Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Quy trình nào cho HĐVN hiện nay

Đọc bài phân tích của Luật sư Nguyễn Lệnh : 
QUY TRÌNH NẢO CHO HĐVN HIỆN NAY
Sóc Trầm Tỉnh

Tháng 2 năm 2011, Luật sư Nguyễn Lệnh, một Cựu HĐS, đã viết một bài phân tích rất tỉ mỉ, theo góc nhìn của một luật gia, về tính pháp lý, sự đúng đắn, và tính kế thừa của Qui trình (QT) HĐVN. Bài viết có tựa đề: “Qui trình nào cho HĐVN hiện nay?” dài 13 trang đánh máy cở A4.

Trong phần mở đầu, sau khi giới thiệu và định nghĩa về Qui trình Hướng Đạo, Ls Nguyễn Lệnh đã viết: “Từ khi thành lập Hội HĐVN với bản qui trình đầu tiên năm 1946, đã có tất cả 5 lần sửa đổi, bổ sung Quy trình này vào các năm 1952, 1959, 1962, 1965, và 1967. Nhìn chung, những lần sửa đổi, bổ sung quy trình của Hội đều đáp ứng với yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của hội theo tình hình thay đổi của đất nước và quốc tế. Mọi sửa đổi, bổ sung đó đều hướng đến mục đích làm cho ngày một hoàn chỉnh, hoàn thiện các hoạt động và tổ chức của Hội HĐVN. Tuy đã qua 5 lần sửa đổi nhưng chỉ có lần sửa đổi đầu tiên vào năm 1952 là quan trọng nhất, sửa đổi sâu rộng nhất và bổ sung nhiều nhất. ”

Từ đó Ls. Nguyễn Lệnh đã đưa ra những nhận xét về việc sửa đổi này:

- Thứ nhất là sự sửa đổi đã bổ sung những thiếu sót quan trọng như: bảng nội lệ chi tiết (QT 46 chưa kịp làm), Quyền sở hữu về danh xưng Hướng Đạo Việt Nam, Đồng phục...
- Thứ hai là sự sửa đổi đã cắt bỏ những gì bất hợp lý của Quy trình 1946.
- Thứ ba là Quy trình 1952 đã bố cục lại toàn bộ Quy trình 1946, thể hiện một cách tiến bộ vượt trội.

Tiếp đó, Ls Nguyễn Lệnh đưa ra một số so sánh rất chi tiết, cụ thể về sự sửa đổi này, trong đó có một điều quan trọng nhất, gây tranh cải hiện nay là việc sửa đổi Lời Hứa HĐVN. 

Qui trình 46 : Lời hứa HĐVN :

“Tôi xin đem danh dự hứa rằng :
Trung thành với Tổ quốc.
Giúp đỡ mọi người không cứ lúc nào.
Tuân theo luật Hướng Đạo. “


Qui trình 52: Lời hứa HĐVN :

“ Tôi xin đem danh dự mà hứa sẽ cố gắng hết sức để :
Trung thành với Tổ quốc và làm tròn phận sư đối với tôn giáo của tôi.
Giúp đỡ mọi người không cứ lúc nào.
Tuân theo luật Hướng Đạo. “


Phần sửa đổi trong lời hứa HĐVN là đã bổ sung thêm cụm từ “và làm tròn phận sư đối với Tôn giáo của tôi.”


Đây là điều bổ sung mới của Quy trinh 1952 và thể hiện tóm tắt tinh thần các ỷ tưởng đã diễn tả trong điều 11 (nguyên lý) và điều III (phương pháp) cua Hiến chương Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (WOSM) - một tổ chức mà Hội HĐVN chính thức trở thành thành viên vào năm 1957”.


Ls Lệnh cũng đã giải trình thêm: “Tôi đã có dịp trình bày lý do của việc sửa đổi, bỗ sung phần Lời hứa HĐVN này trong Quy trình 1952 là do yêu cầu bắt buộc của WOSM trước khi HĐVN được tham gia và được công nhận là thành viên chừih thức của WOSM vào năm 1957. Việc sửa đổi bổ sung của Quy trình 1952 cũng đã được các Huynh Trưởng HĐVN thực- hiện một cách dân chủ, công bằng và trọng pháp ”.

Ls.Nguyễn Lệnh còn phân tích sâu hơn và mở rộng sang 2 lần sửa đổi tiếp theo vào năm 1965 (lần thứ tư) và năm 1967 (lần thứ năm).

Sửa đổi năm 1965 (lần thứ tư ): “Trung thành với Tổ quốc” được thay bằng một cụm từ: “làm tròn bổn phận đối với quốc gia tôi” và đổi từ “Tôn giáo” thành “Tín ngưỡng tâm linh”.

Theo Ls Nguyễn Lệnh thì khái niệm “Tổ quốc” chỉ có một ý nghĩa về mặt tinh thần. Còn “Quốc gia ” là một thuật ngữ pháp lý trong công pháp quốc tế, được công nhận khi hội đủ các yếu tố: lãnh thổ, chính quyền và dân cư. Vì vậy, sự sửa đổi lần thứ tư này (1965) từ chỗ trung thành với tổ quốc, mang ý nghĩa tinh thần, thành làm tròn bổn phận của một công dân đối với quốc gia tôi, đã ràng buộc bằng những nghĩa vụ pháp lý cụ thể theo qui định của pháp luật...

Còn về Tín ngưỡng tâm linh thì “Hiến chương của WOSM chi ghi 1 trong 3 nguyên lý của Phong trào Hướng đạo là Duty to God. Nếu dịch ra tiếng Việt: “ Bổn phận đối với Tín ngưỡng, Tôn giáo ” theo tôi (Nguyễn Lệnh) là rất thỏa đáng.

Trong lần sửa đổi lần thứ năm (1967) đã cắt bỏ chữ “tròn” vì thấy rằng một HĐS không thể nào làm tròn bổn phận đối với tôn giáo, tín ngưỡng như một tu sĩ được. “Cho nên sửa đổi thành Lời hứa “Cố gắng hết sức để làm bổn phận đối với Tín ngưỡng, Tôn giáo tôi là phù hợp hơn, khả thi hơn ”.

Cũng cần nói thêm là ở điều 2 luật HĐ cũng đã có điều luật: trung thành với Tô quốc, nên cũng không cần lặp lại trong Lời hứa nữa.

Còn các Chương II, nói về Tổ chức, Quản trị, .Phong nhậm.
Chương III, nói về Tài chính.
Chương IV, nói về Nội lệ, Thay đổi, Giải tán.
Chương V, nói về Tên Hội, Đồng phục, Huy hiệu, Chương trình, Nghi thức.

Nói chung thì qui trình mới kế thừa gần như nguyên vẹn quy trình cũ, chỉ bổ sung một số nội dung đúng theo qui định của pháp luật.

“Tóm lại,, qua nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh, đối chiếu từng điều khoản, từng chi tiết nội dung và từng câu chữ, cách hành văn, bố cục giữa 2 Quy trình cũ 1946 và Quy trình mới 1952, chúng ta có thể đi đến một kết luận rất rõ ràng như sau: Quy trình 1952 khi được sửa đổi, bổ sung đã hoàn toàn căn cứ vào Quy trình gốc năm 1946 và kế thừa tất cả những gì cơ bản và ưu điểm của Quy trình đầu tiên này. Không những thế, Quy trình 1952 còn sửa đổi , khắc phục những khuyết điểm của Quy trình 1946 và bể sung nhiều phần rất quan trọng (như phân Nội lệnh) cũng như bổ sung nhũng điều, những khoản mà Quy trình 1946 chưa kịp hoàn chỉnh, hoàn thiện. Có thể đưa ra hình tượng ví dụ của một em bé sơ sinh thiếu tháng của Quy trình 1946 để so sánh với một thiếu niên cường tráng của Quy trình 1952 - cả về nội dung lẫn hình thức. ”

Thật đáng tiếc là có những Huynh trưởng, đoàn sinh trong chúng ta không chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu, đối chiếu, so sánh một cách đầy đủ để đi đến đánh giá, kết luận cho thật chuẩn xác việc sửa đổi, bổ sung Quy trình 1946. Có khi chỉ dựa vào vài chỉ dẫn, chi tiết hình thức, vào thời điểm sửa đổi, bổ sung đã vội vã suy diễn thiếu căn cứ vững chắc và đi đến kết luận mang tính chất và ý nghĩa của ‘‘sự phủ định sạch trơn” những công sức , thành tựu của các thế hệ Huynh trưởng đi trước đã đóng góp cho phong trào, cho Hội... Từ sự nhìn nhận khác nhau về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình 1946 đó, đã dẫn đến sự bất đồng, phân hóa, chia rẻ trong phong trào HĐ VN. 

Trong phần cuối cùng Ls Nguyễn Lệnh đã đặt ra câu hỏi: “Nguyên nhân nào đã dẫn đến “sự phủ định sạch trơn” việc sửa đổi, bổ sung Quy trình 1946 và hệ quả của sự phủ định đó?” Hỏi là để trả lời - Ls Nguyễn Lệnh đã nêu lên những lý do, những quan điểm của một số Huynh trưởng thiếu chính xác qua những trích dẫn, phân tích một cách sâu sắc và xác dáng. Cuối cùng Ls Nguyễn Lệnh đã tâm huyết viết rằng: “Từ một sự suy đoán không có căn cứ vững chắc mà chủ trương của các Huynh trưởng đó đưa ra đã làm phân hóa, chia rẻ nội bộ phong trào HĐVN từ 10 năm qua. Rất mong tất cả chúng ta, nhũng HĐS hôm nay, sẽ rút kinh nghiệm từ việc này, một việc mà các huynh truởng HĐVN đi trước đã dặn dò chúng ta rất rỏ trong Quy trinh 1946 lẫn Quy trình 1952. Đó là:

- Điều thứ 1 Quy trình 1946 “...Hội Hướng đạo Viêt Nam không hoạt động và cổ động về mặt chính trị.

- Điều thứ 2 Quy trình 1952 “... Hội Hướng đao Việt Nam không hoạt động và cổ động chính tri ...”

Kết thúc bài nhận định, nghiên cứu của mình Ls. Nguyễn Lệnh đã lạc quan tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp của Phong trào HĐVN chúng ta: “Vậy sao các Hướng đạo sinh Việt Nam chúng ta lại không tin rằng Hội Hướng Đạo Việt Nam sẽ tiếp tục tồn tại trong nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo? ”

Luật sư NGUYỄN LỆNH (02/2011) 

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét