Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Dân rừng hóa đá

Trang nghệ thuật

TÊN RỪNG

Nhận thấy nhiều điều hay nơi các tập tục của dân bản thổ châu Mỹ trong các nghi lễ đặt tên rừng, Huân tước Robert Baden-Poweii liền áp dụng vào trong Phong trào Hướng đạo thành một trò chơi mang tính giáo dục chứ không phải là một trò chơi nguy hiểm. Mục đích chính là tạo nên những thử thách để đo lường tính can đảm, khôn ngoan, nhanh nhẹn, tháo vát của một Hướng đạo sinh.

Trò chơi được quy định với nhiều thử thách, thường thì rất táo bạo và ngoạn mục, mang yếu tố bất ngờ và hấp dẫn. Hội đồng Rừng dàn dựng trò chơi cốt để sao người xin tên rừng bộc lộ được những khả năng và tính cách của họ.




Sau khi thử thách, Hội đồng Rừng sẽ quyết định chọn tên rừng cho những thú mới. Thường thì Hội đồng Rừng ngồi quang lửa tàn, thú rừng mới sẽ đặt tay trước đống lửa, hứa sẽ giữ tất cả "bí mật" của rừng trước Chúa Sơn Lâm và Hội đồng Rừng. Thế là cái tên rừng sẽ được công bố, danh sách sẽ được gởi đến chủ tịch Hội đồng Rừng của Đơn vị.

Có thể nói cho đến bây giờ các cánh rừng trong nước Việt Nam đã sinh sôi nẩy nở với hàng nghìn con thú đủ loại, và trong số đó nhiều thú rừng đã “hóa đá”. Chắc các bạn thắc mắc cụm từ “ rừng hóa đá” có ý muốn nói gì đây? Chủ đề “rừng hóa đá” chính là gợi ý của Trưởng ALT Phạm Cảnh Đáng muốn tôi giới thiệu với các bạn về bộ môn đá nghệ thuật Suiseki.

Suiseki là gì?

Từ khi con người bắt đầu bước chân trên mặt đất thì họ đã nhận thấy những viên đá xinh đẹp đủ hình đủ dạng do thiên nhiên hình thành, trãi dài qua hàn? nghìn năm và họ cho rằng đó là phép mầu của Tạo hóa.

Suiseki chính là những tác phẩm thiên nhiên bằng đá. Dưới sự tác động của nước, gió, cát, bão và những sức mạnh thiên nhiên khác đã bào mòn khắc họa thành những viên đá đủ mọi hình dạng, giống như một bản sao thu nhỏ của thiên nhiên, cô đọng trong một viên đá chỉ có vài xăng ti mét.

Suiseki là từ của người Nhật dành cho bộ môn nghệ thuật này. Sui nghĩa là nước và seki nghĩa là đá và có thể hiểu đó là môn nghệ thuật Sơn thủy (Thủy thạch). Môn nghệ thuật này bẳt đầu từ Trung Quốc, sang Nhật và nay là khắp cả thế giới đều có hội đá nghệ thuật Suiseki. Thật khó nói rõ hết về bộ môn nghệ thuật này chỉ trên vài trang giấy, để nắm bắt đầy đủ hơn các bạn chỉ cần gõ từ “Suiseki” trên Google là biết hết.

Suiseki có hai loại chính:
-  Đá dạng tạo hình : Những viên đá có không gian ba chiều ( chiều cao, chiều rộng và chiều sâu)
-  Đá hoa văn ( Đá tranh) : Ta thưởng thức bức tranh trên bề mặt viên đá.

Từ hai loại chính đó lại được phân ra nhiều loại khác

A. Đá phong cảnh (Sansui kei-seki, Sansui keijo-seki)
Gồm có đá dạng núi, thác nước, khe suối, bình nguyên, đáo, cồn cát, hồ nước, hang động, mái che, đường hầm           

B. Đá vật thể(Keisho-seki)
Gồm có đá dạng nhà cửa, dạng thuyền, dạng chiếc cầu, dạng động vật, dạng chim,dạng côn trùng, dạng cá, dạng người....

Suiseki có một sức mạnh gợi ý vô tận, cũng một viên đá nhưng những người thưởng ngoạn có thể có nhiều cách giải trình khác nhau. Trong bộ môn nghệ thuật này điểu cần lưu ý là suiseki không phải là một bản sao y hệt của thiên nhiên, và nếu thế thì sẽ không còn sức hấp dẫn, ta chỉ cần nắm bắt một vài chi tiết nơi viên đá để rồi mỗi người tự hoàn thành tác phẩm của mình.

DÂN RỪNG HÓA ĐÁ.

Sau đây tôi xin giới thiệu với các bạn một số hình ảnh về những con thú rừng đã hóa đá, trong bộ sưu tập của tôi. Tất nhiên còn rất rất nhiều thú rừng đã hóa đá trong các bộ sưu tập khắp trên thế giới hoặc còn ẩn nấp đâu đó nơi núi rừng sông biển đang chờ đợi bạn đấy.

Các loài chim hóa đá :
- Dạng tạo hình :







- Dạng tranh:






- Dạng thú hóa đá:





Mỗi người sẽ có một cách nhìn và cảm nhận riêng, vì thế những tên gọi cho các nhân vật rừng sau đây chỉ mang tính gợi ý chủ quan, mong ACE thông cảm.

Chim hoá đá.

  1. Chim đại bàng ( Đại bàng tung cánh)
  2. Chim sẻ.
  3. Chim họa mi.
  4. Chim thiên nga.
  5. Chim sáo.
  6. Chim cú.
Thú hoá đá

  1. Voi
  2. Sóc
  3. Sói
  4. Rùa
  5. Ngựa 
  6. Hà mã
  7. Khỉ

Lưu Văn Thiên

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét