Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Hướng dẫn phát triển tín ngưỡng và tâm linh

(Guidelines on Spiritual and Religious Development) 


BBT. Vào tháng ba năm 2010, Văn phòng HĐTG có công bố tập tài liệu “ Hướng dẫn phát triển Tâm linh và Tín ngưỡng ” ( Guidelines on Spiritual and Religious Development) để các đơn vị tham khảo 
thực hiện. Tập tài liệu này có 2 phần. 

Phần A : Những nguyên tắc chung. Có 3 Chương. 1/Hiểu biết về Niềm tin, Tâm linh, Tín ngưỡng. 2/ Tìm hiểu Mục tiêu phát triển Tâm linh, và nền tảng của PT.HĐ 3/ Phương pháp HĐ và cách tiếp cận về phát triển Tâm linh, thăm dò ( khám phá) điều không thấy. 

Phần B : Những hướng dẫn cụ thể. Có 3 Chương. 4/ Giờ tinh thần ( Scouts’ Owm). 5/ Đối thoại giữa các Tôn giáo, Tâm linh trong PTHĐ. 6/ Sự phát triển Tâm linh, Tín ngưỡng tại các sự kiện lớn của PTHĐ. 

Để có thể tham khảo những hướng dẫn của VP/HĐTG, về phát triển Tín ngưỡng Tâm linh, Tập san VT đã giới thiệu phần A về Những nguyên tắc chung trên VT số 5. Nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu phần B.. Mời quý Trưởng tham khảo và có gì chưa chính xác với bản gốc thì xin quý Trưởng góp ý, chỉnh sửa giúp. 

Bản văn này do Trưởng Võ Văn Tuấn, Nai thiện Chí, chuyển ngữ 


PHẦN B – NHỮNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ 


CHƯƠNG 4: SCOUTS’ OWN (thường gọi là GIỜ TINH THẦN) 


Sự hiểu biết về Scouts’ Own

Scouts’ Own là một buổi lễ quan trọng và thường hiểu nhầm vai trò của sinh hoạt Hướng đạo. Nó không phải là việc phô trương tôn giáo cũng không phải là hành lễ hay tế lễ. Chương này nhằm giúp cho các hướng đạo sinh và các trưởng điều hành hiệu quả Scouts’ Own bằng cách định rõ nghĩa của nó: 

Baden Powell mô tả Scouts’ Own như là “một cuộc hội họp các hướng đạo sinh để tỏ lòng tôn kính Thượng đế và thúc đẩy việc huân tập một cách đầy đủ hơn về Lời Hứa và Luật Hướng đạo, bổ sung chứ không phải thay cho các buổi lễ thường lệ của tôn giáo.” (Aids to Scoutmastership (1919)). 

“Chúng tôi không muốn một kiểu ép buộc vào việc tế lễ Nhà thờ, mà muốn nâng cao tấm lòng tự nguyện bởi những đứa trẻ trong việc biết ơn Thượng đế về những niềm vui của cuộc sống, và chúng mong cầu sự hứng thú và mạnh mẽ cho tình thương lớn hơn và phục vụ tha nhân.” (The Scouter- November 1928). 

Chúng ta hãy xem những điều đã định nghĩa:


Scouts’ Own là một cuộc hội họp của các hướng đạo sinh. Đây có thể là những nhóm đông hoặc ít người. Trong những nhóm ít người hơn, các hướng đạo sinh có thể gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và nhận biết rằng tín ngưỡng tâm linh phần nào đó tác động đến họ, cho họ ý nghĩa và hướng đi của cuộc sống. Với những nhóm nhiều hướng đạo sinh có thể có được một trải nghiệm tập thể, có thể tán dương những giá trị được chia sẻ của Phong trào hướng đạo và sự tác động này lên đời sống của họ. 

Để tôn kính Thượng Đế” Cầu nguyện, như Baden-Powell đã tóm tắt, có từ chính giới trẻ cốt yếu là sự biết ơn và lời thỉnh cầu. Scouts’ Own nên tạo cơ hội cho hướng đạo sinh cầu nguyện theo cách mong cầu được thông tuệ và sức khỏe để yêu thương và phục vụ nhiều hơn, theo chính truyền thống tôn giáo của họ. Cách tốt nhất đảm bảo rằng truyền thống của họ được tôn trọng, đem họ lại gần nhau hơn trong việc tiến hành Scouts’ Own. 

Để nhận thức đầy đủ Luật Hướng đạo”, Phong trào hướng đạo được quan tâm chủ yếu đến cách người ta sống hàng ngày như thế nào ngoài đức tin của họ. Do đó, Scouts’ Own nên liên hệ với Luật Hướng đạo, chuẩn mực đạo đức của Phong trào hướng đạo. Thường thường, điều này được thực hiện bằng cách đề cập đến Luật Hướng đạo, ám chỉ đến nó, và gồm một câu chuyện kể về Luật như là vai trò của Scouts’ Own. Có một số Scouts’ Own có thể chứa đựng nội dung đạo đức mà Hướng đạo sinh có thể tự liên hệ đến Luật. 

Trong tất cả điều này, điều được phân biệt là nó được thực hiện bằng cách sử dụng những yếu tố khác của Phương pháp Hướng đạo. Tôn giáo phục vụ chính họ thường cấu trúc khá chặt chẻ: Về mặt khác Scouts’ Own đã đưa ra cơ hội học bằng cách làm theo một cách thích hợp nhất cho giới trẻ cụ thể, người đang hiện diện. 

Thiết kế một Scouts’ Own 


Scouts’ Own được làm nên bằng cách kết hợp các câu chuyện với một thông điệp đạo đức hay về tâm linh. 

Khi kể một câu chuyện hay ngụ ngôn, người ta không cần giải thích ý nghĩa của nó. Chuyện ngụ ngôn che dấu người nghe sự thật cho đến khi họ hiểu. Thay vì bài học đạo đức, các hướng đạo sinh được đặt suy nghĩ về câu chuyện và sau đó sẽ hiểu được ý nghĩa trong đó. 

Suy ngẫm về Lời Hứa và Luật hướng đạo có thể lấy hình thức một câu chuyện tự đặt ra, một truyện hay vở kịch ngắn, để minh họa một vài khía cạnh. Nên tóm lược khi kể chuyện. 

Để giúp các hướng đạo sinh tập trung vào Scouts’ Own, một ý hay là nên tổ chức ở một nơi riêng biệt ít sử dụng vào các sinh hoạt khác, hoặc cách khác là chọn chỗ có khoảng cách với nơi cắm trại. Vào cuối buổi Scouts’ Own có thể đi thành hàng trong yên lặng và mỗi người cách nhau vài bước, để có thời gian suy ngẫm về chủ đề của Scouts’ Own. 

Scouts’ Own nên được trù liệu bởi các hướng đạo sinh hoặc các trưởng. Khi hoạch định buổi Scouts’ Own, người ta có thể vạch ra dựa vào nhiều nguồn ý tưởng. Các sách tri thức cổ như Koran, Christian Bible hoặc các bản văn về tôn giáo khác; truyện của trẻ em; những bài viết của Baden-Powell; và Sách Rừng xanh là các nguồn ý tưởng tốt. 

Nhớ rằng Scouts’ Own không cần phải buộc theo một khuôn khổ nào; không phải tính đến một buổi đọc truyện hay cầu nguyện nếu không muốn. Thực tế chỉ ra rằng, những điều đang được nói là một lời cầu nguyện có thể làm rối trí các hướng đạo sinh. 

Nếu tính đến cả việc cầu nguyện, đảm bảo rằng phải thích hợp cho những người hiện diện. Người cầu nguyện có thể nói: “Chúng tôi biết ơn về…” thay vì “Chúng tôi biết ơn Thượng Đế về…” vì có nhiều tôn giáo, như Kỳ na giáo và Phật giáo, không có khái niệm về Thượng Đế. 

Điều quan trọng là tổ chức Scouts’ Own ngoài lúc nghỉ ngơi trong ngày, nếu làm quá trọng đại, hướng đạo sinh có thể bị rối trí và vấn đề bị nhầm lẫn. Hướng đạo sinh nên thông hiểu được rằng sự suy tư về khái niệm tâm linh là một phần bình thường của cuộc sống và không nên bị hạn chế đến thời gian và nơi chốn riêng biệt nào. 

Scouts’ Own mở rộng đến các nhóm 


Baden-Powell khuyên rằng “Scouts’ Own nên mở rộng đến tất cả các giáo phái, và thực hiện theo cách không được xúc phạm đến họ” (The Scouter November 1928). Điều điển hình này thực hiện bằng cách chọn các yếu tố không nói đến một tôn giáo cụ thể. Cách để cùng nhau sống với những người có đức tin khác nhau đã thay đổi trong các thập kỷ gần đây và bây giờ sự nhìn nhận một cách rộng hơn rằng viễn cảnh trung dung thực sự không thể được tìm thấy. Có thể có những lúc khi đưa vào một bản văn có thể bị xuyên tạc hoặc tự nó gây ra sự xúc phạm. Rồi nó có thể tốt hơn để kéo theo giới trẻ vào sự chọn lựa các bản văn tiêu biểu và đoan chắc rằng con người được đặt vào nơi có thể suy nghĩ về họ hơn là muốn cộng đồng tán thành với họ. 

CHƯƠNG 5:HỘI THOẠI GIỮA CÁC TÔN GIÁO TRONG PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO 


“QUA PHONG TRÀO NAM VÀ NỮ HƯỚNG ĐẠO, CHÚNG TA ĐÃ TIẾN HÀNH… HUẤN LUYỆN NHỮNG CÔNG DÂN TRẺ CỦA CÁC QUỐC GIA KHÁC NHAU ĐỂ NGHĨ VỀ CÁC THUẬT NGỮ HÒA BÌNH VÀ THIỆN CHÍ HƯỚNG ĐẾN NHAU…BÂY GIỜ CHÚNG TA CÓ…CÁC THÀNH VIÊN TRẺ…TẤT CẢ CÙNG LÀM VIỆC DƯỚI NHỮNG LÝ TƯỞNG VÀ LUẬT HƯỚNG ĐẠO GIỐNG NHAU, XEM NHAU NHƯ ANH CHỊ EM…” (CITIZENS OF THE WORLD, P.23) 

“CHÚNG TA CÓ TIN TỨC TUYỆT HAY TRÊN THẾ GIỚI, VÀ CHIA SẺ ĐÓ LÀ ĐIỀU THÂN THIỆN TUYỆT VỜI MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ ĐƯA ĐẾN CHO BẤT CỨ AI. THẬT LÀ TỘI LỖI ĐỂ GIỮ BÍ MẬT CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HÒA BÌNH, HÒA HỢP, SỰ THA THỨ, MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CỨU RỖI” (RICK WARREN, PURPOSE DRIVEN, P.284) 

Giáo dục cho hòa bình và đối thoại liên tôn giáo. 


Tôn giáo và sự quá khích 


Các sự kiện thế giới được tường thuật lại quá nhiều cảnh cuồng tín, phá hủy tài sản và cuộc sống. Người có thể là thành viên của các cộng đồng có lịch sử lâu dài coi thường lẫn nhau giữa các tín ngưỡng và giáo phái, sự ép buộc tôn giáo, xung đột và khủng bố. 

Điều cơ bản nào làm cho người có đức tin khác nhau gặp gỡ nhau? Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra một cơ sở chung để thông tri và hợp tác về các vấn đề liên quan đến những quan ngại đạo đức và tâm linh của chúng ta dù có bất đồng và khác biệt? Làm thế nào tôn giáo có thể đảm đương chức năng thực sự của nó để đạt được sự toàn vẹn cá nhân và gắn kết xã hội? 

Thúc đẩy đối thoại và cởi mở 


Trong khi có một nhu cầu rõ ràng để luận bàn chi tiết hơn về bản chất của sự đối thoại và vai trò của Phong trào hướng đạo trong việc thúc đẩy của nó, chúng ta có thể thực hiện vài quan sát sơ bộ. 

Martin Buber, nhà triết học về đối thoại, lập luận rằng muốn biết về người nào đó trước hết là biết về mình. Đối thoại nhằm mang đến cho chúng ta sự hiểu biết tốt hơn về người khác. Nguồn hy vọng của Baden-Powell rằng nhận biết các hướng đạo sinh khác như anh chị em sẽ làm cho họ dè dặt hơn để gây ra chiến tranh và giúp nhau tạo nên một thế giới tốt đẹp, trật tự hơn. Chính Phong trào hướng đạo mong muốn trở thành một hội đoàn kiểu mẫu. 

Phương pháp hướng đạo hỗ trợ đối thoại bằng cách tạo nên những người có năng lực tập họp được người khác và nhận thức rằng mỗi người là đơn nhất, có thể từ một vùng miền hoặc văn hóa khác nhau đối với họ. ..Làm như thế bằng cách tạo nên một tinh thần tìm hiểu nhau một cách cởi mở, đưa con người thoát khỏi những nhu cầu xúc cảm do thiên kiến đem đến, giúp họ tìm được đủ sự hiểu biết của chính đức tin của họ để không bị đe dọa bởi đức tin của những người khác, bằng cách tạo cơ hội gặp gỡ người khác trong hoạt động và cùng nhau làm việc trên một dự án chung. 

Ở thế kỷ đầu tiên của Phong trào hướng đạo, yêu cầu của đối thoại là giữa những người có quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Vào lúc khởi đầu ở thế kỷ thứ hai, nhu cầu đối thoại và gặp gỡ giữa những người có đức tin và thế giới quan khác nhau, bao gồm sự khác nhau về vùng lãnh thổ. 

Hướng đạo sinh không nhất thiết được huấn luyện để giải trình về chính lòng tin hay đức tin của họ. Tuy nhiên , chính họ có năng lực để giải trình, cái gì là quan trọng đối với họ và cái gì mang lại sự phong phú và ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Và điều này đủ để thúc đẩy hòa bình thông qua đối thoại liên tôn giáo trong Phong trào hướng đạo, điều quan trọng hơn đó là con người được tôn trọng hơn là hệ thống của đức tin và niềm tin được thông hiều. 

Các sự kiện Hướng đạo quốc gia và quốc tế, các sự kiện thế giới đặc biệt đưa ra tầm quan trọng đặc quyền của việc đối thoại và gặp gỡ nhau. Quan trọng nhất trong những việc này là khi các Hướng đạo sinh sống sát cánh nhau và chia sẻ kinh nghiệm đời sống trại và trực tiếp thấy niềm tin và đức tin tác động vào cuộc sống những người bạn hướng đạo của họ. Lúc chia sẻ các bữa ăn, qua việc chia sẻ các hoạt động và trải nghiệm, họ có thể đặt vấn đề với người khác một cách thích hợp và thân mật. 

Những sự kiện như thế cũng tạo cơ hội đưa ra nhiều cuộc hội thảo để các Hướng đạo sinh có thể khám phá được những truyền thống tôn giáo khác nhau và cũng có thể đi đến một hiểu biết tốt hơn cho chính họ. Phong trào hướng đạo chỉ có thể làm điều này khi thông qua những liên kết của nó với lòng tin cộng đồng, chắc rằng những hội thảo như thế đầy lợi ích từ việc áp dụng đúng đắn Phương pháp hướng đạo. 

Sự cộng tác của những nhóm tôn giáo khác nhau hiện diện trong Phong trào hướng đạo (thông qua Diễn đàn Liên tôn giáo Hướng đạo thế giới) đưa ra biện pháp để tiến hành phát triển sự tin cậy giữa họ với nhau và cách huân tập tốt trong chương trình mang tính chất giáo dục. 

Nhóm này xây dựng về những mẫu hình huân tập tốt ở các quốc gia và các sự kiện mà ở đó giới trẻ có tôn giáo khác nhau đến cùng nhau thông qua Phong trào hướng đạo. Ở nhiều quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo hiện diện ở cộng đồng địa phương, thường các Hội Hướng đạo tiến hành việc mở rộng Phong trào đến tất cả các thành viên trong cộng đồng. 

Học cách sống hòa thuận với người khác: Quy tắc huân tập 


Để các Hướng đạo sinh trải nghiệm gặp gỡ gặt hái được nhiều kết quả và có ý nghĩa, xây dựng được mối quan hệ tốt của giới trẻ từ những cộng đồng có đức tin khác nhau, theo hướng dẫn sau, được phát triển bởi Mạng lưới liên quan đến những người có tôn giáo khác nhau cho Liên hiệp Anh có thể có ích: 

• Tôn trọng sự tự do người khác trong khuôn khổ luật pháp để bày tỏ lòng tin và sự tin tưởng; 

• Học để hiểu những gì người khác thực sự tin tưởng, coi trọng và để họ bày tỏ điều đó theo cách của chính họ; 

• Tôn trọng sự tin tưởng của người khác về ăn, mặc, nghi thức xã hội và không xử sự theo cách gây ra sự xúc phạm không cần thiết; 

• Nhận thức rằng tất cả chúng ta có lúc thiếu ý thức về chính truyền thống của chúng ta và không bao giờ so sánh những ý thức của chính chúng ta với sự huân tập của người khác; 

• Làm việc để ngăn ngừa những bất đồng dẫn đến xung đột; và 

• Luôn tìm cách tránh có thái độ và lời lẽ quá khích trong các mối quan hệ của chúng ta. 


Khi chúng ta nói về các vấn đề niềm tin với một người khác, chúng ta cần có sự xúc cảm, chân thật và thẳng thắn. Có nghĩa là: 

• Nhận thức rằng sự lắng nghe cũng như phát ngôn đều cần thiết cho một cuộc hội đàm chân thật; 

• Thể hiện sự chân thật về lòng tin và sự trung thành tín ngưỡng của chúng ta; 

• Không xuyên tạc hoặc gièm pha niềm tin và những cách huân tập của người khác; 

• Điều chỉnh sự hiểu nhầm hay không đúng sự thật không chỉ của chính chúng ta mà còn cho đức tin của người khác bất cứ khi nào gặp họ; 

• Thẳng thắn cởi mở về những ý định của mình; và 

• Chấp nhận rằng trong các cuộc họp chính thức có nhiều đức tin khác nhau, có trách nhiệm đảm bảo các ràng buộc tôn giáo của tất cả những ai có mặt đều được tôn trọng. 


Tất cả chúng ta đều muốn người khác hiểu và tôn trọng quan điểm của mình. Một số người cũng muốn thuyết phục người khác theo niềm tin của họ. Trong một xã hội đa niềm tin, điều này được phép, sự cố gắng luôn được biểu thị đặc điểm bằng cách tự kiềm chế và sự quan tâm đến tự do và phẩm cách của người khác. Điều này có nghĩa là: 

• Tôn trọng sự bày tỏ việc không muốn dính vào của người khác; 

• Tránh việc chúng ta tự gây ấn tượng và quan điểm lên các cá nhân hoặc tập thể bằng cách lợi dụng họ trong những tình trạng đang bị tổn thương; 

• Tránh việc truyền đạo và nói về tôn giáo với người khác khi họ cảm thấy cách thể hiện hoặc nghi lễ tôn giáo không phù hợp với bản chất niềm tin của họ; 

• Nhạy cảm và lịch sự; 

• Tránh hành động và ngôn từ quá khích, đe dọa, lôi kéo, xui khiến không đúng đắn, hoặc lạm dụng bất cứ quyền lực nào; và 

• Tôn trọng quyền bất đồng đối với chúng ta của người khác với thái độ tôn trọng và nhã nhặn. 


Sống và làm việc cùng nhau luôn là điều không dễ dàng. Tôn giáo khai thác những cảm xúc sâu sắc mà có thế đôi khi có những hình thức phá hoại. Khi điều này xảy ra chúng ta phải rút ra từ niềm tin của chúng ta mang lại sự hòa giải và cảm thông. Thành quả chân thực nhất của tôn giáo là cứu chữa và rõ ràng. Chúng ta có rất nhiều điều để học hỏi ở những người khác, làm phong phú thêm cho chúng ta mà không làm suy giảm bản sắc riêng của mình. Cùng nhau lắng nghe và đáp lại với sự cởi mở và tôn trọng, chúng ta có thể đi về phía trước để cùng làm với thái độ thừa nhận những sự khác biệt chân thực nhưng xây dựng trên sự chia sẻ những niềm hy vọng và giá trị. 

Sự chia sẻ giá trị biểu hiện trong Luật và Lời Hứa cung cấp nền tảng để sống và làm việc cùng nhau với vai trò là những Hướng đạo sinh. Từ nền tảng này chúng ta có thể thấy rõ những sự khác biệt và làm việc hướng đến một sự thông hiểu sâu sắc lẫn nhau. Những sự chia sẻ giá trị này và sự cam kết xây dựng một thế giới hòa bình hơn làm cho Phong trào Hướng đạo có vị trí đặc quyền về cuộc đối thoại liên tôn giáo. 


CHƯƠNG 6: PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG VÀ TÂM LINH Ở NHỮNG SỰ KIỆN HƯỚNG ĐẠO LỚN 


Giới thiệu 


Sự hiện diện đặc trưng của sự phát triển tín ngưỡng và tâm linh như là một phần của chương trình về những sự kiện quốc tế thể hiện mong muốn đảm bảo rằng những người tham gia có cơ hội phát triển tâm linh cũng như thể chất, trí tuệ và tính xã hội qua sự tham gia của họ. 

Chương trình phát triển tâm linh của những người tham gia cần tính đến nhu cầu phát triển tâm linh cụ thể của người tham gia và sự đa dạng phong phú của cộng đồng tôn giáo đại diện. Quan trọng là không thực hiện những buổi lễ tôn giáo trong nhiều nhóm khác nhau và cũng cần tôn trọng cân nhắc đến tự do cá nhân với sự tôn trọng sự huân tập và truyền thống tôn giáo. 

MỤC ĐÍCH VÀ CÁC MỤC TIÊU: 


Chương trình phát triển tín ngưỡng và tâm linh (SRDP) nhằm để giúp những người tham gia phát triển tinh thần cũng như thể chất và tính xã hội qua việc tham gia của họ trong các sự kiện. Cụ thể là những mục tiêu được nêu chi tiết hơn sau đây. Những điều này nhằm để bổ sung các mục tiêu học tập rộng hơn về phát triển tín ngưỡng và tâm linh – hàm chứa trong phần những nét chính các mục tiêu về 5W (Tham khảo lại phần Các mục tiêu học tập ở Chương 2): Welcome (Hoan nghênh), Wonder (Kinh ngạc), Work (Hành động), Wisdom (Khôn ngoan) and Worship (Tôn kính). 



Chương trình phát triển tín ngưỡng và tâm linh nhằm giúp những người tham gia: 

a) Nhận biết được cách họ có thể phát triển mối tương quan của họ với Thượng đế hoặc với chiều kích tâm linh; 

b) Phát triển mối tương quan của họ với Thượng đế hoặc với chiều kích tâm linh; 

c) Thừa nhận lợi ích khi có được một niềm tin cá nhân hay là mối tương quan với một chiều kích tâm linh; 

d) Nói lên chuẩn mực đạo đức của Phong trào Hướng đạo, thể hiện sự cam kết và chấp nhận đó như là quy tắc ứng xử của cuộc sống; 

e) Thấy được cách niềm tin và lòng tin tín ngưỡng tác động đến đời sống cá nhân. 

f) Biết rõ niềm tin của chính họ hoặc lòng tin tâm linh; và 

g) Tôn trọng niềm tin và đức tin của những người khác. 


Chương trình phát triển tín ngưỡng và tâm linh sẽ cho những người tham gia những điển hình sau: 

a) Cơ hội để suy ngẫm những trải nghiệm của họ và bày tỏ những điều suy ngẫm đó; 

b) Thẩm quyền duy trì nghi lễ tôn giáo của riêng họ trong suốt sự kiện; 

c) Cơ hội trải nghiệm một vài di sản văn hóa được đại diện bởi truyền thống đức tin và sáng tạo của con người; 

d) Hiểu biết sâu sắc Luật và Lời Hứa Hướng đạo như là quy tắc của cuộc sống; và 

e) Hiểu biết sâu sắc và tôn trọng truyền thống đức tin và niềm tin tâm linh của chính họ và của những người khác. 

PHƯƠNG PHÁP 


Phương pháp Hướng đạo cho thấy Chương trình Phát triển tín ngưỡng và tâm linh thú vị và sinh động, bao hàm việc thực hiện sự lựa chọn và gánh vác trách nhiệm. Nó hỗ trợ phát triển tính cách và kỹ năng, kiến thức liên quan đến khía cạnh tâm linh của đời sống. Chương trình Phát triển tín ngưỡng và tâm linh cũng sẽ bao gồm nhưng không hạn chế, đến sự chia sẻ trong suy tư, cầu nguyện và thờ phụng. Nó cũng sẽ đưa vào sự đa dạng của lứa tuổi, thiên hướng và sự trải nghiệm niềm tin của người tham gia với cách như cung cấp một chuỗi hoạt động dễ tham gia và khuyến khích cho tất cả mọi người. 

NGUYÊN TẮC 


Sự hiểu biết đức tin và niềm tin tâm linh làm cốt lõi cho Chương trình Phát triển tín ngưỡng và tâm linh được thiết lập trong Phong trào Hướng đạo. Phát triển tâm linh có thể được định rõ như sau: 

• Đạt được kiến thức và hiểu biết sâu sắc về di sản tâm linh của chính cộng đồng mình. 

• Nhận ra thực tại tâm linh có ý nghĩa với cuộc sống và 

• Đúc kết cuộc sống hàng ngày của chính mình, 

• Trong khi tôn trọng sự chọn lựa tâm linh của người khác. 


Chương trình Phát triển tín ngưỡng và tâm linh nhằm sử dụng Phương pháp hướng đạo tạo cơ hội cho những người tham gia đến gần với di sản tâm linh và tìm thấy được ý nghĩa trong sự trải nghiệm của họ. 


NHU CẦU PHÁT TRIỂN TÍN NGƯỠNG VÀ TÂM LINH CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA: 


Có khả năng những người tham gia những sự kiện quốc gia và quốc tế quy mô lớn bao gồm: 

• Các Hướng đạo sinh không liên quan riêng biệt đến một truyền thống tôn giáo 

• Các Hướng đạo sinh với một số hình thức niềm tin tôn giáo (mức độ nhiều hay ít) 

• Các Hướng đạo sinh nhằm làm sâu sắc thêm sự hồi đáp nền tảng tôn giáo thông qua Phong trào hướng đạo. 



Một Chương trình Phát triển tín ngưỡng và tâm linh đúng đắn cần đề ra được nhu cầu của tất cả những nhóm này. 

Chương trình 


Mặc dù phát triển tín ngưỡng và tâm linh là phần tổng thể của chương trình và hiện diện thực sự trong Phong trào hướng đạo, Tuy nhiên văn hóa toàn cầu hóa hiện nay cho rằng Chương trình Phát triển tín ngưỡng và tâm linh nên rõ ràng và cụ thể. Vì vậy nó có thể bao gồm một số yếu tố sau: 


HỘI THẢO 


Đây là phần nên đưa vào chương trình của sự kiện, và có thể được tổ chức song song với những cái đã được cung cấp bởi các Tổ chức Hướng đạo quốc gia và các Tổ chức phi chính phủ. 

Có thể bao gồm sự tham gia từ các cộng đồng có đức tin khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Chính thống và Tin lành, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Đạo Sikh và Phật giáo Won. Những điều này có thể được đề ra từ quốc tế và/hay nhóm địa phương. 

Cơ sở hội thảo có thể bao gồm các hoạt động, một màn hình chất lượng tốt và một không gian để cầu nguyện và suy tư. Sự trải nghiệm cho người tham gia sẽ được tốt hơn với nhiều người thực hiện mỗi hoạt động. Số lượng và quy mô của hội thảo nên được đề ra trong cùng một cách như phần còn lại của chương trình. 

Có thể cần thiết xem nhân viên như những “chuyên gia” khi tuyển dụng. Không giống như nhân viên nói chung sẽ có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân phối một chương trình đủ rộng. 

NGUỒN VẬT DỤNG DÀNH CHO SỰ SUY TƯ 


Một số vật dụng nên chuẩn bị cho người tham gia để trợ giúp cho sự suy tư mà có thể bao gồm ý tưởng, những câu chuyện, đọc, cầu nguyện, sinh hoạt và hình ảnh. Những điều này có thể đề ra cho cả hai truyền thống tôn giáo và phi tôn giáo. Những điều đó đã thực hiện cho Họp bạn Hướng đạo Thế giới (“Người thăm dò về vô hình” năm 2003 ở Thái Lan, và “Thời để suy nghĩ” năm 2007 ở Anh). Một số hướng dẫn nên được cung cấp về việc làm thế nào có thể sử dụng được những bản văn này. 

SCOUTS OWNS 


Scouts owns là một cơ hội cho Hướng đạo sinh cùng nhau đến để suy tư về Luật và Lời Hứa. Có những hướng dẫn cụ thể để thực hiện những điều này. Ở những sự kiện lớn họ có thể vạch ra một cách hữu ích các kỹ năng giám sát giai đoạn chính khác của sự kiện. 

HỘI ĐỒNG TÔN GIÁO: 


Có nhiều truyền thống về đức tin họp nhau ở những ngày riêng biệt, và mong nên được tổ chức ở những sự kiện Hướng đạo quốc gia hay quốc tế với quy mô lớn. Kinh nghiệm cho rằng nên chuẩn bị trước và vạch thời gian biểu của cả việc đoan chắc lại những người tham gia và cải thiện chất lượng việc tập trung. Thời gian ăn sáng hoặc tối thường phải cân đối tốt nhất để tránh việc tác động đến chương trình lớn hơn. 

Yêu cầu cho các cộng đồng đức tin: 

• Khuyến khích sự tham gia và hiếu khách; 

• Đảm bảo sự tham gia của giới trẻ và có trách nhiệm; 

• Hãy nhớ rằng có thể có người không quen việc cầu nguyện hay thờ cúng với truyền thống đó; 

• Hãy nhớ tính chất đa ngôn ngữ của những sự kiện quốc tế; 

Những điều sau đây sẽ cần xem xét lại cho hầu hết các sự kiện nhưng không nên cho là đủ các khía cạnh: 

• Đại chúng (Công giáo) 

• Phụng vụ Thánh (Chính thống giáo) 

• Thờ cúng (Cơ đốc giáo) 

• Cầu nguyện Jumaa (giờ ăn trưa Thứ sáu) 

• Kabalat Shabbat (tối thứ sáu) 

Có hướng dẫn riêng bên dưới cho những buổi lễ có các tôn giáo khác nhau/tín ngưỡng khác nhau. 


ĐỜI SỐNG TRẠI 


Đời sống trại là lĩnh vực chính yếu trong đó các mối quan hệ mới được thiết lập và sự suy ngẫm có thể nảy sinh. Sống cùng nhau cũng chính là nơi các Hướng đạo sinh trải nghiệm với những niềm tin khác nhau và chuẩn mực đạo đức của những người cùng trang lứa, do vậy đó chính là nơi chủ yếu cho đối thoại các tôn giáo khác nhau. 

Có thể xem xét khu vực yên tĩnh để có không gian cho sự suy tư và cầu nguyện cá nhân. Những khu vực này sẽ mang lại lợi ích nhờ vào việc trang bị thích hợp và có thể bố trí nhân viên. 

Điều quan trọng là những người tổ chức đảm bảo rằng những người tham gia có thể tiếp tục lễ nghi tôn giáo bình thường của họ trong suốt các sự kiện Hướng đạo. Nên đặc biệt xem xét đến nhu cầu ăn uống, cân nhắc thời gian, và tắm rửa để đảm bảo tạo điều kiện cho việc cầu nguyện và thiền định. Cả các Trưởng và các tổ chức tôn giáo nên được tư vấn về những kế hoạch này. 


BUỔI LỄ CÓ NHIỀU TÍN NGƯỠNG Ở NHỮNG SỰ KIỆN HƯỚNG ĐẠO LỚN 


Một buổi lễ liên tôn giáo là một loại Scouts’ Own và ở một sự kiện Hướng đạo lớn có thể là tín hiệu công khai quan trọng về thiện ý của các cộng đồng tín ngưỡng để cùng nhau làm việc trong Phong trào Hướng đạo. Như một hoạt động giáo dục, nó hướng dẫn ở sự tăng cường sắp xếp làm việc cùng nhau hơn là phát triển kiến thức về những truyền thống khác. Tuy nhiên nó có thể tạo thêm sự kích thích để suy ngẫm về Lời Hứa và Luật Hướng đạo. 

• Hãy áp dụng Phương pháp Hướng đạo trong kế hoạch buổi lễ. 

• Hãy đảm bảo buổi lễ được tuổi trẻ hướng dẫn. Thường không nên có sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo. 

• Hãy đánh giá cao sự tham gia diễn ra những hình thức suy ngẫm về những trải nghiệm đã trợ giúp bởi những gì được trình bày ở buổi lễ. 

• Hãy sử dụng những yếu tố tôn giáo một cách rõ ràng, cụ thể để các truyền thống dễ nhận biết. Nhằm mục đích làm phong phú trong sự đa dạng hơn là một hình thức chung. Như sự tham gia của những người ngoài dự kiến, sự điều chỉnh không cần phải làm theo hình thức của họ. Do vậy, các thuật ngữ như Allah và Jesus có thể được giữ lại. 

• Hãy dẫn dắt nội dung bằng câu hỏi: “Thông điệp của truyền thống tôn giáo này cho nhân loại về chủ để này là gì?” 

• Hãy rất thận trọng trong việc yêu cầu người tham gia cùng tham gia với những lời cầu nguyện hay hành động. Điều này có thể chỉ được thực hiện khi bài văn và ý nghĩa được tất cả mọi người chấp nhận. Tuy nhiên ghi nhớ rằng tất cả các bản văn là chất đầy giá trị đạo đức và phản ánh một quan điểm riêng biệt và thận trọng không nên cho rằng đó là lối diễn bày được chấp nhận. 

• Hãy thận trọng trong việc chọn lựa biểu tượng cho hoạt động chung. 

• Hãy mời người tham gia vào chỉ khi họ cảm thấy thoải mái. 

• Hãy đạt được sự chuyển dịch chính xác tất cả nội dung để đảm bảo thích đáng. 

• Đừng sử dụng Lễ nghi liên tôn giáo như thời khắc sẻ chia cầu nguyện. 

• Đừng đoán chừng những gì người khác tin hoặc họ sẽ phản ứng thế nào. 

• Đừng đại diện người khác cầu nguyện. Lời cầu nguyện có thể được đọc bao gồm những lời cầu nguyện những điều tốt lành cho người khác, nhưng không như cách hàm ý họ trong lời nguyện cầu. 

• Đừng sử dụng buổi lễ như một cơ hội cho quy y, nhập đạo. 

• Đừng bày tỏ một cách đơn giản về niềm tin tôn giáo. Trong khi tuyên xưng đức tin có thể được yêu cầu trong một số tôn giáo nên được rõ ràng rằng đây là cá nhân và không phải là nội dung chính của bất kỳ một sự can thiệp cụ thể nào. 

• Đừng giải thích tất cả mọi điều: Tương tự như một câu chuyện đùa sẽ không thú vị nếu nó được giải thích, vì thế một biểu tượng sẽ mất hết quyền năng nếu nó cần giải thích. Lời nói cùng hành động nên bình thường là đủ. 

• Đừng để buổi lễ bị kéo dài. 

Nai Thiện chí– Võ Văn Tuấn 


(Dịch theo bản tiếng Anh 
GUIDELINES ON SPIRITUAL AND RELIGIOUS DEVELOPMENT 
được Văn Phòng Hướng đạo Thế giới phát hành năm 2010)
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét