Sau cuộc cắm trại thực nghiệm thành công tại đảo Brownsea, BP rất tự tin, và đã cho xuất bản quyển “HƯỚNG ĐẠO CHO TRẺ EM” vào 01-05-1908.
Phong trào Hướng Đạo đã nhanh chóng xuất hiện trên toàn bộ lãnh thổ nước Anh, rồi đến Canada, Australia và New Zealand (năm 1908), Ấn Độ (1909). BP đã tham quan Chile, nước đầu tiên của Nam Mỹ có phong trào Hướng Đạo, thăm Argentina và Brazil.
Vào đầu năm 1910, Phong trào Hướng Đạo xuất hiện tại nước Mỹ (The USA) do một nguyên nhân kỳ thú. Nguyên một nhà xuất bản lớn ở Mỹ, William D.Boyce, qua Anh Quốc và muốn tìm trụ sở Phong trào Hướng Đạo ở Anh Quốc. Tại thành phố London, vào buổi sáng , sương mù dày đặc. Ông D.Boyce bất ngờ gặp một em bé và hỏi thăm địa chỉ. Em bé này nhận lời ngay và hướng dẫn ông D.Boyce đến đúng địa điểm. Đến nơi, ông D.Boyce trao tiền thù lao cho em bé người Anh. Em bé lễ phép chối từ với lý do nói rõ em là một Sói con của Hướng Đạo. Một cử chỉ nghĩa hiệp bình thường ấy đã làm cho Phong trào Hướng Đạo được thành lập ngay trên khắp nước Mỹ và cũng là phong trào giáo dục duy nhất, giáo dục và rèn luyện thanh thiếu nhi nước Mỹ.
Tại Châu Âu, Phong trào Hướng Đạo phát triển lên miền Bắc. Tại Bỉ, một nhà vật lý Hoàng gia có cậu con trai muốn là một Hướng Đạo sinh, đã thành lập Hội Hướng Đạo Bỉ. Sau đó là Phần Lan và Pháp. Một giáo sư Đan Mạch qua tham quan Anh Quốc trở về, đã diễn thuyết về phong trào Hướng Đạo cho học sinh của một trường ở Đan Mạch. Sáng mai một nhóm 8 học sinh Đan Mạch đã xin phép hiệu trưởng thành lập một đội Hướng Đạo sinh Đan Mạch. Một sĩ quan Đan Mạch trẻ, tìm được một bản “Hướng Đạo Cho Trẻ Em”, đã dịch sang tiếng Đan Mạch và trở thành Chủ tịch Hội Hướng Đạo Đan Mạch đầu tiên tại nước này. Tại Nga, Bộ Giáo dục quốc gia đã soạn dịch sách của BP ra Nga ngữ cho học sinh toàn quốc.
Sức phát triển mãnh liệt và mau chóng của phong trào Hướng Đạo đã làm phấn kích BP, nhưng đồng thời cũng là nỗi lo âu, một khối công tác khổng lồ cho BP. Những thư từ xin gia nhập phong trào Hướng Đạo dồn dập gởi đến . Lúc đầu BP chỉ chú trọng đến tuân thủ Luật Hướng Đạo và những hướng dẫn thông thường, nhưng về sau BP lại thấy cần phải nêu những nguyên lý, nguyên tắc của phong trào cho đại gia đình Hướng Đạo thế giới là vô cùng quan trọng.
BP được nhiều nước mời tham quan và xem xét về hoạt động của phong trào ở nước họ. Việc dịch và in sách cho các nước cũng lại là vô cùng cấp thiết. Trong chuyến viếng thăm nước Mỹ, BP đã được những nhân sĩ thế giới và Mỹ tiếp đón trọng thể.
Vào ngày 2 tháng 2, BP đáp xe lửa đến ga Czarskoe để gặp Nga Hoàng Nicolas II. Việc tiếp đón thân mật, chỉ nói chuyện Hướng Đạo. Nga Hoàng đã đọc quyển “Hướng Đạo Cho Trẻ Em” và đã cho dịch, in phổ biến kịp thời. Số Hướng Đạo sinh đã lên đến con số 3.000.
Trong năm 1911, BP hoàn toàn lo cho vấn đề huấn luyện Trưởng và tài chánh. Vào 04/01/1912, vua George V thông qua toàn bộ giấy tờ hành chánh công nhận phong trào Hướng Đạo, vai trò của BP, sứ mệnh giáo dục và rèn luyện thanh thiếu niên của tất cả tầng lớp xã hội với những nguyên tắc tôn trọng kỷ luật, lòng trung thành và trách nhiệm của mỗi một công dân.
BP rất sung sướng nhận được những thông tin này trong lúc còn đang phiêu lưu trên biển cả .
(Lược dịch từ quyển “BP. người anh hùng của 2 cuộc đời” tác giả William Hillcourt) .
Nguyễn Thúc Tuân
Sơn Ca ngoài trời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét