá tình hình và quyết định tốt nhất là không nên tiếp tục cuộc trại, mọi người tỏ ra thất vọng. Đó là một quyết định tỏ ra cứng rắn để dừng lại và trở về vì sự an toàn phải được đặt quan trọng hàng đầu. Đây thật là “con đường thoát” để giải thích cho các bạn trẻ tại sao nhóm phải quay về hơn là giải thích cho phụ huynh tại sao bạn không quyết định quay về (và..có thể rủi ro xảy ra...).

Những phương pháp khác:


Các phương pháp tiếp cận được mô tả ở trên, để thực hiện đánh giá rủi ro, không phải là duy nhất và bạn có thể sử dụng bất cứ thứ nào mà bạn cảm thấy thoải mái (thích). Nhưng luôn nhớ rằng, điều quan trọng hơn cả là bạn tiến hành đánh giá và sửa đổi kế hoạch chương trình sao cho phù hợp, để giảm thiểu những rủi ro xuống đến một mức độ chấp nhận được.

Tóm lại


Cần có một sự phân biệt rõ ràng giữa nhận thức nguy cơ và nguy hiểm thực sự. Vì sự an toàn cho tất cả. Sự rủi ro không báo trước bao giờ, nhưng có thể tiên liệu. Chúng ta phải giảm thiểu nó xuống.

Tham khảo:

Chính sách, to chức và quy chế phiên bản hiện hành. (Policy, Organisation and Rules - current edition.)

Uỷ ban Cố vấn chuyên nghiệp những Hoạt động phiêu lưu. (Adventure Activities Industry Advisory Committee)

Trung tâm hoạt động phiêu lưu: 5 bước để đánh giá sự rủi ro. (Adventure Activities Centres: Five Steps to Risk Assessment)

---000--


Hướng Đạo sinh đang đi qua cổng trại họp bạn Thế giới lần 22 tại Thụy Điển

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét