(VĂN PHÒNG HĐTG PHÁT HÀNH)
(Tiếp theo VT. 13)
Võ Văn Tuấn – Nai thiện chí
Lời thưa :
Để giúp cho việc tìm hiểu, nhìn nhận một cách đúng đắn, nhằm xây dựng một chương trình học tập, rèn luyện phù hợp cho Tráng sinh, nhân dịp mừng 100 năm phát triển ngành Tráng Hướng đạo Thế giới,(1918-2018); Chúng tôi sẽ tiếp tục trích dịch tập tài liệu “Guidelines for the Rover Scout Section” (Hướng dẫn cho Ngành Tráng) của Văn phòng HĐTG phát hành đến quý độc giả Vững Tiến.
Đây là tập tài liệu, với các hướng dẫn và ý tưởng, giúp cho những người xây dựng Chương trình Tráng sinh của Ngành Tráng, mà Tráng trưởng cần biết.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ NHU CẦU CỦA THANH NIÊN TRƯỞNG THÀNH
Mục lục
Khái niệm chính
- Giới thiệu:
- Những thách thức cho thanh niên trưởng thành trên thế giới:
- Sự chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành: Lứa tuổi đi vào vai trò của người lớn
- Đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành
- Chương trình Tráng sinh dựa trên các đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành
- Trao quyền cho thanh niên trưởng thành
- Kết luận
------****------
Khái niệm chính :
• Tráng sinh là thanh niên trưởng thành ở giai đoạn cuối cùng để chuyển sang tuổi người lớn.
• Chương trình Tráng sinh phải được dựa trên các yếu tố cơ bản của Phong trào Hướng đạo; cũng như những đặc điểm, nhu cầu của thanh niên trưởng thành; và phải có sự tham gia của họ trong quá trình phát triển chương trình.
• Điều quan trọng để nhận biết nhu cầu của thanh niên trưởng thành và những người lớn hỗ trợ cho họ; mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia (NGO) phải tìm được phương pháp phù hợp nhất, cũng như theo văn hóa, phong tục truyền thống…
• Ngành Tráng không phải chỉ giới hạn trong các hoạt động giải trí mà phải giúp giới trẻ đối mặt và chủ động giải quyết những vấn đề chủ yếu của họ về: giới tính, các mối quan hệ, tình yêu thương và xây dựng gia đình; chuẩn bị nghề nghiệp sinh sống và thâm nhập vào thị trưởng việc làm; nghĩa vụ công dân và tham gia cộng đồng; các giá trị tinh thần, đạo đức và ý nghĩa của cuộc sống.
1. Giới thiệu:
Spoiler:
Phân tích những đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành không đơn thuần là một vấn đề về thống kê và các con số. Mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia có trách nhiệm phát triển và thường xuyên cập nhật Chương trình Tráng sinh; chương trình này được xây dựng dựa trên những yếu tố cơ bản của Phong trào Hướng đạo và phải tính đến những đặc điểm, nhu cầu của thanh niên trưởng thành. Những đặc điểm và nhu cầu này biến đổi theo môi trường văn hóa- xã hội, nơi mà người thanh niên trưởng thành đang sống, đó là lý do không thể sao chép phát triển chương trình của một Tổ chức Hướng đạo Quốc gia này cho một Tổ chức Hướng đạo Quốc gia khác trong ngữ cảnh khác nhau. Người thanh niên trưởng thành cũng thay đổi từ thế hệ này đến thế hệ khác, bởi vì xã hội tự nó luôn thay đổi; đây là lý do tại sao Chương trình Tráng sinh phải được thường xuyên cập nhật, trong khi đó phải tôn trọng các yếu tố cơ bản của Phong trào.
Có một số thách thức đối mặt với những người phát triển chương trình và các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia khắp thế giới liên quan đến việc phân tích các đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành. Một số thách thức này bao gồm:
• Phát triển Chương trình Tráng sinh dựa trên “kinh nghiệm và quan điểm của người lớn” (Những điều người lớn nghĩ Chương trình Tráng sinh nên làm);
• Có xu hướng cho rằng những phân tích về đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành ở những nơi khác trên thế giới cũng giống như của chính đất nước họ;
• Tin rằng những đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành ngày nay cũng giống như trước đây; và
• Những thanh niên trưởng thành khó tham gia vào tiến trình phân tích những đặc điểm và nhu cầu của chính bản thân họ.
Để đáp ứng những thách thức này trong số những việc khác, chương này nhằm cung cấp cho bạn, là những người phát triển chương trình ở cấp quốc gia, với những thông tin, tư vấn và hướng dẫn về:
• Những thách thức cho thanh niên trưởng thành trên thế giới;
• Sự chuyển tiếp sang tuổi người lớn;
• Những đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành (làm thể nào nhận định được những đặc điểm và nhu cầu này ở quốc gia của bạn); và
• Phát triển Chương trình Tráng sinh dựa trên các đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành.
Trong việc phát triển Chương trình Tráng sinh, các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia phải:
• Phân tích đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành ở chính quốc gia của mình;
• Nhận định những mối quan tâm chủ yếu, những thách thức và các vấn đề dành cho thanh niên trưởng thành ở quốc gia bạn; và
• Phát triển Chương trình Tráng sinh dựa trên những điều đã nắm được này.
2. Những thách thức cho thanh niên trưởng thành trên thế giới:
Spoiler:
Sự tiến bộ của nền văn minh phần lớn được xác định bởi mức độ mà mỗi cá nhân được tạo cơ hội để đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội. 1,2 tỉ người ở lứa tuổi 15 – 24 vào năm 2007 – những người mà Liên Hiệp Quốc đề cập đến như là “thanh thiếu niên” hay là “giới trẻ” – là thế hệ được giáo dục tốt nhất trong quá trình lịch sử cá nhân. Là hợp phần 18% của dân số thế giới, thanh thiếu niên ngày nay là nguồn lực to lớn cho sự phát triển quốc gia. Có minh chứng rõ ràng xác định thanh thiếu niên ngày nay về việc tự trau dồi và có trách nhiệm để cải thiện các mối quan hệ, chính trị và cơ cấu kính tế của xã hội thông qua hoạt động cá nhân và tập thể. Ví dụ, giới trẻ ở tất cả các khu vực khai thác một cách tích cực internet để cải thiện sự giáo dục, nâng cao các kỹ năng của họ và tìm kiếm việc làm; giới trẻ đang góp phần đến việc tranh luận toàn cầu về các vấn đề phát triển chủ lực và những chính sách thông qua việc tham gia vào các nhóm hoạt động xã hội và các hoạt động tình nguyện khác, họ cũng đang di trú với số lượng lớn, đôi khi đem đến sự rủi ro cho chính cuộc sống của họ, và mất liên lạc với gia đình, bạn bè để tìm những sự chọn lựa tốt hơn ở bên ngoài đất nước họ đang sống.
Spoiler:
Tuy nhiên, lợi ích có thể được khai thác từ cộng đồng to lớn thanh thiếu niên không phải tự động mà có. Vì lẽ rằng thời kỳ thanh thiếu niên cũng là thời kỳ chuyển tiếp từ thời thơ ấu còn phụ thuộc đến thời kỳ trưởng thành được độc lập, có thể bị hỗn độn và kéo dài. Tuy vậy, khi xã hội tạo cơ hội và hướng dẫn phù hợp cho giới trẻ xây dựng năng lực của họ để đóng góp vào sự phát triển bằng cách đầu tư vào giáo dục, sức khỏe, công việc, thể thao và các hoạt động nhàn rỗi, năng lực của giới trẻ có thể được mở ra sớm và sự đóng góp của họ đến sự phát triển có thể được thực hiện.
Spoiler:
Báo cáo Thanh thiếu niên Thế giới của Liên hiệp quốc năm 2007 – Sự chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành của thanh thiếu niên: Sự Tiến bộ và Thách thức lập luận rằng để được hưởng lợi từ năng lực của giới trẻ, xã hội phải đảm bảo các cơ hội đem đến cho thanh thiếu niên trong tiến trình phát triển phải được nuôi dưỡng và bảo vệ. Nếu điều đó thất bại có thể dẫn đến việc loại trừ giới trẻ ra ngoài lề xã hội và lấy đi năng lượng, động lực và sự sáng tạo của họ. Báo cáo ghi nhận rằng khả năng của thanh thiếu niên đóng góp đến sự phát triển xã hội của họ có thể bị miễn cưỡng không chỉ bởi thiếu năng lực giữa họ mà còn do hạn chế cơ hội cho sự tham gia trong việc phát triển theo kinh tế toàn cầu và các cơ quan chính trị, xã hội trải qua sự thay đổi lớn. Vì lý do này, có một nhu cầu cấp thiết cho các chính sách rằng không chỉ xây dựng tiềm năng giới trẻ mà còn rộng mở đón nhận sự tham gia của thanh thiếu niên trong các lĩnh vực như tuyển dụng việc làm, cam kết của công dân, sự tham gia chính trị và hoạt động tình nguyện. Một môi trường thuận lợi phải được tạo nên để tạo cơ hội cho giới trẻ được nghe, được thấy như những người đang đóng vai trò tích cực trong giai đoạn phát triển.
Spoiler:
Trong việc xem xét lại những vấn đề chính yếu, những cơ hội và thách thức về giai đoạn chuyển tiếp của thanh thiếu niên trong những vùng khác nhau trên thế giới, báo cáo nhận ra rằng có nhiều khía cạnh đáng chú ý đến sự phát triển mà thanh thiếu niên đã làm và những thách thức mà họ tiếp tục đối mặt khắp thế giới. Một hạn chế phổ biến khắp mọi nơi, dù như thế nào, cũng là sự thiếu đi một môi trưởng thuận lợi cho sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên. Các nhân tố như việc đầu tư về giáo dục không thỏa đáng, để có được chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe, cá nhân phải chi phí cao và thị trường lao động thì co lại, trong đó giới trẻ thường được tuyển dụng sau cùng và đó là trở ngại thực sự đến việc tham gia có ý nghĩa cho sự phát triển trong cộng đồng của họ.
Spoiler:
Ở một số vùng, phần lớn thanh thiếu niên không đạt được những cấp độ giáo dục cho họ khả năng cạnh tranh hiệu quả ở thị trường lao động. Ở những vùng khác, giới trẻ đã đạt được những cấp độ cao của giáo dục nhưng lại không tìm được việc làm bởi vì không tương xứng giữa kiến thức và kỹ năng họ đạt được với nhu cầu trong một thị trường lao động đang biến đổi. Ở tất cả các vùng, sự toàn cầu hóa và thị trưởng lao động đang biến đổi đã làm cho các cơ hội có được việc làm của giới trẻ bị thu hẹp lại.
Giới trẻ không phải là một nhóm đồng nhất; những thách thức và cơ hội tác động đến cuộc sống của họ tương tự nhau nhưng được đặc trưng bởi những khác biệt quan trọng bắt nguồn từ những tình huống ngữ cảnh khác nhau. Để tránh giải quyết các vấn đề theo một cách gợi ý thống nhất toàn cầu hơn là thực tế, báo cáo Thanh thiếu niên Thế giới 2007 của LHQ đã thông qua phương pháp tiếp cận vùng. Dưới đây bạn sẽ thấy được những thách thức chủ yếu tác động đến những người lớn trẻ tuổi (thanh niên trưởng thành) như đã nhận biết trong tài liệu: Giới trẻ, Giáo dục và Việc làm: Quan điểm theo khu vực.
2.1 Châu Á
Spoiler:
• 55% lực lượng lao động trẻ toàn cầu sống ở Châu Á (toàn cầu có xấp xỉ 633 triệu lao động trẻ - năm 2005)
• Đến được với giáo dục đã mở rộng ở nhiều vùng của Châu Á, với những thành tựu đáng chú ý nhất ở bậc tiểu học. Trẻ gái cũng được tăng lợi ích từ bậc tiểu học. Ví dụ, ở Ấn Độ việc ghi danh cho trẻ gái cân đối ở bậc tiểu học đã tăng lên từ 84 lên 96% từ năm 1998 đến 2002.
• Châu Á là một vùng có sự tiếp nhận và chuyển đi về di trú lớn, như nhiều cơ hội việc làm ở bên ngoài đất nước đã thúc đẩy hàng triệu người Châu Á trẻ trở nên lưu động trên cả hai mặt thường xuyên và không thường xuyên.
• Cơ hội cho việc di trú đến các quốc gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã gia tăng về thanh niên Châu Á có kỹ năng cao, kết quả đã mất đi đáng kể những người trẻ giỏi có kỹ năng chuyên môn cao ở nhiều quốc gia.
• Với 29% trên tổng số toàn cầu số người đang học tập nghiên cứu ở nước ngoài, Đông Á và Thái Bình Dương đóng góp lượng sinh viên học tập và nghiên cứu ở nước ngoài nhiều nhất.
• Trung Quốc có 14% trên tổng số các sinh viên lưu động.
2.2 Mỹ Latin
Spoiler:
• Tỉ lệ mạng lưới tuyển sinh cho các trường tiểu học ở Mỹ Latin là 95%, cao hơn sự phát triển bình quân thế giới là 85%.
• Chênh lệch giới tính về trình độ học vấn và giáo dục có tỉ lệ tương đối thấp so với những vùng khác trên thế giới. Đối với hầu hết các quốc gia, thiếu hụt về trình độ học vấn là kém hơn 2%.
• Ở Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Honduras, Mexico, và Venezuela, tỉ lệ trình độ học vấn của trẻ gái cao hơn trẻ trai.
• Ở Argentina có tỉ lệ tổng tuyển sinh đại học cao nhất trong khu vực. Với hơn ba phần tư phụ nữ trẻ và xấp xỉ hơn một nửa đàn ông trẻ trong số đó đang theo đuổi học tập nghiên cứu cao hơn (theo Viện Thống kê LHQ năm 2007).
• Nhưng về mặt việc làm và mức thu nhập của giới trẻ Mỹ Latin thì ngày nay kém hơn 15 năm trước đây.
• Năm 2002, khoảng 18% ở lứa tuổi 15 – 19 không học tập cũng không làm việc, và khoảng 27% ở lứa tuổi 20 -24 cũng tình trạng tương tự.
• Trẻ có lứa tuổi từ 15 – 19 có tỉ lệ cao nhất đứng thứ hai trong số những người sống trong cảnh nghèo, sau trẻ dưới 14 tuổi (nhóm nghèo nhất của xã hội).
2.3 Tiểu vùng Sahara Châu Phi
Spoiler:
• Sự tiến bộ lớn lao đã đạt được về giáo dục. Mạng lưới tuyển sinh tiểu học đã tăng lên từ 57% năm 1999 đến 70% năm 2005.
• Tuyển sinh đại học trong vùng tăng gần gấp đôi giai đoạn từ 1991 đến 2004. Tuy nhiên, tỉ lệ tuyển sinh trung học vẫn tiếp tục duy trì ở mức độ rất thấp, với sự thay đổi nhỏ được ghi nhận những năm gần đây.
• Thanh thiếu niên ở Tiểu vùng Sahara Châu Phi là lực lượng lao động phát triển nhanh nhất trên thế giới, tuy vậy số giới trẻ thất nghiệp ở toàn Châu Phi tăng lên khoảng 34% trong giai đoạn từ 1995 đến 2005.
• Nhiều thanh niên buộc phải đảm nhận công việc được đặc trưng do điều kiện nghèo nàn ở các ngành kinh tế không chính thức và nông nghiệp.
• Tỉ lệ thanh thiếu niên sống trong cảnh nghèo nàn là vô cùng cao. Hơn 90% giới trẻ Nigerian và Zambian (gần 40 triệu người) sống với mức ít hơn 2USD/ngày
2.4 Trung Đông và Bắc Phi
Spoiler:
• Trình độ học vấn và năm học bình quân tăng lên đáng kể ở các vùng từ thập kỷ 1970. Sự thiếu sót về giới tính ở các năm học bình quân đã được bổ khuyết nhanh chóng.
• Đây là vùng duy nhất trên thế giới có tỉ lệ thanh niên được tuyển dụng làm việc gia tăng hơn thập kỷ qua.
• Thất nghiệp chủ yếu là vấn đề của thanh thiếu niên chứ không phải là vấn đề dân số nói chung. Giới trẻ chiếm khoảng một phần ba dân số trong độ tuổi lao động trong khi đó họ chiếm gần như một nửa tổng số những người thất nghiệp ở trong vùng.
• Vùng có tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất và tỉ lệ lực lượng lao động thanh niên tham gia thấp nhất trên thế giới (40%). Vùng Trung Đông và Bắc Phi cũng có tỉ lệ dân số trẻ làm việc thấp nhất trên thế giới (29,7%). Điều này có nghĩa là trong vùng cứ ba người trẻ thì một người có việc làm.
• Bình quân lực lượng lao động nữ thanh niên tham gia duy trì ở mức 25.1% phần trăm vào năm 2005. Đây là mức thấp nhất và cũng thấp hơn tỉ lệ 54,3% đối với nam thanh niên ở trong vùng.
2.5 Các nước đảo nhỏ đang phát triển:
Spoiler:
• Hẩu hết các nước đảo nhỏ đang phát triển có tỉ lệ tuyển sinh tiểu học cao nhưng tỉ lệ người đạt đến cấp cuối của bậc tiểu học thì khác nhau lớn.
• Ví dụ, ở Barbados có 99,5% trẻ em gái và 95,7% trẻ em trai hoàn thành tiểu học trong khi chỉ 55,9% trẻ em ở Comoros ở lại trưởng tiểu học cho đến lớp cuối cùng.
• Tỉ lệ tổng tuyển sinh cấp hai nói chung tăng từ cuối thập kỷ 1990, và phần lớn các quốc gia đảo nhỏ phát triển đã đạt được cân bằng giới tính ở giáo dục cấp hai hoặc là có nhiều trẻ gái đăng ký học hơn là trẻ em trai.
• Nạn thất nghiệp ở thanh niên vẫn cứ cao ở hầu hết các nước đảo nhỏ phát triển; ở Caribbean cứ năm thanh niên thì có một người thất nghiệp.
• Những thành tựu cao đạt được trong giáo dục của phụ nữ trẻ dường như không đem lại lợi ích trong triển vọng việc làm của họ; và có nhiều khả năng thất nghiệp hơn nam giới. Ở Saint Lucia, hầu như một nửa phụ nữ trẻ ở thị trường lao động bị thất nghiệp
2.6 Các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi:
Spoiler:
• Số lượng tuyển sinh vào bậc tiểu học và trung học giảm ở một số quốc gia trong vùng, nhưng tuyển sinh các bậc cao hơn đã tiếp tục tăng ở hầu hết các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.
• Phụ nữ trẻ ở cấp giáo dục đại học, cao đẳng đã tăng trưởng ở nhiều quốc gia và bây giờ còn trội hơn nam giới.
• Tuy nhiên, sự chuyển đổi về kính tế - xã hội đã diễn ra trong vùng này suốt hai thập kỷ qua đã làm tăng lên đáng kể triển vọng thị trường lao động cho thanh niên.
• Ở Trung và Đông Âu, 33,6% thanh niên không đến trường và không có việc làm.
2.7 Các nước có thị trường phát triển:
Spoiler:
• Có nhiều cơ hội cho thanh niên sống trong những nước có nền kinh tế thị trường phát triển chưa từng có so với những vùng khác trên thế giới.
• Tỉ lệ tuyển sinh và hoàn tất cao ở các bậc giáo dục.
• Tổng số thanh niên thất nghiệp ở những nền kinh tế này đã chấm dứt hơn thập kỷ qua, và nam nữ thanh niên hầu như được xem bình đẳng để tham gia thị trường lao động
• Mặc dù các điều kiện ở thị trường lao động khá tốt, nhiều thanh niên gặp khó khăn để công việc đạt được sự ổn định, tươm tất và lâu dài đúng với trình độ kỹ năng của họ.
• Thực tập dường như đã trở thành giai đoạn chờ đợi cho những người chưa thể tìm được việc làm phù hợp ngay tức thì hay cho những người tìm kiếm cơ hội có công việc tốt hơn.
• Sự kém năng lực của thanh niên để đảm bảo có công việc được trả lương cao là nhân tố chính làm chậm quá trình chuyển tiếp của thanh niên sang tuổi người lớn độc lập ở trong nền kinh tế thị trưởng phát triển. Khoảng từ năm 1985 đến 2000, khả năng của người thanh niên trưởng thành để hình thành nên những hộ gia đình độc lập trong nền kinh tế thị trường phát triển đã sụt giảm.
• Với dòng người trẻ nhập cư, dân số thanh thiếu niên trong các quốc gia phát triển trở nên tăng lên một cách đa dạng. Số nhập cư bây giờ cấu thành 9.5% dân số của các quốc gia phát triển.
Vào giai đoạn đầu của thế kỷ này, tỉ lệ người lớn tuổi và thanh thiếu niên có phần ngang nhau của dân số thế giới. Tỉ lệ người từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp đôi, tăng lên từ 10 đến 21% khoảng năm 2000 – 2050 và tỉ lệ người dưới 14 tuổi sẽ sụt giảm 1/3, từ 30 xuống 20%. Dân số thanh thiếu niên sẽ giảm từ 18 xuống 14% trên tổng dân số.
Phạm vi để một thanh niên phụ thuộc kinh tế, độc lập hay phụ thuộc gia đình có thể thay đổi vô cùng nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa không kém phần quan trọng đối với tình trạng hiện tại và lâu dài của cả họ và gia đình. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao ngăn cản hoặc làm trì hoãn nhiều người trong giới trẻ việc trở nên độc lập kinh tế với gia đình của họ.
Mối quan hệ giữa các thế hệ cũng liên quan đến các trào lưu văn hóa. Trong giai đoạn chuyển biến từ thời thơ ấu đến trưởng thành, những người trẻ tuổi tạo nên bản sắc riêng của họ, chấp nhận các quy chuẩn văn hóa và giá trị của cha mẹ, làm thích ứng với những người chung quanh trong xã hội. Toàn cầu hóa phương tiện truyền thông đã mở rộng phạm vi quy chuẩn văn hóa và các giá trị mà giới trẻ vạch ra trong việc tạo nên bản sắc của họ. Giới trẻ tiếp nhận ngày càng nhiều mặt văn hóa của khắp nơi trên thế giới và kết hợp lại thành bản sắc riêng của mình. Điều này có thể là nguyên do tạo khoảng cách văn hóa với cha mẹ, ông bà của họ và rộng hơn nữa. Sự “phân chia các thế hệ kỹ thuật số” giữa các thế hệ già và trẻ cũng góp phần tạo nên khoảng cách này.
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (được LHQ đề ra) có thể được hiểu như là một tập hợp các mục tiêu mới đã được thống nhất nhằm vào giới trẻ. Hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là trực tiếp liên quan đến cả trẻ em và thanh thiếu niên của thế hệ kế tiếp hoặc các vấn đề lớn liên quan đến giới trẻ như sức khỏe bà mẹ và HIV/AIDS.
Thanh thiếu niên là một phần không thể thiếu của xã hội dân sự. Việc tham gia trong các hoạt động xã hội dân sự đảm bảo rằng thanh thiếu niên được tham gia định hình cho tương lai của họ. Giới trẻ cần được tham gia vào quá trình ra quyết định để giúp định hướng cho chính trong môi trường kinh tế - xã hội của họ.
Hầu hết giới trẻ kiểm soát tốt sự chuyển tiếp từ thời thơ ấu được bảo vệ đến thời kỳ trưởng thành độc lập. Với sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và các bạn đồng trang lứa, phần lớn thanh thiếu niên nói cho cùng cũng tìm được cho mình một vị trí có ý nghĩa trong xã hội với vai trò thanh niên trưởng thành. Một phần nhỏ giới trẻ rẽ sang một lối khác; một số trở nên có những hành vi liều lĩnh mà có thể nguy hại đến vị trí xã hội và sức khỏe của mình. Nhiều người trong giới trẻ khám phá bản năng giới tính của họ, và đối với một số khám phá này phần nào đo mắc vào rủi ro. Một số thanh thiếu niên thử sử dụng ma túy hoặc liều lĩnh vào những việc phạm pháp, chủ yếu là thời kỳ tạm thời. Những rủi ro trong giai đoạn quá độ này đã không thay đổi nhiều qua các thế hệ, và chúng vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với hầu hết giới trẻ ngày nay.
3. Sự chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành: Lứa tuổi đi vào vai trò của người lớn
Spoiler:
“Bất kể sự hình thành lịch sử, văn hóa hay môi trường, hoàn cảnh riêng biệt nào, một trong những chức năng trọng tâm của tuổi thanh niên là chuyển khỏi sự bảo bọc an toàn của cha mẹ. Giới trẻ phải học cách nhận lấy trách nhiệm cho chính cuộc sống của họ và dừng ngay việc dựa dẫm vào cha mẹ ra quyết định cho mình, cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và cung cấp cho mình cả các mối quan hệ xã hội và sự hỗ trợ tài chính. Điều này chuyển đổi đến cuộc sống tôi làm trung tâm và sự gia tăng đáng kể về tính tự chủ cũng chứa một yếu tố rủi ro. Xét cho cùng, những quyết định được đưa ra có thể khác với những gì được mong đợi. Điều này có nghĩa rằng vai trò của cha mẹ cũng như của người ra quyết định giảm xuống và phạm vi của sự lựa chọn tăng lên, không chỉ làm cho tương lai trở nên rộng mở hơn mà cũng trở nên bấp bênh hơn, vì những quyết định và hành động được đưa ra có thể có hậu quả trực tiếp đến người ra quyết định. Kinh nghiệm chủ yếu về việc chịu trách nhiệm cho chính sự thất bại của bản thân mình là một biểu hiện rõ nét cho sự tự chủ, do vậy trở nên có khả năng chấp nhận được.
Mặc dù mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, tuy nhiên những quyết định này tùy thuộc vào các tiêu chuẩn được áp dụng chung cho cộng đồng hay xã hội mà cá nhân đó đang sống. Điều này có nghĩa rằng một thanh niên càng trở nên tự chủ anh ta (chị ta) càng phải học cách biện minh cho quyết định của mình một cách hợp lý và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành về hợp tác và công minh.”
Nói chung, hầu hết các Tổ chức HĐQG xác định rõ Tráng sinh là thanh niên trưởng thành, ở giai đoạn cuối chuyển sang tuổi người lớn.
Mặc dù khái niệm của thời kỳ chuyển tiếp này như là một giai đoạn của đời sống gần đây ở các quốc gia phát triển và ở một số vùng thậm chí ngày nay là quan niệm mới, tất cả các nền văn hóa công nhận và đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ con đến người lớn.
Bằng cách đó, chúng tôi thường đồng ý rằng Ngành Tráng ít nhiều có áp đặt lên trên giai đoạn phát triển của thanh thiếu niên. Một số người xem Tráng sinh như đang ở thời kỳ cuối của tuổi thanh niên, một số khác xem họ như thanh niên trưởng thành trong thời kỳ chuyển tiếp đến giai đoạn người lớn (tuổi trưởng thành)
“Thời kỳ chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành là quá trình phức tạp trong đó người thanh niên là người phụ thuộc vào cha mẹ suốt thời thơ ấu, bắt đầu từng bước đạt lấy các giải pháp về tài chính, nơi ở, độc lập về tình cảm và nắm bắt hơn nữa các vai trò người lớn như công dân, vợ chồng, cha mẹ và người lao động. Thời kỳ chuyển tiếp này có thể là thời kỳ tăng trưởng và hoàn thiện, đặc biệt là khi người thanh niên có được các nguồn lực mình cần để chèo chống trong quá trình này, như những mối liên hệ với cộng đồng và một gia đình ổn định có thể đưa ra lời khuyên và trợ giúp về tài chính nếu cần; việc tiếp cận với giáo dục và các trải nghiệm cung cấp một nền tảng cho học tập, các kỹ năng sống, và phẩm chất. Thời kỳ chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành có thể diễn ra qua nhiều lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến 25 – 30 và hơn 30 tuổi, hầu hết thanh niên thành công trong giai đoạn chuyển tiếp này.”
“Nhiều thanh niên gặp khó khăn khi trở thành cha mẹ quá sớm, bỏ học, không tìm được việc làm, hoặc gặp rắc rối với hệ thống pháp luật. Những việc đã xảy ra này không chỉ làm cho thời kỳ chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành khó khăn hơn mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài, làm tổn thương đến tiềm năng của chính người thanh niên ở tuổi trưởng thành, và làm tăng nguy cơ rằng chính con cái của họ cũng sẽ chịu những kết quả không tốt tương tự.”
Spoiler:
Ở hầu hết các xã hội phương tây ngày nay, những thanh niên trưởng thành đang xâm nhập vào vai trò người lớn khoảng lứa tuổi 22 – 25.
Ở các xã hội theo lối truyền thống, sự chuyển tiếp đến tuổi trưởng thành đã đến sớm hơn và đơn giản hơn. Trong hầu hết các trường hợp, những thanh niên trưởng thành đang nắm lấy vai trò của cha mẹ họ. Vai trò người lớn không quá khác nhau và đã không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ đã kiên định và gìn giữ những đặc tính như nhau về giới tính, gia đình, kinh tế, văn hóa và xã hội. Con trai của một nông dân đã trở thành người nông dân khi đến lượt, sẽ kế nghiệp người cha để trở thành chủ gia đình và có thân thế tương tự trong cộng đồng. Có ít cơ hội cho cá nhân lựa chọn.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, cha mẹ hiếm khi trực tiếp truyền lại cho con cái vai trò người lớn của họ. Người thanh niên trưởng thành phải lựa chọn một vai trò và phải qua một quá trình lâu dài để đến với vai trò này. Những sự lựa chọn là không dễ dàng bởi vì vai trò người lớn ở xã hội hiện đại rất đa dạng, nhiều thay đổi và phức tạp. Những đặc tính của vai trò người lớn về giới tính, đời sống gia đình, văn hóa và kinh tế không được nhất quán. Một phụ nữ trẻ có thể hoãn lại việc kết hôn để đạt được thành công trong sự nghiệp. Một người đàn ông trẻ đã có gia đình có thể chọn cách ở nhà để chăm sóc con nhỏ vì vợ của mình có cơ hội kiếm được công việc tốt hơn. Những nghiên cứu khó khăn và lâu dài không còn đưa ra sự bảo đảm về thu nhập và địa vị xã hội cao nữa. Sự phân biệt vai trò của nam giới và phụ nữ đang mờ nhạt. Các loại hình công việc và thứ bậc trong xã hội cũng đang thay đổi rất nhanh. Ở những quốc gia đang phát triển, phần lớn thanh niên trưởng thành không thể kiếm được công việc ổn định. Đối với họ, thâm nhập vào vai trò người lớn thường đòi hỏi giới trẻ rời khỏi gia đình, những người thân thuộc của họ để tìm cơ hội ở các thành phố lớn hoặc thậm chí ở cả nước ngoài.
Spoiler:
Ngày nay, sự chuyển tiếp đến tuổi người lớn là một tiến trình lâu dài và phức tạp, qua đó người thanh niên trưởng thành phải thực hiện liên tục từng bước để dần dần trở nên độc lập với gia đình về tri thức, nơi ăn ở, lề lối sinh hoạt, và cuối cùng là cuộc sống tình cảm và địa vị xã hội của họ. Lúc đó, họ sẽ có thể tiếp cận với vai trò người lớn của người công dân, người lao động, người phối ngẫu và làm bậc cha mẹ.
Tiến trình lâu dài này đang là vấn đề và nỗi lo bởi vì nó liên quan đến việc hình thành nên bản sắc cá nhân. Trong giai đoạn đầu của thời thanh niên, nếu những người thanh niên trưởng thành được hưởng một nền tảng giáo dục tốt, họ bắt đầu đáp lại theo cách hạnh phúc và tích cực đối với vấn đề “Tôi là ai?”. Họ trở nên ít nghi ngờ về bản thân mình và nhận thức về khả năng của mình nhiều hơn. Họ bắt đầu trải nghiệm nhiều vai trò xây dựng khác nhau thay vì chấp nhận một “nhân cách tiêu cực” (hành vi sai lầm). Họ trở nên có khả năng đoán trước và đạt đến thành công thay vì bị trơ người ra bởi cảm giác tự ti hoặc thiếu năng lực thực hiện các công cuộc.
Quá trình phát triển này phải được tăng cường liên tục suốt đến cuối thời kỳ thanh niên và chuyển tiếp lên thời kỳ trưởng thành.
Spoiler:
Tìm biết nhân cách của một người được thực hiện qua nhiều khía cạnh tương ứng với các mặt khác nhau của vai trò người lớn:
• Bản sắc giới tính: (Gender identity)
Làm thế nào để có vị trí như là một người phụ nữ hay là một người đàn ông trong xã hội? Tôi có thể chọn kiểu mẫu gì để “trở thành một người phụ nữ” hay “trở thành một người đàn ông”? Trong xã hội hiện đại, có những kiểu mẫu về tính chất đàn ông chiếm ưu thế, nhưng chúng thường bị thách thức. Giới trẻ đang đối mặt với một số các kiểu mẫu khác nhau và phải dần dần thực hiện một lựa chọn nhằm phát triển con đường riêng của họ để trở thành một người đàn ông hay một phụ nữ theo nhân cách của chính mình. Vấn đề này gắn liền với những mối quan hệ, tính dục, tình yêu, sống như vợ chồng và ngân quỹ cho gia đình, đó là những câu hỏi chủ yếu cho những thanh niên trưởng thành.
• Bản sắc nghề nghiệp: (Professional identity)
Spoiler:
Tôi nên chọn nghề nghiệp gì? Từ những giá trị nào? Cạnh tranh với mục đích đạt được thành công và phúc lợi cá nhân hay là sự đoàn kết và tham gia cộng đồng? Những nghiên cứu của tôi có chuẩn bị cho tôi về sự lựa chọn nghề nghiệp này không? Những câu hỏi này là rất khó vì ở nhiều quốc gia, đối với phần lớn giới trẻ việc xâm nhập vào thị trường việc làm là khá khó khăn.
• Bản sắc văn hóa và công dân/chính trị: (Cultural and civic/pollical identity)
Spoiler:
Những xã hội hiện đại thường là những xã hội đa văn hóa, ở đó các cá nhân đối diện với sự khó khăn để duy trì cội nguồn văn hóa trong khi phải tuân theo những trào lưu văn hóa chủ đạo và các kiểu mẫu bổn phận công dân.
• Bản sắc tâm linh: (Spiritual identity)
Spoiler:
Thanh niên trưởng thành phải định rõ vị trí cá nhân của họ hướng đến di sản tâm linh mà họ đã thừa hưởng từ gia đình và cộng đồng. Làm thế nào phù hợp với tâm linh này và các giá trị trên đó được dựa vào khi thế giới dường như được dẫn dắt bởi sự cạnh tranh thô bạo, đè bẹp những con người yếu đuối?
Nhiều thanh niên trưởng thành lo lắng về những vấn đề này và có một cái nhìn tiêu cực về thế giới ngày nay. Tuy nhiên, họ phải nhận ra rằng hình ảnh đó không quá đen tối. Những xã hội truyền thống đã thường cấm đoán và áp bức, đặc biệt là đối với phụ nữ trẻ. Trong xã hội hiện đại, giới trẻ có thể nắm bắt nhiều cơ hội để tự hoàn thiện mình, nếu họ phát triển một thái độ chủ động và không chấp nhận tình huống thụ động của mình.
Thời kỳ chuyển tiếp và việc tìm kiếm về bản sắc này có thể là một thời kỳ phát triển và tự hoàn thiện, đặc biệt nếu những thanh niên trưởng thành có được các nguồn lực họ cần để tìm ra cách của họ trong tiến trình này. Những nguồn lực này bao gồm: Một gia đình ổn định, ở đó có thể cho những lời khuyên và hỗ trợ tài chính; các mối liên hệ trong cộng đồng; tiếp cận với giáo dục và những trải nghiệm tạo cơ hội cho việc có được những kỹ năng sống và được chấp nhận huấn luyện. Phong trào Hướng đạo phải cung cấp một sự hỗ trợ cụ thể cho những người bị thiếu đi những nguồn lực này.
4. Đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành
Spoiler:
Chương trình của Ngành Tráng có thể góp phần tích cực đến việc đáp ứng nhu cầu của giới trẻ và giúp họ tìm được lối đi của mình trong cuộc sống người lớn với tính chất xây dựng. Để làm được điều đó, chương trình không được giới hạn chỉ cung cấp những hoạt động giải trí mà phải giúp người thanh niên trưởng thành đối mặt với những vấn đề chính một cách chủ động về: bản sắc giới tính, các mối quan hệ, tình yêu và xây dựng một gia đình; chuẩn bị nghề nghiệp cho cuộc sống và thâm nhập vào thị trường việc làm; bổn phận công dân và tham gia vào cộng đồng; các giá trị đạo đức, tinh thần và ý nghĩa của cuộc sống.
Có nhiều nghiên cứu về những đặc tính của thanh niên trưởng thành. Ở đây được đề cập đến một số quan trọng nhất trong các nghiên cứu đó. Mỗi Tổ chức Hướng đạo quốc gia đều phải xác định chính xác hơn những đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành ở quốc gia mình.
4.1 Những đặc điểm tâm lý:
Spoiler:
Vào cuối thời kỳ thơ ấu, tuổi dậy thì, thời thiếu niên và thời thanh niên là những giai đoạn đặc biệt của sự phát triển; ở các thời kỳ đó hầu hết các cá nhân biểu hiện những đặc điểm tâm lý chung phụ thuộc vào các thay đổi xảy ra trong sự phát triển về thể chất, trí tuệ, cảm xúc hoặc tính xã hội của họ.
Tuy nhiên, những thanh niên trưởng thành đã đạt được sự phát triển của họ ở mỗi lĩnh vực tăng trưởng.
Bởi vậy, khó để định rõ một số đặc điểm tâm lý chung ở tuổi này. Sự khác nhau giữa các cá nhân thì thường thấy nhiều hơn ở các lứa tuổi trước.
Ở nhiều nền văn hóa, độ tuổi 18 theo phương diện pháp lý, có nghĩa là biên giới của tuổi trưởng thành và bất cứ ai vượt qua đó được xem là có đầy đủ trách nhiệm (có nghĩa là phát triển đầy đủ để đảm nhiệm vai trò của mình trong xã hội).
Để so sánh, ít điều được làm để hiểu cơ chế hoạt động trong thời kỳ còn rắc rối này, một phần vì sự phát triển của một người trẻ tuổi là đáng kể hơn “việc cá nhân hóa” và phụ thuộc nhiều vào các nhân tố bên ngoài và lịch sử cá nhân.
4.2 Những đặc điểm về sự phát triển của thanh niên trưởng thành:
Spoiler:
Nhìn chung, có thể nói rằng những thanh niên trưởng thành hầu hết đã nhanh chóng phát triển đầy đủ sự thay đổi của tuổi thanh niên về thể chất, cảm xúc, trí tuệ và giờ đây bắt đầu vững vàng, nhưng không kém quan trọng, các lĩnh vực phát triển liên quan đến sự riêng tư, các mối quan hệ, bản sắc, và nhận thức. Giống như lứa tuổi trẻ hơn của thời thanh thiếu niên, trẻ thay đổi khác nhau về tỉ lệ “cá nhân hóa”, nhưng nói chung sự phát triển của chúng là êm đềm và mang tính “nội tại” hơn những trẻ tương ứng có lứa tuổi nhỏ hơn. Ở một số lĩnh vực, như đạo đức và những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, có thể thấy các đặc điểm rất khác nhau phụ thuộc vào “nhịp sinh học” của tuổi thanh niên và những việc trải qua hoặc những tác nhân kích ứng đến những tình thế mà chúng bị đặt vào.
Phát triển nhận thức
• Một số thanh niên trưởng thành có khả năng chuyển hướng đến ý thức phê bình, nghĩa là khả năng tư duy về những suy nghĩ của họ, trở nên ý thức và nghiêm khắc với chính suy nghĩ của họ. Sự suy tư cấp độ thứ hai này (không đơn giản “Tôi nghĩ gi?” mà còn là “Tại sao tôi nghĩ điều đó”) làm cho họ có thể phát triển hướng đến một bản sắc cá nhân, hệ thống giá trị đạo đức, hệ thống niềm tin.
Phát triển bản sắc
• Thanh niên trưởng thành mưu cầu xây dựng một bản sắc cá nhân. Tìm kiếm một bản sắc bao hàm việc xây dựng về một khái niệm bản thân có ý nghĩa, trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai được cùng tạo nên một tổng thể thống nhất;
• Họ phải trả lời những câu hỏi cho chính bản thân mình: “Tôi là ai?” và “Tôi muốn trở thành gì?”
• Người thanh niên trưởng thành trải qua một thời kỳ của việc đặt vấn đề, đánh giá lại, và sự trải nghiệm khi họ mưu cầu phát triển sự hợp nhất, nhất quán khái niệm bản thân;
• Họ phát triển hơn nữa tính tự quản khỏi cha mẹ, sự tự quản bao hàm việc độc lập hành động. Cũng như họ đánh giá sự nhìn nhận của những nhân vật có thẩm quyền khác.
• Một số thanh niên trưởng thành chấp nhận bản năng giới tính của họ và cho rằng một bản sắc vai trò giới tính (Tự biết mình với vai trò là một người đàn ông hoặc là phụ nữ) sẽ tiếp tục suốt thời kỳ thanh niên trưởng thành đến tuổi trung niên.
• Thanh niên trưởng thành quyết định về việc lựa chọn nghề nghiệp và thường thử nghiệm với một hoặc nhiều nghề trước khi quyết định một nghề “người lớn”;
• Họ phát triển nhiệm vụ nắm giữ cho riêng cá nhân một hệ thống giá trị, niềm tin tôn giáo, mục đích nghề nghiệp và triết lý cuộc sống.
Phát triển cá nhân với cá nhân
• Một số thanh niên trưởng thành tiếp tục theo hướng cách nhìn của bên thứ ba, có nghĩa là bước ra ngoài bản thân họ và xem xét mối quan hệ của cả hai bên… cảm xúc, hành động, và nhu cầu của những người trong mối quan hệ. Các mối quan hệ trở nên tương tác lẫn nhau hơn; sự tin cậy, tình hữu nghị và lòng trung thành trở nên những nhân tố có ý nghĩa trong các mối quan hệ
• Họ mở rộng cách nhìn để tự tạo dựng quanh mình, nhóm đồng đẳng, và thế giới rộng lớn hơn. Thái độ và quan điểm về thế giới rộng lớn hơn ngày càng được hiểu và lưu tâm.
• Người thanh niên trưởng thành có thể hiểu sâu sắc hơn về sự vận động, cảm xúc, các kiểu suy nghĩ của những cá nhân và nhóm người khác như quốc gia, các tầng lớp xã hội.
• Họ nhận ra rằng những cá nhân khác đang bộc lộ một loạt phức tạp về niềm tin, thái độ và các giá trị mà có thể không giống với chính hệ thống niềm tin của họ.
Phát triển sự riêng tư
• Một số thanh niên trưởng thành phát triển tính thâm trầm, lòng tin vào người khác, tình bạn bền lâu, với những người cùng giới và những người khác giới. Các mối quan hệ trở nên tương hỗ lẫn nhau và thân thiết.
• Người thanh niên trưởng thành khao khát sự chấp nhận và tình yêu thương, để trở thành “Tôi là ai” và thực sự được người khác chấp nhận; để có thể chân thành chia sẻ sâu sắc nhất của chính bản thân họ.
Phát triển đạo đức
• Một số thanh niên trưởng thành tiếp tục lập luận đạo đức ở mức độ thông thường, có nghĩa là họ giải quyết những tình thế khó xử về đạo đức dưới dạng mong chờ vào một điều gì đó khác hơn là chính họ. “Một điều gì đó khác” này có thể mang tính cá nhân hơn: Điều mà những người bạn của họ hoặc những người có ý nghĩa với họ sẽ nghĩ về họ nếu họ làm hay không làm như thế và những điều như thế. Nó có thể không liên quan nhiều đến ai: Điều mà luật hoặc hệ thống nội quy tốt đòi hỏi trong một tình huống nhất định.
• Một số thanh niên trưởng thành vượt quá lập luận đạo đức thông thường, đánh giá các nguyên tắc đạo đức gần đây hơn dưới ánh sáng của kinh nghiệm và thông tin mới. Điều này bao hàm việc giảm và tái cấu trúc mà có thể trở nên rất đáng lo ngại. Nó có thể tạo nên một loại rỗng tuếch về lý lẽ đạo đức, trong đó giới trẻ đi qua như sự hoài nghi, tiêu cực và mang tính tương đối.
Phát triển niềm tin
Spoiler:
• Một số thanh niên trưởng thành nghiêm túc suy tư về chính cuộc sống của họ và ý nghĩa của nó, hết sức nỗ lực để xây dựng bản sắc niềm tin của chính mình. Họ tách mình ra khỏi những người có thầm quyền về niềm tin của cộng đồng, nhận lấy trách nhiệm về cuộc sống và hành trình với niềm tin của riêng mình. Họ bắt đầu tìm những lý lẽ biện minh của niềm tin. Họ tham gia vào việc đánh giá phê bình về những hiểu biết của cộng đồng và những cách nổi bật khi họ phấn đấu để nhận ra sự tin chắc về giá trị cuộc sống và cái chết.
• Người thanh niên trưởng thành bắt đầu tạo nên một hệ thống/biểu đạt niềm tin được nắm giữ và trân trọng riêng mình. Họ nghiêm túc nghĩ về gánh nặng trách nhiệm về những bổn phận, lối sống, lòng tin và thái độ của chính bản thân mình. Họ đang phát triển một bản sắc niềm tin hướng nội. Họ đề cập đến tính toàn vẹn của lòng tin và hành động.
Hòa nhập xã hội và thị trường lao động
Spoiler:
• Hòa nhập xã hội và thị trường lao động tiêu biểu cho sự thách thức đáng kể cho tuổi trẻ nói chung và thậm chí là thách thức lớn hơn cho lứa tuổi có nguy cơ của thanh thiếu niên (risk youth). Thật vậy, người thanh niên đã trải qua nhiều khó khăn trong sự phát triển của cá nhân và xã hội, gặp phải những trở ngại đáng kể khi tự mình hòa nhập vào xã hội và thị trường lao động. Ouellette và Doucet (1991) đã quan sát những đặc điểm cá nhân, xã hội, giáo dục, và nghề nghiệp của lứa tuổi thanh thiếu niên có nguy cơ tương tự như các đặc điểm trong những cá nhân thể hiện bản sắc nghề nghiệp và sự mềm yếu, có thể góp phần vào sự khó khăn hòa nhập của thanh thiếu niên có nguy cơ. Điều này đã dẫn đến sự phát triển một kiểu mẫu các nhân tố đang góp phần vào sự hòa nhập xã hội và thị trường lao động và một chương trình phát triển bản sắc cá nhân và nghề nghiệp.
Trong một tài liệu gần đây, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện phân tích như sau:
Spoiler:
“Lứa tuổi thanh thiếu niên cũng là một lứa tuổi rất quan trọng khi các quyết định phải nắm được sự chọn lựa của một chương trình học cụ thể hoặc hướng đi nghề nghiệp. Những quyết định này có thể không được tối ưu vì thông tin không đầy đủ về các khóa học đại học, cơ hội nghề nghiệp, hoặc vì thiếu các nguồn lực hoặc chương trình trung học không phù hợp hoặc do việc dạy dỗ hướng nghiệp.
Thanh niên là những người tìm việc trẻ cũng trải qua những rào cản riêng biệt ở thị trường lao động. Thường người sử dụng lao động hạn chế khuyến khích thuê những người mới lần đầu tìm việc. Nhiều thanh niên bước vào thị trường lao động mà trước đó không có kinh nghiệm làm việc. Ở nhiều quốc gia, hệ thống giáo dục không cung cấp nhiều tầm hiểu biết về việc phối hợp giáo dục ban đầu và công việc. Thiếu kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là khi phối hợp với các kỹ năng không tương hợp, là một rào cản để có được công việc hưởng lương. Người sử dụng lao động thường tìm kiếm người làm công có thể làm việc được ngay và họ không nhất thiết phải sẵn có chi phí đào tạo – hoặc đơn giản là họ không có nguồn nhân lực và tài chính để làm điều đó.
Nguy cơ được mô tả ở trên – là ảnh hưởng đến tất cả trẻ em và thanh thiếu niên vì tính chất có thể dễ bị tổn thương về sinh học, tâm lý và xã hội của chúng – có một tác động lớn hơn lên sự nghèo túng. Trẻ em và thanh thiếu niên nghèo là dễ bị tổn thương hơn bởi vì chúng bị đặt vào nhiều nguy cơ và có ít hơn sự an toàn xã hội. Tử vong sớm, bệnh tật, tàn tật, và sự phát triển về nhận thức và xã hội kém là thường thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên nghèo.”
Bản văn này từ Ngân hàng Thế giới cho chúng ta thấy rất rõ rằng các hội thanh thiếu niên, vào những năm sau này, không nghiêm túc giải quyết những vấn đề thực sự của thanh thiếu niên và họ sẽ mất đi sự tin cậy.
Cuối cùng, hầu hết các đặc điểm chung của những thanh niên trưởng thành là hệ quả sự thách thức chung mà họ đối mặt ở lứa tuổi này, sự thách thức của việc thâm nhập vào vai trò người lớn.
5. Chương trình Tráng sinh dựa trên các đặc điểm và nhu cầu của thanh niên trưởng thành
Spoiler:
Định nghĩa của Chương trình đoàn sinh trong Phong trào Hướng đạo có lợi thế do nhấn mạnh rằng mọi việc mà những thanh niên trưởng thành làm trong Phong trào Hướng đạo phải được hướng tới mục đích và các nguyên tắc của Hướng đạo và thực hiện bằng cách sử dụng Phương pháp Hướng đạo.
Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 32 đã thông qua nguyên tắc của Chính sách Chương trình Thế giới, dựa trên ý tưởng rằng chương trình đoàn sinh không phải là điều gì đó được định rõ một lần và cho tất cả, mà phải được sửa lại cho hợp với nhu cầu và nguyện vọng của những thanh niên trưởng thành của mỗi thế hệ và trong mỗi quốc gia.
Chính sách đề cập đến một chương trình “bởi” giới trẻ tương phản với một chương trình “cho” giới trẻ. Điều này có nghĩa rằng đó là một chương trình được phát triển từ nguyện vọng của những thanh niên trưởng thành, và với sự tham gia của họ, từ đó họ là những tác nhân chủ yếu về sự phát triển và hạnh phúc của chính mình.
Tuy nhiên, điều này không hàm ý việc loại trừ sự hiện diện giáo dục và khuyến khích của người lớn. Người lớn đương nhiên có chỗ đứng của họ trong việc thực hiện và phát triển chương trình dưới dạng đề nghị những khả năng có thể, đưa ra những sự lựa chọn, động viên và giúp đỡ giới trẻ sử dụng hết tiềm năng của chúng.
Tuy nhiên, không có ai trong số này có thể thực hiện mà không tính đến nguyện vọng của giới trẻ và không có sự tham gia tích cực của trẻ trong tiến trình phát triển và thực hiện chương trình.
Lý luận này là trọng tâm về sự kỳ diệu của Hướng đạo. Năm 1909, một bài nói chuyện ứng khẩu ở trường Đại học Chile, Baden Powell đã diễn tả khái niệm giáo dục của ông bằng cách gợi lại rằng: “Miếng mồi người câu cá móc vào lưỡi câu (ví dụ như con sâu hoặc côn trùng) nói chung không liên quan gì đến sở thích ăn uống của chính mình, trái lại nó phù hợp với khẩu vị của cá.”
Những thanh niên trưởng thành dường như không bị thu hút đến với Phong trào vì họ quan tâm đến sự phát triển hài hòa về nhân cách của mình. Họ trở thành Hướng đạo sinh bởi vì họ được tạo cơ hội tham gia vào các hoạt động hứng thú đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của mình.
Tuy nhiên, một hoạt động không phải chỉ để thú vị nhiều hơn là giáo dục. Nó phải giúp cho người thanh niên trưởng thành gặt hái được những kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân.
Spoiler:
Chương trình Tráng sinh phải dựa trên các mục tiêu giáo dục. Chúng ta tin rằng không chỉ là những nhà giáo dục mà chính những thanh niên trưởng thành phải nhận thức được về thái độ, kiến thức và kỹ năng mà Chương trình Tráng sinh đưa ra để hoàn thiện sự phát triển bản thân. Một chương trình đoàn sinh chỉ đưa ra các hoạt động mà không nêu bật được các mục tiêu giáo dục làm nền tảng cho những hoạt động này sẽ có nguy cơ rơi vào cái bẫy của “hoạt động xã hội”: Các hoạt động được thực hiện vì lợi ích của bản thân họ, chúng bị lặp đi lặp lại một cách thụ động và chất lượng dần dần giảm sút. Một chương trình mà không có các mục tiêu để hướng tới, có thể không được hiểu một cách rõ ràng và không thể thích nghi với nhu cầu mới. Nó sẽ nhanh chóng trở nên xơ cứng và cuối cùng là lỗi thời.
Hoạt động Hướng đạo phấn đấu làm cho những thanh niên trưởng thành có trách nhiệm về sự phát triển của chính bản thân. Phong trào Hướng đạo cố gắng khuyến khích họ tự học thay vì thụ động tiếp nhận lời chỉ dẫn đã được tiêu chuẩn hóa.
Chương trình Tráng sinh là một chương trình căn bản dựa trên các mục tiêu để thanh niên trưởng thành giữ vững. Những mục tiêu này phải trở nên ngày càng tăng theo lứa tuổi từng cá nhân. Những thanh niên trưởng thành gia nhập Phong trào không chỉ tham gia vào các hoạt động thú vị mà còn tìm được những câu trả lời về nhu cầu và nguyện vọng của mình.
Nếu một Tổ chức Hướng đạo Quốc gia không thể kéo dài việc thu hút những thanh niên trưởng thành và giới hạn thu nhận đối với những người lứa tuổi dưới 18, có khả năng rằng chỉ có riêng người lớn đã thiết kế chương trình mà không thảo luận với những thanh niên trưởng thành và cũng đã không tính đến nhu cầu, nguyện vọng của họ.
5.1 Điều chỉnh phù hợp với mỗi nền văn hóa và mỗi thế hệ
Thế giới của những thanh niên trưởng thành có tính năng động của riêng mình, tập trung vào các mối quan tâm luôn thay đổi và đa dạng. Vì lý do này, một Chương trình Tráng sinh thực sự không thể được xác định một lần và cho tất cả. Mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia không chỉ toàn quyền phát triển các hoạt động, phương pháp và các mục tiêu giáo dục, mà còn phải thường xuyên xét lại chương trình của mình, để thích nghi với thế giới đang phát triển của những thanh niên trưởng thành và của xã hội như một tổng thể.
6. Trao quyền cho thanh niên trưởng thành
Spoiler:
Chương trình Tráng sinh phải tạo cho thanh niên trưởng thành những cơ hội đối mặt với các thử thách và trào lưu của thế giới ngày nay, như đã phân tích ở phần trước của chương này. Vì vậy việc trao quyền cho thanh niên trưởng thành để làm công việc phát triển chính bản thân họ và đóng góp cho xã hội, là một trong những yếu tố chủ yếu cho sự thành công của Chương trình Tráng sinh và sự đóng góp của Phong trào Hướng đạo để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.
Trong khi Chương trình Tráng sinh có thể tạo cho giới trẻ với nhiều hoạt động đa dạng, nó cũng phải đặt chú trọng vào những trải nghiệm có thể giúp người thanh niên trưởng thành đối mặt với những thử thách cụ thể ở lứa tuổi của họ.
Vì vậy, Chương trình Tráng sinh đưa ra cho mỗi thanh niên trưởng thành, luôn liên tục xây dựng, phát triển trong suốt tiến trình thăng tiến cá nhân của họ trong Phong trào Hướng đạo.
• Hoạt động du lịch và những trải nghiệm liên văn hóa
Chương trình Tráng sinh phải tạo cơ hội cho thanh niên trưởng thành khám phá những đất nước, cộng đồng khác với môi trường văn hóa của chính họ. Bằng cách cung cấp hoạt động du lịch và những trải nghiệm liên văn hóa, Chương trình Tráng sinh giúp những thanh niên trưởng thành: khám phá các nền văn hóa khác và trải nghiệm các mối quan hệ quốc tế, liên văn hóa, mở rộng tầm nhìn của họ, phát triển sự hiểu biết về những nền văn hóa khác và giá trị của chính họ, nuôi dưỡng các mối quan hệ quốc tế, phát triển kỹ năng tổ chức…
• Mạo hiểm nơi hoang dã
Spoiler:
Tráng sinh phải phát triển và giữ gìn hương vị về hoang dã: những chuyến đi núi hay rừng, chèo thuyền, leo núi… Những hoạt động này sẽ khuyến khích một cuộc sống tích cực; phát triển cách làm việc nhóm và mối quan tâm thường xuyên về việc bảo vệ môi trường, động vật hoang dã và tập quán, sống mà không lãng phí các nguồn lực.
• Giúp ích cộng đồng
Spoiler:
(“Giúp ích” là châm ngôn được Baden Powell đưa ra cho Ngành Tráng) Điều này liên quan đến mối quan tâm về môi trường, phát triển, hòa bình, giáo dục, đói và nghèo, công nghệ thông tin và truyền thông,… Điều này tạo cơ hội cho mỗi thanh niên trưởng thành phát triển một cách tích cực trách nhiệm công dân ở các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế; mối quan hệ thân thuộc với những người đàn ông và phụ nữ khác; năng lực suy nghĩ và làm việc trong một nhóm hướng đến một mục đích chung; … Chương trình “The Scouts of the World Ward” của HĐTG có thể bổ sung cho lĩnh vực này.
• Hội nhập kinh tế và xã hội
Spoiler:
Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở tuổi thanh niên là một vấn đề ở mọi nơi. Thực vậy, phần lớn các nơi đều nỗ lực tạo cơ hội việc làm cho tất cả công dân. Thực tế làm nhiễu loạn do việc tăng trưởng kinh tế là luôn luôn không cùng với sự gia tăng việc làm. Như đã đề cập ở trước, những thanh niên trưởng thành đối mặt với nhiều khó khăn để xâm nhập vào thị trường lao động và tự mình chuẩn bị cho sự hòa nhập kinh tế. Chương trình Tráng sinh phải tạo cơ hội cho những thanh niên trưởng thành học hỏi và trải nghiệm các kỹ năng cần thiết cho công việc chuyên môn như: quản lý thời gian, làm việc nhóm, quản lý dự án, … Các mối quan hệ của các thế hệ cũng cần được xem xét trong lĩnh vực này.
Bốn lĩnh vực trên sẽ được thảo luận ở Phần 3: “Những việc gì?” (What)
7. Kết luận
Để xây dựng một chương trình thích hợp và có ý nghĩa cho những thanh niên trưởng thành phải được dựa vào nhu cầu, mong muốn và khát vọng, cũng như dựa vào hoàn cảnh và văn hóa của quốc gia. Đó là lý do tại sao điều hết sức quan trọng để biết thực tế và có thể giải quyết những thách thức cụ thể.
Có nhiều cách thu thập thông tin khác nhau (nhớ là “Hãy hỏi trẻ?”) và chắc chắn một trong những cách hiệu quả nhất là có sự trực tiếp tham gia của thanh niên trưởng thành vào việc thiết kế chương trình. Điều này sẽ tạo nên một bức tranh rõ ràng về các nhu cầu của giới trẻ và sẽ chắc chắn thích đáng, thành công lớn hơn trong việc thực hiện chương trình.
Võ Văn Tuấn – Nai thiện chí
(Trích dịch từ “Guidelines for the Rover Scout Section” của VP HĐTG phát hành)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét