Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Hướng dẫn phát triển tín ngưỡng tâm linh

BBT. Vào tháng ba năm 2010, Văn phòng HĐTG có công bố tập tài liệu “Hướng dẫn phát triển Tâm linh và Tín ngưỡng” (Guidelines on Spiritual and Religious Development) để các đơn vị tham khảo thực hiện. Tập tài liệu này có 2 phần. 


Phần A: Những nguyên tắc chung. Có 3 Chương. 1/Hiểu biết về Niềm tin, Tâm linh, Tín ngưỡng. 2/ Tìm hiểu Mục tiêu phát triển Tâm linh, và nền tảng của PT.HĐ 3/ Phương pháp HĐ và cách tiếp cận về phát triển Tâm linh, thăm dò ( khám phá) điều không thấy. 

Phần B: Những hướng dẫn cụ thể. Có 3 Chương. 4/ Giờ tinh thần ( Scouts’ Owm). 5/ Đối thoại giữa các Tôn giáo, Tâm linh trong PTHĐ. 6/ Sự phát triển Tâm linh, Tín ngưỡng tại các sự kiện lớn của PTHĐ. 

Để có thể tham khảo những hướng dẫn của VP/HĐTG, về phát triển Tín ngưỡng Tâm linh, Tập san VT số 5 xin giới thiệu phần A về Những nguyên tắc chung. Còn phần B chúng tôi sẽ cho đăng vào tập san VT số 6 , cuối năm 2013. Mời quý Trưởng tham khảo và có gì chưa chính xác với bản gốc thì xin quý Trưởng chỉnh sửa giúp, vì thời gian quá gấp rút, nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. 

Bản văn này do Trưởng Võ Văn Tuấn, Nai thiện Chí, chuyển ngữ 

-----000-----


“Tất cả kế hoạch của chúng ta cốt ở chỗ tác động vào tính cách của trẻ, khi chúng đang bừng bừng nhiệt tình; và để thực hiện điều đó một cách tốt nhất là thúc đẩy phát triển nhân cách của chúng . Như vậy chúng sẽ trở thành người tốt và là công dân hữu ích của đất nước.”Lời Baden Powell 



GIỚI THIỆU 


“Mục đích của phong trào hướng đạo là góp phần phát triển giới trẻ đạt được đầy đủ về thể chất, trí tuệ, tính xã hội và tiềm năng tinh thần với vai trò là cá nhân, trách nhiệm công dân và là thành viên của địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế.” (Theo Hiến chương WOSM). 

Hướng dẫn này được biên soạn để hỗ trợ các Hội Hướng đạo trong việc phát triển khía cạnh tinh thần cho các hội viên. Nó nhằm cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn, để hỗ trợ thiết kế chương trình, hơn là một sự trao đổi chi tiết về bản chất của phát triển tâm linh. Nó sẽ được xem như là quy chuẩn thống nhất về Phát triển tâm linh đã được tái khẳng định rõ ràng bởi Hội nghị Hướng đạo Thế giới trong nhiều văn bản và nghị quyết của Hội nghị. 

Hướng dẫn này nhằm tăng phần tự tin cho các Trưởng, giúp họ xác định được những cách áp dụng tốt về Phương pháp Hướng đạo hỗ trợ phát triển tâm linh, chỉ ra cách đảm bảo nhiều cơ hội để thực hiện phát triển tâm linh cho giới trẻ. 

Tôn giáo và tính chất xã hội thế giới, ở thời điểm khởi đầu thế kỷ thứ hai của Phong trào Hướng đạo, so với thời kỳ của Vị Sáng lập thì khác nhau trong rất nhiều phương diện . Toàn cầu gia tăng số người vô thần và đa dạng về tôn giáo. Phần lớn các nước phát triển nhìn thấy sự suy giảm về tôn giáo nhưng mối quan tâm về “tâm linh” không thay đổi. Có nhiều ý kiến cho rằng một số thế hệ mới sau này thấy không cần thiết tìm kiếm về mọi ý nghĩa nằm ngoài những việc xảy ra trước mắt họ. Gần đây, sự nổi lên của trào lưu chính thống tôn giáo đã đặt những vấn đề tâm linh và tín ngưỡng vào trọng tâm của chương trình nghị sự. Một số nơi lại quan tâm đến việc đổi mới tôn giáo. Trong Phong trào Hướng đạo vấn đề này cũng được đặt ra để đáp ứng tình hình hiện nay. 

Phong trào hướng đạo luôn có sự quan tâm đến những vấn đề về niềm tin. Trọng tâm của “bổn phận đối với Thượng đế” trong Lời hứa đã được Phong trào tái khẳng định, đang lúc tìm cách diễn đạt điều này cho thích hợp với hiện trạng những thành viên trẻ của phong trào. Theo Vị Sáng lập, tín ngưỡng tâm linh không phải là một thành phần của Phong trào Hướng đạo, nhưng nó được đặt làm nền tảng thực sự của phong trào. 

Mối quan hệ giữa Phương pháp, Luật và Lời hứa hướng đạo được đề ra trong nghị quyết 14/24 của Hội nghị Hướng đạo Thế giới năm 1924 nói rõ: “Phong trào hướng đạo không có xu hướng làm suy yếu, mà ngược lại làm củng cố niềm tin tôn giáo của cá nhân. Luật Hướng đạo đòi hỏi một hướng đạo sinh phải thực hành tôn giáo của mình một cách chân thành thực sự.” 

Đồng thời, Phong trào Hướng đạo cũng đã cố gắng mang đến sự hòa đồng cho Hội HD có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau. Các thành viên trong Hội đến với nhau dựa trên sự cởi mở và tin cậy. Khi hiểu thấu tính thiết yếu của Lời hứa và Luật Hướng đạo, sự đa dạng này phản ánh nhiều tình huống địa phương khác nhau, mà đã lan khắp trên thế giới và trong đó Phong trào Hướng đạo trở thành một thực tế cụ thể. 

Liên quan đến chiều kích tâm linh, Vị Sáng lập đã tin chắc vào vai trò của thiên nhiên như là một công cụ cho việc phát triển tâm linh, do vậy một lần nữa thông qua Phương pháp Hướng đạo: “Chương trình khuyến khích và tiệm tiến về những hoạt động đa dạng dựa trên sự thích thú của người tham gia, bao gồm những trò chơi, kỹ năng hữu ích, và phục vụ cộng đồng, diễn ra chủ yếu ngoài trời tiếp xúc với thiên nhiên”, Phong trào Hướng đạo có thể góp phần phát triển tâm linh cho giới trẻ. 

Giới trẻ cần đạt được những kỹ năng về chiều kích tâm linh, cũng giống như họ cần phát triển cảm xúc, trí tuệ, thể chất và những kỹ năng xã hội. Họ cần có vốn từ vựng và ngữ pháp với điều mà họ có thể thực hiện ý thức về nghệ thuật phê bình và hòa nhập những kinh nghiệm của họ về tâm linh. Họ cần có năng lực “khám phá những gì không nhìn thấy”. Những đường lối chỉ dẫn này nhằm chỉ cách làm thế nào áp dụng Phương pháp Hướng đạo, tạo cơ hội giúp cho giới trẻ phát triển những kỹ năng này. 

PHẦN A: NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG 

CHƯƠNG I: HIỂU BIẾT VỀ NiỀM TIN, TÂM LINH VÀ TÍN NGƯỠNG.( TÔN GIÁO) 

Định nghĩa: niềm tin ( đức tin), tâm linh và tín ngưỡng 

“Niềm tin”, “tâm linh” và “tín ngưỡng”, mỗi từ được nói bằng nhiều cách. Trong một số trường hợp chúng được sử dụng với nghĩa tương tự nhau, một số trương hợp khác chúng lại được dùng với cách trái ngược. Chương này nhằm mô tả những cách chính mà chúng được dùng, để có những bước cụ thể có thể được chú tâm đến trong Chương trình thanh niên. 

“Hướng đạo và Phát triển tín ngưỡng tâm linh” (2001) đã nghiên cứu một số từ điển để định nghĩa cho cả hai từ “tâm linh” và “tín ngưỡng”. Diễn đàn ĐIỀU KỲ DIỆU báo cáo vê Tâm linh (2001) và một số báo cáo khác đưa ra nhiều sự hiểu biết khác nhau về “tín ngưỡng” và “tâm linh”. 

NIỀM TIN 


Niềm tin có thể được mô tả như một niềm tin vào thần thánh bao gồm tiến trình gắn bó và tận tụy của cá nhân với một hệ thống giá trị, tín điều và sự thực hành có tính chất đề nghị của tổ chức tôn giáo. Niềm tin thường được dùng đồng nghĩa như tín ngưỡng. 

TÂM LINH 


Chúng ta có thể nhận biết một số cách cơ bản để hiểu biết tính chất tâm linh trong Phong trào Hướng đạo và rộng hơn ra ngoài cộng đồng. 

a) Tín ngưỡng như có tính tâm linh 
b) Tâm linh như là sự phát triển của cá nhân trong phạm vi tín ngưỡng. 
c) Tâm linh như là phát triển sự tồn tại. 
d) Tâm linh như là việc tìm kiếm ý nghĩa của sự vật và những trải nghiệm với chính bản thân. 
---000---

a) Tín ngưỡng như có tính tâm linh: Tâm linh đồng nghĩa như tín ngưỡng. 

Với cách này, tâm linh là những gi thuộc về tín ngưỡng: nó dựa vào sự trừu tượng và tương phản với vật chất, trần tục. Nó thừa nhận sự tồn tại của sự thần bí, một điều gì đó vượt ngoài chúng ta và đòi hỏi sự đáp lại của một nền tảng tín ngưỡng. Đôi khi nó thường được nhấn mạnh rằng tín ngưỡng không đơn giản là khô khan và trang trọng. 

b) Tâm linh là sự phát triển của cá nhân trong phạm vi tín ngưỡng. 

Ở đây tâm linh được coi trọng vì nó liên quan đến giá trị cốt lõi của một con người và không chỉ là sự cung kính bên ngoài của họ. Nó phản ánh bản chất tâm linh như điều gì đó sâu thẳm riêng tư. Nếu tín ngưỡng là biểu hiện ra bên ngoài thì tâm linh là nội tâm, tự bên trong. Nó nói đến phẩm chất về sự cam kết của chúng ta với sự tôn trọng triệt để các nguyên tắc đạo đức và phạm vi chính chúng ta thực hiện. (Chúng trở nên có liên quan đến sự tồn tại một cách có ý nghĩa đối với chúng ta) 

c) Tâm linh như sự phát triển tính tồn tại. “tinh thần của con người” 

Tâm linh cũng được xem như tinh thần con người, làm rõ nét lên chính con người thật. Nó có thể được biểu hiện trong các tôn giáo, thuyết bất khả tri và các hình thức vô thần. 

d) Tâm linh cũng là tìm kiếm ý nghĩa của sự vật và những trải nghiệm của chính bản thân, tha nhân và trong các sự kiện. Về việc kiếm tìm ý nghĩa và định hướng này, Huân tước Baden Powell chỉ rõ: “Tâm linh có nghĩa là hướng dẫn con thuyền của chính chúng ta băng qua dòng nước lũ của những biến cố và trải nghiệm lịch sử của chính mình và của nhân loại.” 

Trong tất cả điều này, tâm linh dường như giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề cơ bản như: 


• Ý nghĩa và mục đích đời sống của chúng ta là gì? 
• Ta là ai? Tại sao ta lại ở đây? 
• Tương lai của ta là gì? 
• Định nghĩa sự khác nhau giữa đúng và sai là gì? 
• Tại sao ta nên hành động đúng đắn? Tại sao có quá nhiều sai lầm trên thế giới. 

TÍN NGƯỠNG 

Tín ngưỡng là gì? 


Thuật ngữ tín ngưỡng tất nhiên được dùng theo nhiều cách. Có một con số rất lớn các tôn giáo và mỗi tôn giáo mang một tính chất riêng. Để tìm một định nghĩa thích hợp và đầy đủ là thực sự khá tinh tế, và không có hệ thống hợp pháp nào rõ nét để cung cấp một định nghĩa như thế, ngay cả mặc dù có nhiều cách sử dụng thuật ngữ. 

Một số phương pháp thử đưa ra một định nghĩa độc lập, gắn với những tính chất thiết yếu. Nó không rõ ràng tuy nhiên có phần nào liên kết các tín ngưỡng với nhau. Có thể ví dụ các tín ngưỡng cùng chia sẻ những đặc điểm với nhau nhưng đặc điểm riêng lẽ không được chia sẻ bởi tất cả. (Ví dụ tin vào thần thánh). Nhưng có những từ khác đúng là khó, như là “game”. (Hãy thử xem!) Đôi lúc những lời cầu xin được thực hiện với quan niệm như có tính thần thánh hoặc siêu nhiên, nhưng những điều này không dễ dàng định nghĩa. 

Một số phương pháp sử dụng từ nguyên học (từ Latin – religio (nối kết), legere (tụ hợp lại), hoặc relegere (tập trung). Những người khác lại sử dụng phương pháp xã hội học, nhân loại học và hiện tượng học. Trong khi những điều này có thể có ích cho các nhà sử học và các khoa học gia, và họ thường hay bỏ qua một điều gì đó mà những người mộ đạo đánh giá là cần thiết cho tôn giáo của mình. 

Bởi vậy, Phong trào Hướng đạo hoan nghênh những người có đức tin tôn giáo khác nhau và có trách nhiệm trợ giúp họ trong việc phát triển điều ràng buộc của họ đối với đức tin của mình. Chương trình thanh niên nên: 

• Giúp giới trẻ trong việc tìm kiếm ý nghĩa và định hướng cuộc sống. 

• Tạo cho giới trẻ, những người có đức tin khác nhau, có cơ hội gặp gỡ những người khác để tìm được một cơ sở chung cho việc giao tiếp và hợp tác về các vấn đề liên quan đến đạo đức và tâm linh của họ, và sẽ nhận ra có những lĩnh vực bất đồng và khác biệt. 

TÍN NGƯỠNG VÀ CHIỀU KÍCH VỀ TÂM LINH 


Từ những thảo luận ở trên ta thấy rõ tín ngưỡng mà không có một hình thức nào đó về chiều kích tâm linh thì giống như chủ nghĩa hình thức trống rỗng. Tuy nhiên, ta không đơn giản cho rằng chiều kích tâm linh là nền tảng cho tín ngưỡng, vì chiều kích tín ngưỡng cũng có thể là căn nguyên thành quả cho tâm linh. Thực vậy, với một số lĩnh vực chính trong đó tâm linh được khám phá và phát triển. 

Các Hội hướng đạo có chung một niềm tin 


PTHĐ luôn công nhận rằng, mối quan hệ chặt chẽ giữa tín ngưỡng và tâm linh là một trong những lý do rõ ràng nhất để có những Hội hướng đạo có chung một niềm tin. Với những Hội như thế, trong những trường hợp được hình thành với những nhóm tôn giáo khác, thì nên thận trọng để đảm bảo rằng các Hướng đạo sinh có truyền thống tôn giáo khác, có thể duy trì và thực hành đức tin của riêng họ. Các Hội hướng đạo dựa trên một đức tin cũng nên tìm kiếm hợp tác với những Hội khác như để biểu hiện tình huynh đệ của Phong trào Hướng đạo và xây dựng nên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. 

Các Hội hướng đạo mở rộng 


Các Hội hướng đạo này được thành lập từ những năm đầu tiên của Phong trào hướng đạo và qua nhiều năm đã tìm nhiều cách ứng xử với sự đa dạng của đức tin tôn giáo và sự thực hành giữa những thành viên của họ. 

Thường điều này được thực hiện với sự hợp tác của nhiều nhóm tôn giáo, và quan trọng nhất là với chính gia đình các Hướng đạo sinh. Phong trào hướng đạo đã xem mình có vai trò đảm bảo sự phát triển tâm linh cho các Hướng đạo sinh, theo chính truyền thống của họ, và tìm cách tạo cơ hội thực hiện điều này, đề ra sự giúp đỡ các nhóm chính thức ngoài Phong trào khi được yêu cầu. 

Năng lực đặc trưng của Phong trào Hướng đạo về mặt phát triển tâm linh là tạo cơ hội cho giới trẻ khám phá niềm tin của chính họ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các Trưởng hướng đạo không thể chia sẻ chính niềm tin tôn giáo của họ với giới trẻ. Sau tất cả những ý nghĩa và mục đích đúng đắn mà Trưởng đã đem lại cho đoàn sinh, thì thật là khó hiểu "kỳ lạ" nếu như đề nghị đưa vấn đề quan trọng này ra khỏi mối quan hệ đã được thiết lập giữa Hướng đạo sinh và Trưởng của chúng. Tuy nhiên, Trưởng nên tôn trọng con đường riêng của giới trẻ và sự mong mỏi của gia đình chúng. Việc chia sẻ niềm tin của Trưởng không giống như cách làm của bậc cha mẹ, mà là theo tính cách của người anh, người chị và như người bạn đồng hành. 

Phát triển tín ngưỡng và tâm linh trong Phong trào Hướng đạo 


Phát triển tâm linh được gắn liền với những nổ lực của giới trẻ để hiểu được ý nghĩa và nguyên do của những trải nghiệm sống; bởi vậy không phải xa rời cuộc sống hằng ngày mà chính là một phần của nó. Phát triển tâm linh có được thông qua sự phản ánh về: 

• Về những giá trị phát sinh từ các hoạt động và trải nghiệm. 
• Bản năng của con người về tính cách và sự tồn tại. 
• Về các biểu tượng và thực tiễn đặc trưng của tôn giáo. 
• Trừu tượng và siêu hình. 

Tất cả những cơ hội này đều hiện diện trong Phong trào Hướng đạo do đó Chương trình thanh niên nên tạo điều kiện không gian và thời gian để bày tỏ và phản ánh cá nhân cũng như giúp giới trẻ nhận biết và bày tỏ nhiều sự chia sẻ giá trị từ những kinh nghiệm đã được chia sẻ của chúng. 

Đó không phải là bằng cách thêm vào việc thực hành tín ngưỡng cho các hoạt động Hướng đạo mà chúng ta có thể thực sự giúp đỡ giới trẻ phát triển chiều kích tâm linh của chúng bằng cuộc sống sinh hoạt và sự phản ánh về những trải nghiệm mang một ý nghĩa tâm linh, phát triển trong mỗi bản năng cá nhân và năng lực để tìm kiếm tính chất tâm linh hòa hợp với chính văn hóa của họ, khuyến khích con người sống trọn vẹn với tín ngưỡng mình đã chọn. 

Các Trưởng Hướng đạo nên được giúp phát triển những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ phát triển tâm linh của giới trẻ trong Phong trào Hướng đạo và họ cũng nên là những tấm gương về việc phát triển tín ngưỡng và tâm linh của chính họ. 

Về việc phát triển tín ngưỡng, mặc dù thực chất vai trò của Trưởng Hướng đạo không phải là hướng dẫn tín ngưỡng, có thể là một trưởng có khả năng hướng dẫn, như trong một số trường hợp cụ thể khác như môn leo núi đá hay âm nhạc, và đôi khi thực hiện như thành viên của một cộng đồng tôn giáo có kỹ năng đặc biệt trong việc giáo dục giới trẻ. 

Với những thảo luận rõ ràng này, chúng ta có thể khẳng định lại sự hiểu biết về Bổn phận đối với Thượng đế hàm chứa trong RAP (Renewed Approach to Programme – Phương pháp đổi mới Chương trình) như: 

“ĐẠT ĐƯỢC KIẾN THỨC VÀ SỰ HIỂU BIẾT SÂU SẮC VỀ DI SẢN TÂM LINH CỦA CHÍNH CỘNG ĐỒNG MÌNH, KHÁM PHÁ THỰC TẠI TÂM LINH CHO TA Ý NGHĨA VỀ CUỘC SỐNG VÀ RÚT RA KẾT LUẬN CHO ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY, TRONG KHI TÔN TRỌNG SỰ CHỌN LỰA TÂM LINH CỦA NGƯỜI KHÁC” 

¬¬ Thuật ngữ “Những người thăm dò (khám phá) về điều không nhìn thấy (vô hình) ” có thể cho ta một phép ẩn dụ phong phú để hiểu biết công việc phát triển tâm linh. 

Trong phần kế tiếp chúng ta sẽ thấy phép ẩn dụ này giải quyết những đề mục tìm hiểu cụ thể và sự áp dụng Phương pháp Hướng đạo như thế nào. 

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÂM LINH VÀ NỀN TẢNG CỦA PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO. 

Phong trào Hướng đạo và giáo dục 


Phong trào Hướng đạo được xem như là một phong trào giáo dục và còn có nhiều cách trong đó có thể phát triển và đạt được mục tiêu giáo dục. Khi xem xét Phong trào Hướng đạo và bàn thảo về chính phong trào, và mục đích của phong trào, chúng ta có thể thấy trong đó có nhiều phương pháp hiện diện. Phương pháp nào cho là quan trọng sẽ biến đổi từ nơi này đến nơi khác 

Đây là một số ví dụ về cách giáo dục có thể được hình thành bởi các nhóm khác nhau: 


• Đưa vào một văn hóa riêng biệt 
• Trang bị hành trang cuộc sống cho giới trẻ , bao gồm công việc và tư cách công dân. 
• Thu nhận được văn hóa cao dẫn đến con người thành công. 
• Quan tâm chủ yếu đến sự phát triển và hoàn thiện cá nhân 
• Khác với tính xã hội, đào tạo nghề và tâm lý liệu pháp 
• Phát triển năng lực lý trí để có thể tự quyết định 
• Phê bình hiện trạng và khuyến khích thay đổi xã hội 

Một số đặc điểm phổ biến của Phong trào Hướng đạo với vai trò là một phong trào giáo dục: 


• Không chính quy như nhà trường 
• Ưu tiên cho giới trẻ 
• Quan tâm đến sự phát triển toàn diện con người 
• Mục đích nhằm tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn 

Tính riêng biệt của Phong trào Hướng đạo với vai trò là một phong trào giáo dục nằm ở Phương pháp Hướng đạo, có thể đáp ứng theo những nhu cầu từng lúc từng nơi và trước hết là cho giới trẻ, người mà Phong trào Hướng đạo hướng đến. 

Phương pháp Hướng đạo 


Phương pháp Hướng đạo là khung cấu trúc được đề ra để hướng dẫn và khuyến khích các Hướng đạo sinh theo con đường phát triển cá nhân. Nó là một nhóm các yếu tố tương thuộc lẫn nhau tạo nên một tổng thể hài hòa và thống nhất. 

Phương pháp Hướng đạo dùng để: 


• Giúp mỗi cá nhân trẻ sử dụng và phát triển năng lực, lợi ích và kinh nghiệm sống của chính mình. 
• Kích thích khám phá và phát triển những mối quan tâm và năng lực mới 
• Giúp tìm cách xây dựng việc đáp ứng nhu cầu ở những giai đoạn khác nhau của sự phát triển. 
• Mở ra cánh cửa đến những chặng đường xa hơn với chính bước đi của cá nhân trẻ. 

Những yếu tố của Phương pháp Hướng đạo có thể được định rõ như sau: 


• Lời hứa và Luật 
• Học bằng cách làm 
• Khung biểu tượng 
• Hệ thống hàng đội 
• Sự thăng tiến cá nhân 
• Thiên nhiên 
• Sự hỗ trợ của người lớn 

Sự tương thuộc của các yếu tố được trình bày với sơ đồ sau: 



Các đoạn văn sau được phỏng theo và trích từ ‘The Essential Characteristics of Scouting’ – World Scout Bureau , 1998 


Lời hứa và Luật đòi hỏi một Hướng đạo sinh chịu trách nhiệm cá nhân. Luật nói lên nhiều giá trị tiêu biểu trong Phong trào Hướng đạo. Giá trị của việc đáng tin cậy, trung thành, giúp ích tha nhân, thân hữu và là anh chị em, lễ độ, là bạn của các sinh vật, vâng lời, tươi cười, tiết kiệm và trong sạch. Nó luôn nhắc nhở trẻ cố gắng trở thành một Hướng đạo sinh chân chính. 

Học bằng cách làm thừa nhận rằng phát triển tâm linh chỉ có thể được thực hiện ở ngôi thứ nhất và đảm bảo rằng cá nhân được tham gia vào tiến trình. Học bằng cách làm bao gồm công việc một Hướng đạo sinh thực hiện hướng đến việc tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. 

Khung biểu tượng được sử dụng phải đảm bảo rằng phát triển tâm linh được hòa nhập vào tổng thể con người. Trong Phong trào Hướng đạo, khung biểu tượng là một tập hợp biểu tượng biểu trưng các giải pháp giáo dục của Phong trào Hướng đạo cho riêng từng lứa tuổi. Mục đích của khung biểu tượng được xây dựng dựa trên năng lực của giới trẻ về trí tưởng tượng, phiêu lưu, óc sáng tạo, phát minh bằng cách kích thích sự phát triển của chúng và sự gắn kết trong nhóm. 

Hệ thống hàng đội tạo cho các Hướng đạo sinh môi trường bên ngoài gia đình mình, ở đó chúng học để biết cách lắng nghe và tôn trọng người khác. Cho giới trẻ cơ hội trải nghiệm tình thân thuộc, sống cùng nhau, xác thực, tương thuộc nhau, đồng cảm, khoan dung, có ý thức về mục đích và tầm nhìn chung, tìm hiểu về thực tại tâm linh/vô hình. Nhóm cùng trang lứa cũng tạo cơ hội cho các Hướng đạo sinh thực hiện ý thức về những trải nghiệm và bày tỏ đức tin theo những cách có liên quan đến chúng. Chúng ta cần một nhóm nhỏ bạn hữu để có niềm tin vào những gì không trông thấy và giúp chúng ta vượt qua khó khăn. 

Sự mở rộng Hệ thống hàng đội đòi hỏi một Hướng đạo sinh vượt ra ngoài mọi chủng tộc, dân tộc ít người, tôn giáo và quốc gia khác nhau để đến gần người khác trong tinh thần huynh đệ thực sự. Hơn nữa, chúng ta học cách sống cùng nhau qua những cuộc gặp gỡ (cắm trại, họp bạn và các sự kiện, hoạt động Hướng đạo khác), đúng đắn và hiệu quả hơn giá trị của sự cởi mở, hoan nghênh, chăm lo và tôn trọng lẫn nhau, khoan dung và đoàn kết, tạo nên tính cách chúng ta. Sự phát triển về tâm linh cũng là một trải nghiệm của con người, luôn vươn tay hướng đến tha nhân, cuộc sống thực tế không bị gò bó, kết thúc sự ràng buộc của cộng đồng và gia đình. Tấm lòng của gia đình Hướng đạo sinh là cần thiết và đậm đà hơn. Những cuộc gặp gỡ này với người khác luôn là một thử thách cho tâm trí chúng ta, và có những cuộc gặp gỡ lại ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta sau này. 

Sự thăng tiến cá nhân là yếu tố đề cập đến việc giúp đỡ mỗi cá nhân trẻ phát triển sự thúc đẩy từ bên trong trở nên có ý thức và tích cực tham gia trong chính sự phát triển của chúng. Nó làm cho giới trẻ tiến bộ theo cách riêng của mình, với nhịp độ tiến triển riêng theo định hướng chung của các mục tiêu giáo dục mà trong đó phát triển tâm linh là phần không thể thiếu. 

Cuộc sống trong thiên nhiên ban tặng cho Hướng đạo sinh cơ hội trải nghiệm sự đẹp đẽ và kỳ thú của tự nhiên và nhận ra rằng có những điều vượt ra ngoài sự kiểm soát và hiểu biết của họ. Nó cũng khuyến khích các Hướng đạo sinh suy nghĩ được bản chất về sự nguy hại và những tác động lợi ích của việc tương tác giữa con người với tự nhiên và trách nhiệm của chúng ta để giữ gìn thế giới tự nhiên. 

Người lớn hỗ trợ giới trẻ trong việc phát triển tâm linh bằng cách chia sẻ với chúng những vấn đề thông thường. Chúng có thể chia sẻ những trải nghiệm riêng của chúng về “Người khám phá những điều không nhìn thấy” và những điều đã giúp chúng ý thức cuộc sống của chính mình. Người lớn cũng có thể có vai trò quan trọng trong việc chỉ dẫn những con đường khám phá hợp lý cho giới trẻ trong sự ràng buộc của chúng với di sản tinh thần của cộng đồng. 

Sự tương thuộc lẫn nhau giữa tất cả các yếu tố của Phương pháp Hướng đạo chứng tỏ cách mà phát triển tâm linh được nối kết với sự nhận biết và chia sẻ những giá trị chung của các Hướng đạo sinh và cố gắng cùng nhau cải thiện “cuộc sống cộng đồng”. 

Mục tiêu học tập 


Một số mục tiêu học tập về phát triển tâm linh trong Phong trào Hướng đạo có thể giúp làm sáng tỏ những gì nó có thể trông thấy trong ngữ cảnh của Chương trình Thanh niên. Có thể được nói rõ như sau: 

Hướng đạo sinh có thể sống và HOAN NGHÊNH với những người khác 


• Hướng đạo sinh có thể hoan nghênh và tôn trọng những người khác như anh chị em, thừa nhận sự khác biệt tôn giáo, văn hóa và dân tộc ít người. 
• Hướng đạo sinh có thể lắng nghe người khác và những trải nghiệm của họ trước khi đánh giá về họ. 
• Hướng đạo sinh có thể thông cảm cho những nhu cầu và lòng nhân đạo của người khác. 

Hướng đạo sinh hiểu và có thể KINH NGẠC với thế giới tự nhiên 


• Hướng đạo sinh nhạy cảm với sự kỳ diệu của tự nhiên và cuộc sống. 
• Hướng đạo sinh nhận thức được các mối đe dọa đối với môi trường thiên nhiên và tác động của họ vào thế giới chung quanh. 
• Hướng đạo sinh có thể hành động có trách nhiệm đối với thế giới chung quanh họ. 
• Hướng đạo sinh có thể thừa nhận rằng thế giới tự nhiên cho họ thấy những điều vượt ra ngoài chính bản thân họ (thực tại tâm linh). 

Hướng đạo sinh HÀNH ĐỘNG để tạo nên một xã hội chu đáo và khoan dung hơn 


• Hướng đạo sinh đóng vai trò tích cực trong cộng đồng. 
• Hướng đạo sinh có thể sẻ chia trách nhiệm 
• Hướng đạo sinh có thể hợp tác với người khác đề mang lại sự tiến bộ cho xã hội 
• Hướng đạo sinh có thể nhận thức và phát triển tài năng, đạt và cải thiện các kỹ năng để có thể sống và phục vụ tốt hơn. 

Hướng đạo sinh có sự KHÔN NGOAN:Tự tin và kỷ luật tự giác 


• Hướng đạo sinh có thể chịu trách nhiệm cho chính mình và cho người khác. 
• Hướng đạo sinh có thể hành sử kỷ luật tự giác. 
• Hướng đạo sinh có thể rút ra kết luận về cuộc sống chính bản thân họ và hành động theo những đúc kết đó. 


Hướng đạo sinh thừa nhận sự cần thiết cho cầu nguyện và TÔN KÍNH về sự đáp ứng tâm linh 


• Hướng đạo sinh có thể khảo sát tỉ mỉ di sản tâm linh của chính cộng đồng họ để dùng điều đó trong việc thực hiện ý thức về những trải nghiệm hiện tại và đã qua của họ. 
• Hướng đạo sinh có thể nhờ đến di sản tâm linh của cộng đồng để bày tỏ lòng biết ơn, nỗi khó khăn và bất hạnh. 

Những điều này cần cụ thể hơn nữa cho các lứa tuổi khác nhau, nhưng trong hành vi có thể áp dụng nguyên tắc chung về sự tăng dần trách nhiệm và cam kết sâu sắc hơn. 

Thúc đẩy phát triển tâm linh 


Vai trò của Trưởng liên quan đến tinh thần, chủ yếu không phải về việc hướng dẫn các buổi lễ về tôn giáo, mà là giúp giới trẻ trưởng thành trong việc phát triển tâm linh bằng cách suy ngẫm về những trải nghiệm và sống dựa trên những đúc kết những trải nghiệm đó của chúng. Trong viễn cảnh đó: 

• Chương trình Thanh niên nên tạo cho giới trẻ một loại hoạt động và khuyến khích chúng tìm kiếm ý nghĩa của sự việc và của sự trải nghiệm, những chuyện xảy ra và các sự kiện. 

• Các hoạt động nên vui tươi và hấp dẫn. KÍCH THÍCH, THỬ THÁCH VÀ ĐỘNG VIÊN 

• Giới trẻ sẽ nhìn Trưởng như một người bạn trong việc tìm kiếm ý nghĩa hơn là như một người có quyền lực. 

• Các Trưởng Hướng đạo nên khuyến khích giới trẻ kể hoặc tìm thấy một mối liên kết giữa những điều chúng thực hiện được qua sinh hoạt Hướng đạo và những giá trị được nhận lấy từ chính “di sản tâm linh” của chúng. 



Chu trình học tập và Phát triển tâm linh 


Hướng đạo sinh “học bằng cách làm”, vì vậy điểu quan trọng để phát triển tâm linh là được kết hợp chặt chẽ trong một chu trình học tập. Theo bốn bước của biểu đồ dưới đây: 



• Thăm dò (khám phá) 
• Phản ánh 
• Nối kết 
• Quyết định 



GIAI ĐOẠN 1 


Thăm dò những hoạt động có các mục tiêu học tập, mục đích đã dự định, hoặc những giá trị tâm linh. Trưởng Hướng đạo cần thực hiện một sự phản ánh trước về các hoạt động khi thiết kế sinh hoạt trong Chương trình Thanh niên, “Chúng ta muốn giới trẻ trải nghiệm gì?” “Những giá trị gì chúng có thể trải nghiệm và hình thành nên tính cách và cuộc sống của chúng?” 


GIAI ĐOẠN 2 


Phản ánh về sự trải nghiệm được cung cấp bởi những hoạt động này và trở thành người quan sát của chính suy nghĩ và hành động của chúng ta để rồi lại học hỏi từ chính những hoạt động đó. Khi điều này được thực hiện trong sự sáng tỏ của Luật Hướng đạo và những giá trị, nó sẽ dẫn dắt chúng ta nhận ra và chia sẻ một ý nghĩa tâm linh. 

GIAI ĐOẠN 3 


Kết nối – Tạo ra ý tưởng và khả năng có thể thực hiện cho hành động, sắp xếp chúng lại thành những hình thái mới trong sự sáng rõ về những phản ánh và hiểu biết mới của chúng ta. 

GIAI ĐOẠN 4 


Quyết định – lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp cho hành động “đây là những khả năng mà chúng ta chọn lựa để nắm lấy và lý do tại sao”. 

Một Chương trình Thanh niên nên bố trí sắp xếp hợp lý không gian và thời gian cho sự phản ánh về tâm linh vào cuối những hoạt động của Hướng đạo sinh để suy ngẫm và chia sẻ chiều kích tâm linh qua những gì chúng trải nghiệm trong ngày. 


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG ĐẠO VÀ CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ PHÁT TRIỂN TÂM LINH, “THĂM DÒ NHỮNG GÌ KHÔNG NHÌN THẤY” 


“TỔNG THỂ CÁCH TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO CỐT Ở CHỖ GIÚP GIỚI TRẺ VƯỢT QUA KHỎI THẾ GIỚI VẬT CHẤT VÀ TÌM ĐẾN NHỮNG GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA ĐỜI SỐNG” 

Thăm dò ( khám phá) những điều không nhìn thấy 


“Một người trinh sát (Scout - Hướng đạo sinh), như đã biết, thông thường là một người lính thông minh lanh lợi và gan dạ được lựa chọn ra đầu chiến tuyến để tìm ra nơi trú của đối phương và báo cáo tất cả cho chỉ huy.” 

“Nhưng bên cạnh đó có những trinh sát viên thời bình. Họ hiểu biết đời sống trong rừng, và có thể tìm ra đường đi của họ cho bất cứ nơi đâu, đọc được ý nghĩa những dấu hiệu và vết chân nhỏ nhất, họ biết cách chăm sóc sức khỏe ở nơi không có bác sĩ, họ mạnh mẽ và gan dạ sẵn sàng đối mặt với mọi nguy hiểm và hăng hái giúp đỡ lẫn nhau.” 

Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát dù những ẩn ý của chủ đề là “Thăm dò những gì không nhìn thấy” về việc phát triển tâm linh trong Chương trình thanh thiếu niên của Phong trào Hướng đạo. Đây là một vài khía cạnh khảo sát để hiểu biết hơn về đề tài này. 

Sự thăm dò cần phải đi đến một nơi mới nào đó 


Nếu như Baden Powell viết điều này, ông có thể ở thời điểm này cùng một câu chuyện, có thể là câu chuyện về Abraham hay là Đức Phật, người đã rời bỏ xứ sở của mình để đến nơi xa xăm. Đặc tính chủ yếu của việc thăm dò là sự mới mẻ của nơi này và khan hiếm thông tin. Nhưng lưu ý rằng, thường sự mới mẻ của nơi đó dành cho chính những người khám phá, chứ không phải là lãnh thổ, nơi đó hoàn toàn chưa được biết. Trong việc thăm dò, giới trẻ trải nghiệm điều gì đó mới mẻ và khác biệt mà có thể mang chúng đến “vùng đất mới nào đó” và thử thách cuộc sống của chúng. 

Sự thăm dò đòi hỏi sự cam kết cá nhân 


Sự thăm dò đòi hỏi lời cam kết quan trọng đối với đề án. Không ai có thể thăm dò cho tôi: Người thăm dò chỉ có một và là người đảm trách cuộc hành trình. Đây có thể là cách phân biệt phát triển tâm linh trong Phong trào Hướng đạo khác với truyền bá tôn giáo. Nó đòi hỏi tự bản thân Hướng đạo sinh thấy phù hợp với điều được đưa ra, với những trải nghiệm của chúng và với đức tin của những người khác. Để nói rằng chúng ta phải tự thăm dò thì không, như chúng ta đã thấy, đi một mình nhưng đảm bảo rằng chúng ta hoàn toàn hiện diện trong cả tiến trình. 

Sự thăm dò cần gắn kết với những sự khám phá và trải nghiệm 


Về một khám phá đã đưa ra hay trải nghiệm đã được suy ngẫm dẫn đến sự hiểu biết và trưởng thành, điều cần thiết là không được kéo dài một cách thụ động mà hãy sống một cách cụ thể, tích cực và tự nguyện. Điều đó bao hàm trí tuệ cũng như chính tự bên trong. Đó phải là một cơ hội để suy ngẫm và đổi mới bản thân. 

Sự thăm dò có tác động đến người thực hiện 


Người thực hiện thăm dò thường bi thay đổi bởi hành trình: Đôi khi họ gặt hái được một sự hiểu biết mới của chính bản thân; có khi họ cam kết che chở và bảo vệ những vật chung quanh họ đã tìm thấy và người họ đã gặp. Việc thăm dò những điều không nhìn thấy cũng sẽ làm chúng ta thay đổi. 

Có người mô tả đi hành hương như một loại bungee-jumping tâm linh. Trải nghiệm cùa nhiều người khác cùng với cuộc hành trình tâm linh làm bằng chứng cho năng lực của nó để thay đổi chúng ta kể cả tính cách. Một sự đòi hỏi thiết yếu cho hành trình tâm linh là chúng ta sẵn sàng cho phép chính chúng ta bị thay đổi. 

Sự thăm dò đòi hỏi việc huấn luyện thích hợp 


Trong khi sự thật là một đứa bé thăm dò thế giới và bước đi thật chậm để hiểu biết điều đó mà không có sự huấn luyện đặc biệt nào, đây không phải là cách mà chúng ra đưa ra để thăm dò vật chất chung quanh. Chúng ta không thể đi biển cho đến khi chúng ta có thể đi thuyền. Chúng ta không thể leo núi cho đến khi chúng ta học được những kỹ năng cơ bản về leo núi. Không nên ngạc nhiên khi thấy rằng có thêm vài kỹ năng có thể giúp ta trong việc thăm dò những điều không nhìn thấy. 

Chúng ta có thể nghĩ đến một số kỹ năng quan trọng nhất bằng năng lực đối diện. Hoặc là đối diện chính chúng ta, với người khác, với thế giới tự nhiên hoặc thực sự với Thượng đế hay với một thực tại tâm linh hơn là những điều này. Đối diện là cho chính chúng ta được giải quyết bởi những gì trước mắt chúng ta. Như Kim, tấm gương của Hướng đạo sinh, biết được cách “Chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt và ghi nhớ chúng” (Hướng đạo cho trẻ em) cho nên người thăm dò về những điều không nhìn thấy có thể mở to mắt nhìn cẩn thận và chăm chú lắng nghe để không bỏ lỡ qua thứ gì. Khái niệm vể tình bạn có thể hữu dụng ở đây. Chỉ có những người bạn mới chú ý những việc của nhau và có thể lắng nghe những gì người khác thực sự nói ra, do vậy những người thăm dò về những gì không nhìn thấy có thể hình thành tình bằng hữu với chính họ, với người khác, với thế giới tự nhiên và với Thượng đế hoặc với một thực tại tâm linh. 

Những người thăm dò đưa ra cách sử dụng bản đồ và hướng dẫn 


Trước khi đưa ra, những người thăm dò thận trọng nghiên cứu lĩnh vực của họ. Họ cố tìm ra những kinh nghiệm và kiến thức của người đi trước. Những điều này có thể được ghi nhận như những tấm bản đồ hoặc là sách hướng dẫn. Chi tiết như thế nào thì không có vấn đề, chúng không bao giờ đầy đủ. Luôn có một số vấn đề không thể tìm thấy câu trả lời trong sách hướng dẫn, nhưng nó dùng để tư vấn tìm những phương cách có chung quanh chúng ta và để ý đến những điều đặc biệt quan tâm. Tôn giáo có thể được xem như là tiêu biểu cho sự uyên thâm được tích lũy của “những người thăm dò những gì không nhìn thấy” trước đó. Họ đưa ra một số bản đồ và hướng dẫn như các bản văn mang tính tâm linh và thần thánh, những bản miêu tả về đời sống và trải nghiệm về những người đã thăm dò đầy ý nghĩa những điều không nhìn thấy. Với lý do này, tín ngưỡng làm cho Hướng đạo sinh cảm thông với “văn hóa” truyền thống tín ngưỡng của họ, giúp họ nâng cao tốt hơn kinh nghiệm thăm dò. 

Một số truyền thống tôn giáo cũng nói về việc hiến tặng “food for the journey” (lương thực cho cuộc hành trình), và có thể giúp nhận ra một số thực hành tín ngưỡng (như cầu kinh và thiền định), nghi thức và biểu tượng, ngôn ngữ cử chỉ, như là phần trang bị và thực phẩm dự trữ mà chúng ta cùng mang theo để thăm dò những điều không nhìn thấy. 

Sự thăm dò đòi hỏi có sự chuẩn bị và kế hoạch 


Cuối cùng, sự thăm dò không phải là việc xảy đến do tình cờ. Sự thăm dò là một việc làm thận trọng, có kế hoạch và chuẩn bị cẩn thận. Phát triển tâm linh trong Phong trào Hướng đạo là cả việc thăm dò và việc chuẩn bị cho sự thăm dò những điều không trông thấy, và điều đó sẽ tiếp tục đến suốt cuộc đời. Hướng đạo sinh sẽ được uốn nắn thông qua việc đối diện với những điều không nhìn thấy. Chúng ta hy vọng rằng những nam nữ thanh niên khi rời khỏi Phong trào sẽ tiếp tục trở thành những công dân tích cực. 

Sự thăm dò có thể là một công cuộc lâu dài 


Những nhà thăm dò nổi tiếng nhất có vẻ như là mê say sự thăm dò. Thăm dò là điều họ làm và tinh thần phiêu lưu là một phần quan trọng mà họ có. Ngay cả khi lớn tuổi họ vẫn còn hăng hái tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới. Có khi những cuộc phiêu lưu mới là mối quan hệ về hôn nhân và gia đình nhưng họ vẫn có tinh thần muốn biết và tìm hiểu những thử thách và trải nghiệm mới này. Nếu Phong trào Hướng đạo thành công, nó cũng phải để lại cho các thành viên với một tinh thần chịu đựng của sự phiêu lưu và sự ước muốn tích cực tìm ra những cơ hội mới cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân, bao gồm cả phát triển tín ngưỡng và tâm linh của họ. 

Thực vậy, người lớn khi không còn là những Thiếu sinh Hướng đạo sẽ tiếp tục lớn lên và thay đổi suốt cuộc đời còn lại và nhiều thử thách của cuộc sống sau đó sẽ có tính tâm linh nhiều hơn trong tích cách của họ. Một cách tiếp cận đúng đắn đến phát triển tín ngưỡng và tâm linh trong Phong trào Hướng đạo có thể nhờ đó các Thiếu sinh Hướng đạo sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống người lớn sau này. 

Vai trò và việc huấn luyện của Trưởng 


Chúng ta cũng có thể thực hiện một vài dẫn giải về vai trò của Trưởng Hướng đạo và cách huấn luyện như thế nào để có thể phù hợp với vai trò đó. Khi chuẩn bị việc thăm dò cho các Hướng đạo sinh của chúng ta, có một số kỹ năng chung mà ta có thể giúp cho chúng. Về những kỹ năng có tính chuyên môn hơn, chúng ta có thể mời người khác đến giúp. 

Các kỹ năng chuyên môn và kiến thức trong việc thăm dò những điều không nhìn thấy có thể bao gồm thực hành cầu kinh hoặc thiền định, hoặc những kiến thức có được nhờ mắt thấy tai nghe về niềm tin hay truyền thống. Một số Trưởng cũng có thế có kiến thức chuyên môn và sẽ có những lúc thích hợp cho họ sử dụng trong Phong trào. 

Những kỹ năng tổng quát về thăm dò những điều không nhìn thấy là tinh thần phiêu lưu, vài kỹ năng định hướng cơ bản, năng lực hỗ trợ vạch kế hoạch để tìm thêm nguồn lực và chỉ dẫn chuyên môn để có thể chỉ ra phạm vi lợi ích cho việc thăm dò. Tất cả những điều được chính chúng ta học hỏi một cách tốt nhất thành những người thăm dò những điều không nhìn thấy. Như với việc vạch kế hoạch một cuộc hành trình, Trưởng Hướng đạo không phải là người có quyền mà là một người bạn cùng thăm dò, sẽ là người đồng hành với các Hướng đạo sinh, đưa đến cho chúng nguồn động viên thích đáng, nhận biết được một số nguồn giúp đỡ và truyền đạt vài kỹ năng cơ bản. 

Với vai trò là nhà giáo dục, tất cả các Trưởng cũng nên có kiến thức cơ bản của những khuôn mẫu về sự hiểu biết phát triển tín ngưỡng tâm linh trong Phong trào Hướng đạo. 

Công cụ của Trưởng để thăm dò những điều không nhìn thấy. 


Với sự rõ ràng của khung biểu tượng về thăm dò những điều không nhìn thấy, chúng ta khuyến khích các Trưởng mang theo các công cụ sau đây trong tâm trí. 

Đây không phải riêng về việc phát triển tín ngưỡng và tâm linh mà có thể có ý nghĩa quan trọng riêng biệt về khía cạnh này của Chương trình 

Sử dụng những trải nghiệm chân thực 


“Học bằng cách làm” là một trong những yếu tố có giá trị của Phương pháp Hướng đạo. Sự thăm dò những điều không nhìn thấy sẽ hiệu quả nhất khi có liên quan đến những trải nghiệm và các mối quan tâm của giới trẻ trong liên đoàn. Đôi khi Trưởng cần đề nghị các hoạt động có thể đưa đến cho các Hướng đạo sinh của họ những trải nghiệm mới. Chú ý không nên cho rằng những trải nghiệm riêng biệt sẽ xảy đến với những hoạt động nào đó. 

Khuyến khích quan sát 


Đây là bản chất tích cực mà giới trẻ tò mò thực hiện. Đôi khi chúng cần học để thấy sự vật theo những cách mới. Cũng như việc định hướng có thể bị thay đổi do những yếu tố khác (hướng đi, khoảng cách, thời gian) và được phân bổ cho các thành viên khác trong liên đoàn, do vậy sự phân bổ những công việc quan sát cụ thể có thể giúp phát triển những cảm xúc mới. Ví dụ như suốt trong diễn biến của một trò chơi giữa các Sói con, một số Sói có thể chú ý nhiều hơn đến các mặt liên quan đến toàn đàn, một số thì chú ý đến một bạn riêng lẽ nào đó, số khác thì lưu ý đến phe đối thủ, số thì chú ý đến luật chơi và có lẽ số khác thì lại để ý đến đôi mắt chăm chú của Trưởng đang theo dõi cuộc chơi trong sân. Các Thiếu sinh nên được khuyến khích chú ý đến “điều bất ngờ” nhiều như những điều chúng mong thấy. 

Thực hiện quan sát trong sự yên lặng và tĩnh mịch là một kỹ năng riêng biệt thường kết hợp với việc thăm dò những điều không nhìn thấy. Trong đó những người tham gia thiền định có thể được yêu cầu chú ý đến các cảm xúc của cơ thể, trong tâm và hơi thở, trọng lượng, những suy nghĩ đến trong tâm trí họ..vv. 

Cảm xúc - ấn tượng giá trị đầu tiên 


Quan sát ấn tượng đầu tiên có thể là những điều có giá trị đặc biệt cho chúng ta biết được chính tính cách của mình. Một khi chúng ta nhận thức được, theo cách bình thường chúng ta sẽ phản ứng lại, chúng ta có thể tìm cách khẳng định hoặc thay đổi khía cạnh đó của chính mình. Phần này của chính chúng ta tự che dấu đôi khi khó để chia sẻ với người khác và Trưởng có thể giúp đỡ bằng cách xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong liên đoàn và tạo cơ hội để suy ngẫm về những ấn tượng đầu tiên. 

Thừa nhận cảm xúc và cảm giác 


Học để biết đối phó với cảm xúc và cảm giác là một phần quan trọng của sự phát triển ở tuổi trưởng thành. Bởi vì chúng có thể như có vẻ áp đảo và đe dọa, chúng thường bị kìm nén lúc đầu và chỉ sau đó mới bật ra một cách bất ngờ. Đôi khi có thể khó khăn khi tìm một ngôn ngữ để nói, nhưng các hoạt động sáng tạo thường có thể giúp giới trẻ tìm được cách thể hiện cảm xúc của chúng trong những cách có thể tin cậy. 

Khuyến khích đặt vấn đề 


Phát triển tín ngưỡng và tâm linh là một khía cạnh được đòi hỏi nhất của Chương trình Hướng đạo sinh. Tâm linh thường là phần quý báu nhất của chính chúng ta và không thể làm cho giới trẻ phát triển tín ngưỡng và tâm linh mà không đặt vấn đề gì với chính chúng ta. Vì lý do này nó có thể gây ra “bóp chết” việc đặt vấn đề, chuyển đến các vấn đề thực tế và có thể tin cậy hơn. Thời gian và dũng khí là cần thiết nếu chúng ta có thể cho giới trẻ đặt các vấn đề sâu sắc hơn như “Làm thế nào tôi có thể hiểu được điều này?”, “Tôi phải làm gì để đáp lại?”, “Tôi là loại người gì, và tôi nên trở thành người như thế nào?” 


Nai Thiện Chí

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét