Sóc tử tế
- Chào Trưởng, cho em hỏi thăm sức khoẻ của Trưởng lúc này như thế nào ạ.
- Cám ơn em có lời hỏi thăm. Sức khoẻ của Trưởng hiện nay cũng “tàm tạm, lai rai, đủ xài, theo kiểu con nhà cận nghèo”.
- Nghe tin ngoài đó, dịch bênh Covid-19 cũng lan tràn nhiều lắm hả Trưởng.
- Đúng vậy em, nhưng có lẽ không bằng sự quậy phá khủng khiếp của nó ở trong thành phố của em.
- Thật ra thì ở đâu nó cũng quậy phá thế thôi, nhưng trong này lại có thêm sụ quậy phá của con người, thành ra nó trở nên khủng khiếp như vậy đó Trưởng.
- Trưởng cũng có đọc tin hằng ngày, nên cũng hiểu được chút chút.
- Trưởng biết, thành phố của em được gọi là thành phố không ngủ, lúc nào cũng tấp nập, cũng bận rộn, cũng ồn ào, náo nhiệt, thế mà trong mấy tháng qua nó đã trở thành “thành phố ma”, thành phố của sự chết. Đường phố vắng teo, không một bóng người dân, ngoại trừ các lực lượng công tác, và nhân viên giao tro cốt.
- Ừ, ai cũng biết điều đó rồi. Một bài học quá đắt giá, quá đau thương. Em gọi Trưởng chắc có gì muốn hỏi hả?
- Dạ, cũng có nhiều điều muốn tham khảo ý kiến Trưởng, nhưng lúc này thì em không dám, vì em biết Trưởng đang ở trong thời kỳ “Hậu Cô Vi”, Trưởng cần nghỉ dưỡng để lấy lại “năng lượng tích cực” cho cuộc sống.
- Đúng là Cô Vi này ranh ma quỉ quái lắm, Cô ta quậy tưng bừng và đòi mình đi theo cô ta. Nhưng mình đâu có ngu, HĐS mà, đi theo cô ta mà chết à. Mình đủ tỉnh táo để tìm mọi cách đuổi cổ cô ta. Vất vả lắm, nhưng sau 8 ngày cô ta cũng đành phải lủi thủi rút lui. Đi rồi, nhưng cô ta cũng tinh quái để lại nhiều hệ luỵ mà mình phải từ từ giải quyết, nên bà con thường gọi là “hậu cô vi”. Nhưng chắc chắn cũng xong thôi.
- Em biết một khi Cô ta gặp ai thì cô ta quậy cho tới bến, quậy đủ kiểu: bốc hoả, nghẹn ngào, dã dượi, cả ma thuật làm cho lưỡi, mũi vô tác dụng, ai yếu bóng vía thì cô ta hớp hồn luôn, và ai biết sự ma mãnh của cô ta và quyết liệt tống xuất cô đi thì cô cũng làm cho người đó mang trọn vết thương lòng, “không lấy cũng quấy cho hôi”, do đó kỳ này em không dám hỏi gì cả, để cho Trưởng mau phục hồi sức lực, sau một cuộc chiến quá căng đét, như xứ Hoa Hướng Dương, Ucraina vậy. Em chỉ gọi để vấn an sức khoẻ của Trưởng thôi. Khi nào Trưởng “bình thường mới” thì em mới dám “gõ cửa”.
- Trưởng rất ngưỡng mộ và quí mến tinh thần nghĩa hiệp của một HĐS, hay nói đúng hơn là của một Trưởng HĐ trẻ như em. Em biết nghĩ đến người khác, trước khi nghĩ đến mình, biết tôn trọng huynh trưởng của mình. Thời này có được những Trưởng trẻ như em thật quí biết bao.
- Em cũng được các Trưởng đàn anh dìu dắt, hướng dẫn đó mà.
- Trưởng nào cũng được dìu dắt, trao truyền tinh thần nhân ái và nghĩa hiệp của BP, nhưng đâu có phải ai cũng thấm nhuần cái tinh thần của BP, họ chỉ mặc bộ đồ của BP thôi (đồ HĐ), còn cái cốt lõi cuôc sống là tinh thần nội tâm BP của họ, nào có giống BP chút nào đâu!
- Buồn quá hả Trưởng!
- Buồn cho phong trào một phần, nhưng buồn cho họ nhiều phần hơn. Vì mục đích của phong trào, của BP là muốn trao truyền cho họ cái bí kíp HANH PHÚC, nhưng họ đã đánh mất bí kíp đó rồi.
- Dạ, thưa Trưởng.
- Giờ thì Trưởng chia sẻ với em về một bài báo của chính Trưởng Trần Văn Khắc viết năm 1932 trên “Bắc Kỳ Thể Thao” ra ngày 8 Novembre 1932 (ngày 8-11-1932), để khẳng định một lần nữa là danh xưng “Đồng Tử quân” chỉ dùng cho đoàn Lê Lợi của Trưởng Khắc trong lúc mới thành lập, và sau đó không dùng nữa và dùng danh xưng Hướng Đạo đoàn do Trưởng Hoàng Đạo Thuý khai xướng. Từ năm 1930, khắp Hà Nội và miền Thượng đến miền Trung và lân cận Hà Nội người ta đã nghe, đã thấy những đoàn HĐ rồi. Bài báo do Trưởng Trần Văn Khắc viết như sau.
- “Chẳng còn như hồi năm ngoái (người viết ghi thêm 1931), năm kia (người viết ghi thêm 1930), hai tiếng Hướng Đạo ngày nay (năm viết bài báo1932), đối với đồng bào xứ Bắc ta nghe nói đã quen quen, mà thấy người Hướng đạo bây giờ, cũng ít người còn cho là lính, là phường xiếc, là đá bóng hay là người thi xe đạp nữa. Nói tóm lại thời Hướng đạo đoàn hình như cũng sắp tới kỳ phổ thông rồi vậy”.
- Trưởng Khắc viết bài này vào năm 1932, nên năm ngoái tức là 1931, và năm kia tức là 1930 danh xưng HĐ được phổ biến khắp xứ Bắc kỳ rồi hả Trưởng.
- Đúng vậy em, trong hai năm 1930 và 1931 đã có nhiều nơi ở Bắc Kỳ đã lập Đoàn HĐ. Trưởng Khắc đã cho biết:
“Đem bản địa đồ xứ Bắc ra coi, trên Thượng du ta thấy có Lạng Sơn, Na Chầm, Đồng Đăng, Lộc Binh. Miền Trung (du) Châu, có Tuyên Quang, phía Đông có Hải Phòng, phía nam có Thái Bình, Nam Định, rồi Trung ương: Hà Nội.”
- Như vậy ngay trong những năm đầu 1930, 1931 không ai và không nơi nào dùng danh xưng Đồng Tử quân nữa phải không Trưởng.
- Chắc rồi, chính tác giả đẻ ra nó (Đồng Tử quân), mà cũng không nhắc gì đến tên nó cả, mà nói năm ngoái (1931), năm kia (1930) người ta còn chưa quen với hai tiếng Hướng đạo, nhưng đến năm 1932 thì “hai tiếng Hướng Đạo ngày nay, đối với đồng bào xứ Bắc ta nghe nói đã quen quen”.
- Vâng thưa Trưởng, chúng ta lại có một tư liệu quí hiếm để xác định danh xưng “Hướng Đạo” đã được xử dụng xuyên suốt từ năm 1930 cho đến nay, không có chuyện “một vài năm sau người ta mới dùng danh xưng “Hướng đạo” thay cho “Đồng tử quân”.
- Lịch sử là bài học quí giá mà mọi người phải tôn trọng. Giáo sư Lam Giang đã từng nói: “Sử phải là tín sử, nghĩa là rất trung thực để cho người đời sau tin được”. Trưởng chúc em luôn thăng tiến về mọi mặt. Hy vọng qua đi thời “Hậu Covid” chúng ta lại tiếp tục trao đổi về nhiều vấn đề mà chúng ta đang búc xúc, đang quan tâm em nhé. Thân mến bắt tay trái em.
Sóc tử tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét