Xưa và nay
Sáo Dễ Thương
Mươi năm đổ lại đây, Hướng đạo Đà Nẵng có những bước đi thật ngoạn mục làm nức lòng các Hướng đạo sinh tại địa phương và gây niềm hứng khởi cho bầu bạn các nơi.Kết quả tốt đẹp này không phải là ngẫu nhiên, mà là sự cố gắng vượt bậc của các Huynh trưởng, cốt tìm lại chính mình của thời vàng son Hướng đạo ở sông Hàn.
HƯỚNG ĐẠO ĐÀ NẴNG THỜI KHỞI ĐẦU
Dở chồng sách cũ của Hướng đạo ta dễ dàng tìm thấy ngày xửa ngày xưa, thuở Đà Nẵng còn mang tên Tourane.
Năm 1933, khi thành phố Đà Nẵng còn mang cái tên lạ lùng Tourane thì đã có đơn vị Hướng đạo sinh hoạt, đó là đoàn Tourane 1 do Trưởng Vương Thế Anh làm Đoàn trưởng, đoàn Tourane 2 do Trưởng Trần Thục làm Đoàn trưởng. Cả 2 vị đều là công chức ở Tòa Đốc Lý nên mời được Quan đốc lý thành phố làm Hội Trưởng. Tháng 2.1934 Trưởng Lê Văn Tư lập Đoàn Phan Thanh Giản ngay ở thị xã.
Năm 1935, Trưởng Nguyễn Xuân Trâm - Bò Rừng Gan Dạ - Quan Kiểm Học tỉnh Quảng Nam lập đoàn Fa'ifo, (Fa'ifo là địa danh sau này được đổi là Hội An còn Trưởng Trâm sau làm Châu Trưởng Châu Kinh Nam, đã trực tiếp hướng dẫn Trưởng Cò Yêu Đời trong việc thành lập Liên đoàn Tam Quan-Bồng Son).
Lúc này Hướng đạo ở xứ này như tế bào nấm gặp mưa, sinh sôi phát triển rất mạnh cụ thể có các đon vị sau:
• Đoàn Tourane 1, do Trưởng Vưong Thế Anh làm Đoàn trưởng.
• Đoàn Tourane 2, do Trưởng Trần Thục làm Đoàn trưởng.
• Đoàn Phan Thanh Giản do Trưởng Lê Văn Tư làm Đoàn trưởng.
• Đoàn Fa'ifo (sau đổi là Quang Trung) do Trưởng Nguyễn Xuân Trâm làm Đoàn trưởng.
• Tráng đoàn Chi Lăng, do Trưởng Đặng Văn Tường làm Đoàn trưởng.
• Ấu đoàn Nguyễn Trãi do Trưởng Son Ca Ngoài Trời - Nguyễn Thúc Tuân làm Bầy trưởng và các Sói già phụ tá là Trưởng Nguyễn Cửu Cúc, Trưởng Ngô Lạng.
• Ấu đoàn Lê Lai do Trưởng Trần Đình Miên làm Bầy trưởng, và các Sói già phụ tá. Trưởng Nguyễn Thanh Viêm và Trưởng Ngô Gia Bu (Tr Ngô Gia Bu là Trâu cần Cù, sau về làm Trưởng Ty Điền Địa Thừa Thiên)
• Ấu đoàn Trần Nguyên Hãn do Trưởng Đinh Văn Anh làm Bầy trưởng, và Sói già Trưởng Trần Văn Nga phụ tá.
• Năm 1940, Hướng đạo xứ này có một sự thay đổi lớn khi Tráng sinh Lam Son Hà Nội là Gà Mờ Lê Duy Thước - Kỹ sư Canh nông, được chuyển đến làm Trưởng Ty Nông Nghiệp Quảng Nam; và một Tráng sinh khác ở Toán Sông Lô của Tráng đoàn Lam Son Hà Nội là Thẩm phán Trần Thúc Linh được bổ nhiệm làm Chánh án Đà Nãng, tức thì Hướng đạo Quảng Đà được chia làm 2 Đạo:
Đạo Quảng Nam do Tr Gà Mờ Lê Duy Thước làm Đạo trưởng, Đạo An Hải do Trưởng Trần Thúc Linh làm Đạo trưởng.
Khi Trưởng Linh chuyển vào Sài Gòn làm Chánh án tòa án Thiếu nhi phạm pháp thì Trưởng Gấu Ôn Hòa - Hồ Văn Đệ được cử làm Đạo Trưởng.
* Chín năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cũng như các đơn vị khác, Hướng đạo Đà Nẵng gần như tan rã chỉ còn vài đơn vị sinh hoạt lẻ tẻ cho đến năm 1955 thì mới khởi sắc trở lại.
Thời kỳ này Hướng đạo Đà Nẵng phát triển vững chắc với 2 Đạo là An Hải và Bắc Đẩu với nhiều trường giỏi như: Cò Yêu Nghề - Trần Cứu, Gấu Ôn Hòa - Hồ Văn Đệ, Cò Mơ Mộng - Nguyễn Như Ban, Beo Vui - Huỳnh Ngọc Cúc, Cò Bình Tĩnh - Nguyễn Trọng Ngọc, Cheo sốt sắng - Nguyễn Kỳ Nam, Gà Lý Luận - Trà Anh Dũng.
* Chín năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) cũng như các đơn vị khác, Hướng đạo Đà Nẵng gần như tan rã chỉ còn vài đơn vị sinh hoạt lẻ tẻ cho đến năm 1955 thì mới khởi sắc trở lại.
THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Thời kỳ này Hướng đạo Đà Nẵng phát triển vững chắc với 2 Đạo là An Hải và Bắc Đẩu với nhiều trường giỏi như: Cò Yêu Nghề - Trần Cứu, Gấu Ôn Hòa - Hồ Văn Đệ, Cò Mơ Mộng - Nguyễn Như Ban, Beo Vui - Huỳnh Ngọc Cúc, Cò Bình Tĩnh - Nguyễn Trọng Ngọc, Cheo sốt sắng - Nguyễn Kỳ Nam, Gà Lý Luận - Trà Anh Dũng.
Nổi đình nổi đám nhất là cụ Thượng Rùa và ông Năm Lạc Đà (không biết hội đồng Rừng nào đã đặt tên Rừng cho anh Nguyễn Tấn Định là Lạc Đà Từ Tốn. Lạc đà thường tải hàng hóa và đưa người vượt qua những sa mạc bao la, Quan Năm Lạc Đà cũng giúp anh em từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi mỗi khi có việc đi xa đều được anh giúp đỡ phương tiện cỡi mây lướt gió. Trưởng Nguyễn Tấn Định là huynh trưởng duy nhất của Đà Nẵng thời đó mang 4 gỗ và giữ Trưởng Miền HL. I thay thế Trưởng Cò Yêu Đời Tôn Thất Đông).
Cũng thời này anh em Hướng đạo ở Đà Nẵng phát động phong trào xây dựng "tổ ấm": các Hướng đạo sinh đã góp nhặt từng viên gạch để xây dựng một Đạo quán khang trang ở đường Hoàng Diệu.
Đây là nơi gặp gỡ ấm cúng của anh em và cũng đã có lần hân hạnh được đón tiếp các Huynh trưởng họp Đại Hội Đồng. Vật đổi sao dời, bây giờ thì ngôi nhà đã đổi chủ. Cứ xem đây là một việc thiện tập thể của Hướng đạo Hàn Giang.
* Sóng gió mùa Xuân 1975 Hướng đạo bỗng chốc tan đàn rẻ nghé, mỗi người trôi dạt một phương. May mắn thay, Đà Nẵng còn có một số Trưởng trụ lại được như: Tuấn Mã Tận Tâm- Trần Xê, Sơn Ca cần Mần - Nguyễn Thị Hà, Se sẻ Tận Tâm Nguyễn Mùi, Sóc Trầm Tĩnh - Phạm Cảnh Đáng, Báo Đảm Đương - Lê Hưởng, Gấu cần Man - Nguyễn Công Kỳ, Báo Tận Tâm Nguyễn Văn Phát, Tê Giác Nhiệt Tinh - Nguyễn Thanh Chanh và một lớp kế thừa như: Nai Điềm Đạm - Lê Thọ, Hươu Tận Tâm - Nguyễn Văn Đức, Nai Thiện Chí - Võ Văn Tuấn... Họ như chú gấu ngủ đông vươn vai thức dậy lập Đoàn, lập Đội cho đến nay đã hình thành 2 Đạo là An Hải và Bắc Đẩu.
* Sóng gió mùa Xuân 1975 Hướng đạo bỗng chốc tan đàn rẻ nghé, mỗi người trôi dạt một phương. May mắn thay, Đà Nẵng còn có một số Trưởng trụ lại được như: Tuấn Mã Tận Tâm- Trần Xê, Sơn Ca cần Mần - Nguyễn Thị Hà, Se sẻ Tận Tâm Nguyễn Mùi, Sóc Trầm Tĩnh - Phạm Cảnh Đáng, Báo Đảm Đương - Lê Hưởng, Gấu cần Man - Nguyễn Công Kỳ, Báo Tận Tâm Nguyễn Văn Phát, Tê Giác Nhiệt Tinh - Nguyễn Thanh Chanh và một lớp kế thừa như: Nai Điềm Đạm - Lê Thọ, Hươu Tận Tâm - Nguyễn Văn Đức, Nai Thiện Chí - Võ Văn Tuấn... Họ như chú gấu ngủ đông vươn vai thức dậy lập Đoàn, lập Đội cho đến nay đã hình thành 2 Đạo là An Hải và Bắc Đẩu.
Đạo An Hải có 5 LĐ với nhân số khoảng 350 Đoàn sinh và Huynh trưởng, Đạo Bắc Đẩu có 4 LĐ với 250 Đoàn sinh và Huynh trưởng. Nếu mưa thuận gió hòa thì chắc chắn Hướng đạo sông Hàn sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
* Với những kỳ Trại: Tôi là người tò mò, lại thích sống giữa thiên nhiên nên kỳ Trại nào cũng cố gắng tham dự và đó đây tôi giáp mặt với những Trại sinh Đà Nẵng. Họ đến Trại không phải chỉ để góp mặt cho có, mà thật sự để được sống đời sống Trại:
- Trại Bách Họp ở bãi biển Kỳ Vân năm 2007 kỷ niệm 100 năm Hướng đạo Thế giới, Đà Nẵng với trên 100 Trại sinh,. 50 Huynh trưởng và Tráng sinh phục vụ. Sản phẩm địa phương mà các anh mang theo là gậy nạng bằng cây Găng được ưa chuộng bậc nhất ở Trại.
- Trại Bách Việt ở Đại Nam Văn Hiến Lạc Cảnh kỷ niệm 80 năm HĐVN mọi người kinh ngạc khi thấy một đoàn xe chở 196 Đoàn sinh và Huynh trưởng của Đạo An Hải và 75 đoàn sinh và huynh trưởng của Đạo Bắc Đẩu về dự Trại. Đây là đơn vị xa xôi có số lượng Trại sinh đông nhất tham dự Trại Bách Việt. Cửa hàng bán đồ lưu niệm của Đà Nẵng là những mặt hàng mỹ nghệ đồ đá được ưa chuộng nhất với tượng cụ BP, Logo Trại được chạm khắc tinh vi.
- Trại Đầu Đàn, Thứ Đàn toàn quốc tại Bình Dương mùa hè 2011, ngành Sói Đà Nẵng cũng có 7 Sói già và 20 Sói con tham dự.
- Trại Đội Trưởng toàn quốc tổ chức vào mùa Hè 2011 ở Khu Du lịch sinh thái Cao Minh Đồng Nai, có 34 trại sinh và 10 Trưởng tham dự.
- Trại Hoa Nhân Ái (lần thứ 19) là Trại dành riêng cho con em người bị bịnh Phong, Đà Nẵng cũng gởi 45 Trại sinh và 15 huynh trưởng, Tráng sinh giúp ích.
Ngoài các kỳ Trại họp bạn, Đà Nẵng cũng tích cực tham dự các Trại HL, cho đến nay đã có trên 60 Trưởng có HHR, 5 Trưởng ALT, và 1 LT.
* Với những kỳ Trại: Tôi là người tò mò, lại thích sống giữa thiên nhiên nên kỳ Trại nào cũng cố gắng tham dự và đó đây tôi giáp mặt với những Trại sinh Đà Nẵng. Họ đến Trại không phải chỉ để góp mặt cho có, mà thật sự để được sống đời sống Trại:
- Trại Bách Họp ở bãi biển Kỳ Vân năm 2007 kỷ niệm 100 năm Hướng đạo Thế giới, Đà Nẵng với trên 100 Trại sinh,. 50 Huynh trưởng và Tráng sinh phục vụ. Sản phẩm địa phương mà các anh mang theo là gậy nạng bằng cây Găng được ưa chuộng bậc nhất ở Trại.
- Trại Bách Việt ở Đại Nam Văn Hiến Lạc Cảnh kỷ niệm 80 năm HĐVN mọi người kinh ngạc khi thấy một đoàn xe chở 196 Đoàn sinh và Huynh trưởng của Đạo An Hải và 75 đoàn sinh và huynh trưởng của Đạo Bắc Đẩu về dự Trại. Đây là đơn vị xa xôi có số lượng Trại sinh đông nhất tham dự Trại Bách Việt. Cửa hàng bán đồ lưu niệm của Đà Nẵng là những mặt hàng mỹ nghệ đồ đá được ưa chuộng nhất với tượng cụ BP, Logo Trại được chạm khắc tinh vi.
- Trại Đầu Đàn, Thứ Đàn toàn quốc tại Bình Dương mùa hè 2011, ngành Sói Đà Nẵng cũng có 7 Sói già và 20 Sói con tham dự.
- Trại Đội Trưởng toàn quốc tổ chức vào mùa Hè 2011 ở Khu Du lịch sinh thái Cao Minh Đồng Nai, có 34 trại sinh và 10 Trưởng tham dự.
- Trại Hoa Nhân Ái (lần thứ 19) là Trại dành riêng cho con em người bị bịnh Phong, Đà Nẵng cũng gởi 45 Trại sinh và 15 huynh trưởng, Tráng sinh giúp ích.
Ngoài các kỳ Trại họp bạn, Đà Nẵng cũng tích cực tham dự các Trại HL, cho đến nay đã có trên 60 Trưởng có HHR, 5 Trưởng ALT, và 1 LT.
Cũng ghi nhận các huynh trưởng và Tráng sinh sông Hàn là những người ham học hỏi, ưa chuộng sách báo Hướng đạo; các Trưởng sau đã viết những đầu sách hết sức hữu ích như: Trưởng Nai Điềm Đạm - Lê Thọ có 6 đầu sách, Trưởng Sóc Trầm Tĩnh - Phạm Cảnh Đáng có 4 đầu sách, Tr Báo Đảm Đương - Lê Hưởng có 2 đầu sách, Trưởng Nguyễn Ngọc Phi có 2 đầu sách, Trưởng Nai Thiện Chí - Võ Văn Tuấn có 1 đầu sách. Hay dở chưa rõ nhưng thật là đồ sộ.
* Chuyện Hướng Đạo Đà Nẵng thì còn nhiều điều đáng nói nhưng viết đến đây chạnh lòng nghĩ đến câu: “Trông người mà gẫm phận ta”, tôi lại thấy xót xa vì Hướng đạo quê tôi ngày xưa lãnh phần tiên chỉ của Hướng đạo Miền Trung. chuyên ngồi chiếu trên mà nay... Thôi thì tự an ủi “môi không hở thì răng khỏi lạnh”;.
Ngày nay ngoại trừ Sài Gòn thì Hướng đạo Đà Nẵng vững mạnh bậc nhất trên toàn quốc cũng là một điều hãnh diện chung chọ Hướng đạo Miền Trung.
Sáo Dễ Thương - 2011
* Chuyện Hướng Đạo Đà Nẵng thì còn nhiều điều đáng nói nhưng viết đến đây chạnh lòng nghĩ đến câu: “Trông người mà gẫm phận ta”, tôi lại thấy xót xa vì Hướng đạo quê tôi ngày xưa lãnh phần tiên chỉ của Hướng đạo Miền Trung. chuyên ngồi chiếu trên mà nay... Thôi thì tự an ủi “môi không hở thì răng khỏi lạnh”;.
Ngày nay ngoại trừ Sài Gòn thì Hướng đạo Đà Nẵng vững mạnh bậc nhất trên toàn quốc cũng là một điều hãnh diện chung chọ Hướng đạo Miền Trung.
Sáo Dễ Thương - 2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét