Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Tổng quát về báo chí

Vinh Sơn Trần Hòa, Cử nhân BC

BBT: Tập san VT đã mong mỏi quý Trướng và Tráng sinh cố gắng viết, cố gắng ghi lại những sự kiện, những cuộc thám du, khám phá điều mới lạ, những cung đường dã ngoại... để làm phong phủúthêm cho phong trào, cho cộng đồng và nhất là cho cuộc sống của chính mình. Thế nhưng bao năm qua VT rất ít nhận được những bài viết của quý Trưởng, đặc biệt là các Tráng sinh. Lý do mà các em đưa ra là không biết viết như thế nào, chưa quen về báo chí...

Vì thế kỳ này Tập san VT đã nhờ Trưởng Lm Trần Hòa, chuyên về báo chí (Cử nhân Báo chí), giúp cho một số bài đại cương về báo chí cũng như phương pháp thực hiện các loại bài viết, đế giúp cho những ai quan tâm viết lách mà chưa am tường về báo chí có thể tìm hiểu và thực hiện.

Ke từ số 16 này chúng tôi sẽ gởi đến quý Trưởng và các Tráng sinh những bài cơ bản giới thiệu một cách đại cương về bảo chí, xin cùng đọc.

--- 000 ---

Báo chí là tên gọi của phương tiện thông tin (truyền thông). Có 4 loại báo: báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Chúng ta sẽ tìm hiểu : báo chí bắt nguồn từ đâu, nguyên tắc và mục tiêu báo chí là gì?

I. NGUỒN GỐC CỦA BÁO CHÍ:


Báo chí (BC) là hoạt động thực hiện việc thông tin hiện đại. Ngay từ khi có loài người dù ở đâu người ta cũng cần liên lạc với nhau, cho nhau biết ý nghĩ, ý muốn, việc làm của mình và của những người liên hệ như ông bà, cha mẹ, anh chị, xóm làng để cộng tác, dự kiến công việc như săn bắt, cấy hái, thu hoạch mùa màng, chiến tranh.... Từ đó phát sinh ra việc cần phải truyền tin cho nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, người ta sáng chế ra nhiều phương tiện thông tin:

- Ký hiệu: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, Morse, Sémaphore... để thông tin và ghi chép thông tin của nhau, sau này ứng dụng vào nhiều lãnh vực khác.

- Ca dao, tục ngữ, tuồng kịch... để thông tin những cái hay, cái tốt cho người khác cách thích thú.

- Mõ làng, thông báo dán ở đình, chùa, điếm canh: để thông tin cho mọi người trong làng, xã...Muốn biết tin cứ việc nghe mõ làng, ra đình mà coi...

- Phu trạm và quan lộ: đưa thông tin. báo cáo của các cấp lãnh dạo, vua quan, vùng miền, quốc gia tới các nơi cân thièt. Phương tiện này kéo dài tới thời Pháp thuộc.

Tất cả những phương tiện thông tin trên có thê gọi là “tiền báo chí”.

Báo chí thế giới phát triển từ cuối thế kỷ XIX và rất mạnh trong thế kỷ XX. Khởi đầu từ Pháp. Anh, và phát triển rất mạnh tại Hoa Kỳ, rồi các nước châu Âu khác. Ở Việt Nam việc thông tin có từ lâu, nhưng báo chí chính thức khởi sự từ khi người Pháp đến Việt Nam năm 1861 trở đi với tờ Le Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine là tờ báo khởi đầu. Tờ báo Việt Nam đầu tiên do người Việt Ô. Trương Vĩnh Ký điều hành là tờ Gia Định Báo thành lập năm 1865 tại Saigon.

II. NGUYÊN TẮC CỦA TRUYỀN THÔNG-BÁO CHÍ:


Việc truyền đi thông tin do các cơ quan báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử đều theo nguyên tắc sau đây:

- Đường đi của một thông tin khởi đầu từ người phát thông tin - phương tiện - người tiếp nhận.

- Người phát thông tin : là cơ quan báo chí như tòa báo, đài phát thanh, truyền hình phải tổ chức nhân sự, công việc, kỹ thuật sao cho hoàn hảo nhất, mạnh mẽ nhất, phong phú nhất.

- Nội dung thông tin: nội dung thông tin truyền đi phải chính xác, kịp thời, chất lượng, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của người nhận thông tin là độc giả. khán giả và thính giả.

- Phương tiện truyền thông: là dụng cụ, máy móc của các tờ báo.đài phát thanh, đài truyền hình, nhà mạng pải hoàn hảo, chất lượng cao. phát rõ ràng, sắc nét, rộng khắp đáp ứng yêu cầu khán thính giả khắp nơi.

- Người tiếp nhận: là độc giả, khán, thính giả khắp nơi, là đối tượng mà truyền thông, báo chí phục vụ. Họ có quyền đòi hỏi cao đối với các cơ quan báo chí vì họ bỏ tiền ra mua những thông tin của tờ báo, đài phát hình, phát thanh, internet.

Nền báo chí có phát triển mạnh hay không là tùy nơi mức độ hoàn hảo của bốn khâu nói trên, một tờ báo không thể không quan tâm đến các khâu này.


III. MỤC TIÊU CỦA BÁO CHÍ:


Báo chí nói chung nhằm các mục tiêu như sau:

1. Thông tin: báo chí gởi tin tức tới mọi người dân, mọi tập thể để họ thưởng thức, chuẩn bị thăng tiến cho các sinh hoạt đời sống của họ. Ai cũng có nhu cầu muốn biết thông tin về mình, những gì liên quan đến mình và thế giới.

2. Giải trí: đọc báo nhiều khi để thư giãn, đọc những mục vui, hấp dẫn làm cho đời sống được thoải mái, sung sướng.

3. Kiến thức: qua các thông tin báo chí cung cấp nhiều kiến thức cho bạn đọc, bất cứ cái gì cũng có trên báo chí không ở báo này thì ở báo kia. Những người đọc báo hằng ngày liên lục sẽ có nhiều hiểu biết hơn các người không đọc.

4. Giáo dục công dân: khi thông tin đến quần chúng, báo chí mặc nhiên giới thiệu các giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống và người đọc học được những điều tốt đẹp. những gương lốt của người khác và được thăng tiến về nhiều mặt, nhất là đạo đức xã hội. Người thường xuyên đọc báo sẽ biết hướng cuộc sống của mình tới những lý tưởng cao đẹp.

5. Vân đông chính trị: báo chí là phương tiện tuyên truyền mạnh nhất cho các chủ trương, chính sách của Nhà Nước, đường lối, sinh hoạt của các tổ chức xã hội. Nhà Nước nào cũng chi phối, ảnh hưởng trên các cơ quan báo chí trong nước và có những tờ báo riêng của mình.

Từ những khái quát trên đây, chúng ta sẽ đi sâu vào các thể loại trước khi tìm hiểu cách viết một bài báo.

CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ PHỔ THÔNG


Để viết một bài báo đúng thể loại và hay, trước hết chúng ta phải hiểu và phân biệt rõ các thể loại báo chí (BC), còn cách bố cục và trau chuốt lời văn thế nào là chuyện sẽ bàn sau.

I. CÁC LOẠI BÀI BÁO:


Có nhiều cách phân loại khác nhau, ở đây chúng ta theo cách phân loại phổ thông hơn cả, được nhiều giảng viên dùng dạy trong các đại học báo chí trong và ngoài nước.

Nói tổng quát báo chi có 03 loại bài: bài thông tấn, bài chính luận và bài ký báo chí.

1. Bài thông tấn là những loại bài viết về các sự kiện xảy ra cách xác thực và kịp thời chủ yếu để thông tin cho độc giả, gồm các loại bài tin tức, phỏng vấn và tường thuật, phản ánh (điều tra). Tin tức giữ vai trò chủ yếu của thế loại thông tấn này.

2. Bài chính luận là những bài bình luận, giải thích, phê bình các sự kiện, các vấn đề nổi bật, tiêu biểu của xã hội theo quan điếm nhất định để hướng dẫn dư luận quần chúng gọi là thông tin lý lẽ, gồm các bài hình luận, xã luận và chuyên luận. Xã luận giữ vai trò chú yếu, là tiếng nói chính thức của tờ báo.

3. Bài ký báo chí: là những bài phản ánh các sự kiện có thật của xã hội phong phú sinh động và hấp dẫn nhờ thông tin thẩm mỹ của nó, gồm các loại phóng sự, ký sự, ký chân dung và ghi nhanh... Phóng sự là loại bài chủ yếu của ký báo chí.

II. TỜ BÁO PHổ THÔNG THƯỜNG GỒM NHỮNG LOẠI BÀI NÀO?


Một tờ báo thông thường như tuần san, nguyệt san, kỳ san của các đoàn thể, cộng đoàn, trường học... cỏ đủ loại bài, nhưng còn tùy thuộc vào chủ trương, nội dung và độc giả của tờ báo mà chọn sử dụng loại bài nào nhiều hơn. Những loại bài thông dụng như sau:

1. Tin tức: tin tức phải chiếm phần lớn trên các trang báo. Độc giả nào cũng muốn biết tin tức liên quan đến mình, khu vực mình đang ở, hoạt động của mình đang tiến hành. Theo The Missouri Group trong News Reporting and Writing, tờ báo ngày nay càng nhiều tin càng tốt.

2. Tường thuật: bài báo gần với tin tức, kể lại tiến trình của một sự kiện chính xác, thời sự, thường theo thứ tự thời gian để độc giả có dịp tìm hiểu chi tiết sâu hơn về sự kiện hơn là bản tin.

3. Phản ánh: loại bài trình bày những sinh hoạt, sự kiện của xã hội. tập thể, đáp ứng nhu cầu thông tin sâu hơn của dộc giả, với bút pháp tự nhiên, bình dị. cuốn hút hơn bản tin. Loại này rất phổ thông chiếm tới 60-70% tờ báo.

4. Bình luận: định hướng cho độc giả về một vấn đề nóng hỏng đang gây hoang mang, bức xúc... trong dư luận tập thê.

5. Phóng sự: đáp ứng nhu cầu thông tin sâu rộng, ý nhị và thích thú hơn những bản tin ngắn gọn của độc giả.

6. Xã luận: nói lên chủ trương đường lối của tờ báo để độc giả biết.

7. Ký sự: đáp ứng nhu cầu của độc giả về sinh hoạt nào đó sâu hơn và hấp dẫn, rành rẽ hơn của những người trong cuộc đã trải nghiệm.

8. Các mục khác thêm vào như thư tín, chuyên mục, tiếu thuyết, tiểu phẩm, vui cười, đố vui... làm cho tờ báo phong phú và hấp dẫn.

Chúng ta cần phải xác định rõ tống quát các thế loại và nội dung từng thể loại để tổ chức tờ báo được phong phú, chất lượng, và mỗi ngày có tính chuyên môn hơn.

Các từ chuyên môn:


1. Báo chí: chỉ các sản phẩm thông tin cho tập thể, xã hội do một cơ quan đảm trách phố biến ra, gồm 04 loại: báo in, báo nói, báo hình và báo diện tử.

2. Thông tấn: (thông: truyền đi; tấn: tin tức) bài có nội dung thông tin do một cơ quan thu nhận, tuyên chọn, truyên di qua các loại BC. Cơ quan đó gọi là thông tấn xã: T I XVN, TI X UPI, TTX REUTER, AP... Cơ quan phổ biến thông tin mua lại, thuê lại phố biến ra gọi là báo chí.

3. Phòng sự: bài báo viết vê một việc nổi bật. sâu xa, với lối văn hấp dẫn người đọc.

4. Nhật báo: tất cả nội dung gói trọn trong 1 ngày; Tuần báo: tất cả nội dung gói trọn trong 1 tuần; Nguyệt san (báo tháng) tất cả nội dung gói trọn trong 1 tháng; Kỳ san, chuyên san: thông tin, bài viết chuyên về một chủ dề lớn. hay chuyên mục sâu rộng mang tính chuyên môn.

Trần Hòa.


Tài liệu tham khảo cho các bài viết:


- Báo chi Việt Nam từ khởi thủy đến năm ] 945.TS Huỳnh Văn Tòng.

- Truyền thông đại chúng nhập môn, TS Huỳnh Văn Tòng

- Kỷ gia chuyên nghiệp, John Hohenberg

Các thế loại BC, Đức Dung-News reporting and Writing, The Missouri Group
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét