Chương 3: Luật và Lời hứa
Chương 4: Học bằng cách làm
Chương 5: Hệ thống hàng đội
Chương 6: Khung biểu tượng
Chương 7: Tự nhiên
Chương 8: Các mục tiêu giáo dục và sự thăng tiến cá nhân
Chương 9: Sự hỗ trợ của người lớn
-----*****------
Chương trình Đoàn sinh là toàn bộ những gì (what) giới trẻ thực hiện trong hoạt động Hướng đạo, làm thế nào (how) để thực hiện điều đó và lý do tại sao (why) phải thực hiện (mục đích).
Chương trình Tráng sinh cũng có một khía cạnh cơ bản định rõ cách làm thế nào để thực hiện: Phương pháp Hướng đạo. Phương pháp của hoạt động Hướng đạo đề cập đến được viết là Phương pháp Hướng đạo (chữ “P” in hoa) vì nó được bao gồm nhiều công cụ giáo dục khác nhau. Những công cụ đó là: Luật và Lời hứa HĐ, học bằng cách làm, hệ thống hàng đội, khung biểu tượng, sự thăng tiến cá nhân, thiên nhiên và sự hỗ trợ của người lớn. Những công cụ giáo dục này cũng được sử dụng một cách riêng lẻ ở các hình thức giáo dục khác, ví dụ như làm việc theo nhóm về các dự án. Tuy nhiên, trong PTHĐ những công cụ giáo dục khác nhau này được xem như là những yếu tố của Phương pháp Hướng đạo, mỗi yếu tố là một phần của một tổng thể. Tất cả những yếu tố này tạo thành một tổng thể và được sử dụng như một hệ thống, tạo nên sự độc đáo của Phong trào Hướng đạo. (ND: theo Hiến chương của HĐTG được tu chính vào 8/2017 ở Hội nghi HĐTG, Phương pháp Hướng đạo được bổ sung thêm 1 yếu tố nữa là: tham gia cộng đồng)
Phần này được chia làm 7 chương:
Chương 3: Luật và Lời hứa
Một sự cam kết có ý thức để lựa chọn lối sống của một Tráng sinh, theo một hệ thống giá trị được đề ra bởi Luật Hướng đạo, và một Lời hứa mà người Tráng sinh phải cố gắng hết sức để đạt được.
Chương 4: Học bằng cách làm
Học bằng cách làm là phương pháp giáo dục tích cực của hoạt động Hướng đạo. Điều này bao gồm nhiều trải nghiệm khác nhau của trẻ vừa trưởng thành khi trở thành thành viên của Tráng đoàn: học từ những vai trò, trách nhiệm của họ cũng như những hoạt động mà họ lựa chọn và nhận thức được.
Chương 5: Hệ thống hàng đội
Hệ thống hàng đội hơn là một cấu trúc; đó là cơ hội giáo dục khác được Phong trào Hướng đạo đề ra. Nó làm cho thấu hiểu được các động lực của nhóm, công việc lãnh đạo, và sự tham gia của các thành viên. Huynh trưởng đóng vai trò cố vấn và tạo điều kiện thuận lợi cho Tráng đoàn.
Chương 6: Khung biểu tượng
Khái niệm “đường” thường được dùng để minh họa cho Ngành Tráng. Ngành Tráng là một cuộc hành trình hướng đến tuổi trưởng thành. Khung biểu tượng nêu bật lên một cách sinh động và những cái mới được khám phá khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác; nó phù hợp với mong muốn tự nhiên của trẻ vừa trưởng thành đến việc du hành và khám phá những thực tế và viễn cảnh mới lạ.
Chương 7: Tự nhiên
Tự nhiên cung cấp môi trường hoàn hảo cho một số các hoạt động của Tráng sinh. Nó thử thách năng lực của trẻ mới trưởng thành; tạo cơ hội để xem xét sự tôn trọng và bảo vệ môi trường; làm cho người Tráng sinh phát triển các kỹ năng về thể chất hoặc tinh thần phiêu lưu và có được trải nghiệm về phương diện tinh thần.
Chương 8: Các mục tiêu giáo dục và sự thăng tiến cá nhân
Chương trình đẳng thứ đánh giá việc đạt được các kỹ năng và kiến thức, sẽ tạo thuận lợi việc xâm nhập trực tiếp đến những vai trò của người lớn và sự chấp nhận trách nhiệm với xã hội. Đó là cách đo lường giai đoạn phát triển cá nhân (hướng đến các mục tiêu giáo dục đã được đồng thuận) và thừa nhận các “công cụ” giúp họ xử lý những thử thách sẽ đối mặt.
Chương 9: Sự hỗ trợ của người lớn
Như trong mọi tiến trình giáo dục, sự có mặt của người lớn là quan trọng. Người lớn trong Ngành Tráng là các bảo huynh hoặc cố vấn (trưởng). Họ giúp cho Tráng sinh sống với những trải nghiệm có ý nghĩa góp phần đến sự phát triển toàn diện của người Tráng sinh, họ đồng hành với Tráng sinh hơn là thúc đẩy hoặc lôi kéo.
----------------***--------------
CHƯƠNG 3: LUẬT VÀ LỜI HỨA
Khái niệm chính:
Giới thiệu
Nền tảng Luật và Lời hứa
Lời Hứa Hướng đạo
Luật và Lời hứa trong Toán Tráng
Kết luận
Khái niệm chính:
Spoiler:
Nhận thức sâu sắc hơn về giá trị và những hàm ý của cuộc sống qua Luật Hướng đạo và sự cam kết gắn chặt vào Lời hứa. Sự cam kết với chuẩn mực đạo đức của cuộc sống.
Lời hứa Hướng đạo là một sự kiện quan trọng cho mỗi Tráng sinh để trở nên người gánh vác cho chính sự phát triển của mình.
Vai trò cần thiết của các bạn trong đoàn về việc xem xét hành vi, thái độ và sự quan trọng của thời gian đánh giá để đảm bảo việc xem xét này.
Giới thiệu
Spoiler:
Luật và Lời hứa diễn đạt các giá trị của Phong trào Hướng đạo, bằng những từ và ngôn ngữ đáp ứng cho giới trẻ cũng như văn phong phù hợp với văn hóa nơi trẻ sống. Điều thiết yếu là người Tráng sinh hiểu và công nhận việc cam kết mà họ dấn thân, bởi vậy thực sự nghiêm túc. Thực hiện sự cam kết cá nhân để sống theo các giá trị của Phong trào Hướng đạo là những việc không được khinh suất.
Như một quy tắc, Luật Hướng đạo là các chuẩn mực đạo đức cho cuộc sống, trong khi đó Lời hứa diễn đạt trách nhiệm cá nhân khi trở thành một Tráng sinh.
Có một số thách thức đối mặt với những người phát triển chương trình Tráng sinh và các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia trên thế giới liên quan đến Luật và Lời hứa. Đó là:
Luật và Lời hứa thường bị hiểu nhầm kể cả trong và ngoài Phong trào;
Ngôn ngữ của Luật và Lời hứa có những từ cổ và làm cho cho người Tráng sinh khó hiểu;
Người lớn trong Phong trào Hướng đạo tiếp tục trở thành Tráng sinh, Luật và Lời hứa chỉ là nghi thức thay vì tạo cho người Tráng sinh thực hiện một cam kết thực sự; và
Việc cam kết với bất cứ việc gì lại quá khó khăn đối với một số người vừa trưởng thành có mong muốn trở thành Tráng sinh, và họ không được hỗ trợ đầy đủ để thấy rằng sự cam kết này sẽ giúp họ phát triển bản thân.
Để đáp ứng những thách thức đó, chương này nhằm để cung cấp thông tin, lời khuyên và hướng dẫn về:
Tác động giáo dục của Luật và Lời hứa đối với Ngành Tráng;
Cách thực hiện Luật và Lời hứa ở một số Tổ chức Hướng đạo Quốc gia; và
Một số Tổ chức Hướng đạo Quốc gia đã phát triển Luật và Lời hứa như thế nào.
Về việc phát triển chương trình Tráng sinh, các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia nên:
Xác định rõ, hỗ trợ và khuyến khích sử dụng Luật và Lời hứa như là một công cụ cho việc phát triển các giá trị cho lứa tuổi Tráng sinh.
Nền tảng Luật và Lời hứa
Spoiler:
Lời hứa và Luật là một bộ phận thiết yếu của Phương pháp Hướng đạo. Luật Hướng đạo là chuẩn mực đạo đức của cuộc sống dựa trên các nguyên tắc của Phong trào Hướng đạo. Đó là chuẩn mực đạo đức cá nhân trong cuộc sống, được tham chiếu, hướng dẫn cách sống cho mỗi thành viên của Phong trào Hướng đạo cho hôm nay và định hướng phát triển cho ngày mai. Đó cũng là các chuẩn mực đạo đức cho đời sống tập thể mà các đơn vị Hướng đạo lấy làm nền tảng. Do vậy Luật và Lời hứa Hướng đạo là trọng tâm của Phương pháp Hướng đạo.
Như là chuẩn mực đạo đức cụ thể của cuộc sống cá nhân và tập thể, Luật Hướng đạo đưa ra một cách đơn giản giúp mỗi trẻ trở nên quen thuộc với những gì Phong trào Hướng đạo mưu cầu để giúp họ để đạt được và phát hiện ý nghĩa các mặt khác nhau của các chuẩn mực đạo đức này thông qua việc trải nghiệm thực tế. Sau cùng, Luật Hướng đạo có thể được tham chiếu trong việc phát triển tiếp sau đó về hệ thống giá trị của trẻ.
Lời hứa Hướng đạo là một sự cam kết mà mỗi trẻ thực hiện trước đoàn khi trẻ chọn tham gia vào Phong trào Hướng đạo. Bằng cách tuyên Lời hứa Hướng đạo, trẻ thừa nhận rằng đã biết rõ Luật Hướng đạo và đích thân thực hiện cam kết cố gắng hết sức để sống theo các chuẩn mực đạo đức này.
Thông qua Lời hứa, trẻ chấp nhận sự mời gọi của Phong trào Hướng đạo để phát triển bản thân bằng cách tự nguyện thực hiện quyết định sống theo Luật Hướng đạo và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm về quyết định đó bằng sự nỗ lực cá nhân. Tuyên Lời hứa là bước biểu hiệu đầu tiên của tiến trình tự huấn. Tuyên Lời hứa không hàm ý rằng trẻ phải chứng tỏ là một Hướng đạo sinh “hoàn hảo”. Đó là điểm khởi đầu chứ không phải là kết thúc.
Mục 2 – Điều II trong Hiến chương của WOSM (Cam kết tôn trọng Lời hứa và Luật) giải thích rằng:
Mọi thành viên của Phong trào Hướng đạo được yêu cầu tôn trọng một bản Lời Hứa và Luật Hướng đạo thể hiện theo ngôn ngữ phù hợp với văn hóa và văn minh của mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia và được Tổ chức Thế giới phê chuẩn, các nguyên tắc về Bổn phận đối với Thượng đế (tín ngưỡng, tâm linh), Bổn phận đối với tha nhân, Bổn phận đối với bản thân, dựa theo bản Lời Hứa và Luật do Người sáng lập Phong trào Hướng đạo soạn thảo như sau:
Lời Hứa Hướng đạo
Spoiler:
Tôi lấy danh dự hứa rằng sẽ cố gắng hết sức:
- Làm bổn phận đối với Thượng đế và Đức vua [hoặc: Làm bổn phận đối với Thượng đế (tín ngưỡng, tâm linh) và Quốc gia tôi];
- Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào;
- Tuân theo Luật Hướng đạo.
Luật Hướng đạo
1. Danh dự của Hướng đạo sinh đáng được tin cậy.
2. Hướng đạo sinh trung tín.
3. Hướng đạo sinh là người hữu ích và có bổn phận giúp đỡ tha nhân.
4. Hướng đạo sinh là bạn với tất cả mọi người và là anh em với các Hướng đạo sinh khác.
5. Hướng đạo sinh nhã nhặn.
6. Hướng đạo sinh là bạn với các sinh vật.
7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ, huynh trưởng mà không biện bác.
8. Hướng đạo sinh mỉm cười và huýt gió trước mọi khó khăn.
9. Hướng đạo sinh tằn tiện.
10.Hướng đạo sinh trong sạch tử tư tưởng, lời nói đến việc làm.
Bổn phận đối với Thượng Đế (Tín ngưỡng, tâm linh), bổn phận đối với tha nhân và bổn phận đối với bản thân là ba nguyên tắc cơ bản của Phong trào Hướng đạo. Bất cứ nơi nào, các Hướng đạo sinh luôn tận tâm với các nguyên tắc, là các giá trị mà Phong trào Hướng đạo đặt làm nền tảng, hình thành các chuẩn mực đạo đức, hướng cho Phong trào Hướng đạo như là một tổng thể và là chuẩn mực đạo đức cho cuộc sống cá nhân mà mỗi hướng đạo sinh mong muốn thực hiện. Những nguyên tắc này là sự tích cực của một con người, dấn thân với các giá trị tinh thần của cuộc sống, đối với xã hội và chính bản thân mình.
Lời hứa Hướng đạo là một sự cam kết trang trọng (Tôi xin lấy danh dự, hứa cố gắng hết sức, …), trong khi luật đặt ra các nguyên tắc và các mục đích của Phong trào Hướng đạo với hình thức như là một bộ quy tắc ứng xử đạo đức (danh dự của một Hướng đạo sinh là được tin cậy; Hướng đạo sinh là trung thành; bổn phận của Hướng đạo sinh là giúp ích mọi người; …).
Bởi vậy, Phương pháp Hướng đạo, khởi đầu bằng sự cho phép trẻ muốn tham gia Phong trào để khám phá, thông qua các hoạt động và đời sống đoàn đội, các giá trị của Phong trào Hướng đạo và sự tuân thủ triệt để hoàn toàn theo tư cách cá nhân đối với các chuẩn mực đạo đức dựa trên các nguyên tắc của Phong trào Hướng đạo.
Các nguyên tắc và mục đích giáo dục không nên có sự can thiệp của huynh trưởng mà nên có sự đề xuất trực tiếp của trẻ, theo cách hấp dẫn đối với chúng, để giúp chúng có trách nhiệm đối với sự phát triển của bản thân. Đối với Phong trào Hướng đạo, để duy trì một hệ thống tự giáo dục, trong đó trẻ em và trẻ mới trưởng thành có trách nhiệm với chính sự phát triển của mình, các mục đích giáo dục của Phong trào Hướng đạo phải được đặt ra cho chúng một cách trực tiếp (đây là mục tiêu của Luật), và chúng phải đưa ra một cam kết cá nhân để cố gắng hết sức đạt được những mục tiêu đó (đây là mục tiêu của Lời hứa).
Điều này đòi hỏi Luật và Lời hứa được trình bày rõ ràng với những thuật ngữ dễ hiểu, và phù hợp với văn hóa và lứa tuổi của trẻ.
Nên như thế nào nếu chúng ta muốn diễn đạt bản Luật Hướng đạo nguyên gốc theo ngôn từ được cập nhật, nhằm thích ứng với Ngành Tráng? Có thể diễn đạt như sau:
Liêm chính và trung thành (“Danh dự của HĐS là được tin cậy; HĐS là trung thành”);
Tôn trọng và đoàn kết đối với người khác (“Bổn phận của HĐS là giúp ích người khác”, “HĐS là bạn của khắp mọi người và là ACE với các HĐS khác”; “HĐS là nhã nhặn”);
Tôn trọng sự sống và môi trường tự nhiên (“HĐS là bạn với động vật và cây cỏ, bảo vệ môi trường tự nhiên”);
Tự quản (“HĐS biết cách để tuân theo hoặc không, bằng sự cân nhắc của mình”);
Thái độ tích cực đối với sự thăng trầm của đời sống (“HĐS mỉm cười và huýt gió trước những khó khăn, giữ cho cuộc sống vui vẻ”);
Biết xoay xở và quý trọng công việc (“HĐS là tằn tiện, thận trọng sử dụng các nguồn lực và giá trị công việc”)
Ý thức được phẩm cách của chính mình (“HĐS là trong sạch trong suy nghĩ, lời nói và việc làm”).
Từ đó, Luật Hướng đạo là các chuẩn mực đạo đức tích cực của cuộc sống, nó không ngăn cấm bất cứ điều gì. Nó là một sự mời gọi để phát triển chính bản thân, để trở nên nhân bản hơn. Nó là một sự tham chiếu cho cuộc sống của mọi người.
Ngay cả mặc dù Luật Hướng đạo là tích cực, nó cũng chưa phải là vấn đề tác động đến giới trẻ. Ngược lại, nó phải được đưa ra cho giới trẻ và chúng phải được giúp đỡ để nhận thức được Luật Hướng đạo thông qua đời sống đoàn đội và các hoạt động. Lời hứa do vậy trở nên không ràng buộc và hưởng ứng tự nguyện của cá nhân, với ý thức của mình, công bố trước đoàn: “Tôi đã nhận thức được những giá trị mà các bạn mong muốn cho cuộc sống và với sự giúp đỡ của các bạn, tôi đồng ý cố gắng thực hiện và cùng sống theo những giá trị đó.”
Tác động giáo dục của Luật và Lời hứa trong Ngành Tráng, theo đó người Tráng sinh phải nỗ lực cá nhân để phát triển kiến thức, kỹ năng cho mình thông qua Luật Hướng đạo. Đó là thông qua Lời hứa mà trẻ thực sự trở nên một người tự gánh vác lấy sự phát triển của chính bản thân.
Luật và Lời hứa trong Toán Tráng
Spoiler:
Luật không phải là một bản văn trừu tượng được gắn lên tường trong một cái khung bụi bặm. Nó phải là thực chất trong sự trải nghiệm của đoàn qua việc đồng tâm chấp thuận các điều luật chủ đạo của đời sống đoàn. H.1 tóm tắt tiến trình này.
Sinh hoạt trong các Toán và Tráng đoàn chắc chắn bao gồm những vấn đề, thách thức và nảy sinh nhiều chuyện. Sau mỗi hoạt động lớn, ta nên dành thời gian để ghi nhận, thảo luận những điểm quan trọng và các sự kiện có tác động đến sinh hoạt đoàn. Đối với các Tráng sinh, sự nhận xét này chủ yếu ở toán. Đây là điều kiện đầu tiên để trở thành Toán học tập.
Luật Hướng đạo được sử dụng để xem xét trong những lúc nhận xét và đánh giá này (sau mỗi hoạt động chính của Toán). Một cuộc hội luận tích cực nên được sử dụng trong những lúc này dựa vào một số quy tắc chung như:
Nói sự thật như mỗi người đều biết;
Đem đến ngay những thông tin thích đáng cho Toán;
Hạn định thời gian nói của mỗi người; và
Thiết lập cách kiểm tra một cách an toàn và thử thách cho mỗi người.
Điều này không thể thực hiện mà không xem xét đến các giá trị của Luật Hướng đạo. Những giá trị này cũng là công cụ được sử dụng để đánh giá sinh hoạt đoàn. Những câu hỏi sau có thể được sử dụng trong lúc nhận xét:
Điều gì được tiến hành?
Một số việc chưa hoàn thành đúng vai trò của họ; những người khác không thực hiện những gì họ cam kết; hoặc là có Toán không thể đồng thuận với một loại hoạt động. Cũng sẽ có những trải nghiệm tích cực
H.1: Luật và Lời hứa HĐ mang đến sự thực chất
thông qua việc đánh giá sinh hoạt đoàn
Có Toán kiên trì với nhiệm vụ của họ mặc dù nhiều khó khăn; có Toán làm điển hình về ý nghĩa sự chia sẻ và tình thân hữu; …Điều này có ý nghĩa gì trong những điều của Luật Hướng đạo? Chúng ta có thể cùng với nhau sống tốt hơn như thế nào?
Những kết luận đạt được của mỗi Toán đem đến cho Hội đồng Tráng đoàn để đồng thuận về các quy tắc chung và sẽ cải thiện cho sinh hoạt đoàn và sự cam kết của cá nhân.
Như vậy, các quy tắc được đề ra bởi Luật HĐ sẽ nảy sinh từ sự trải nghiệm của sinh hoạt đoàn. Lần lượt, những quy tắc này sẽ tạo hướng phát triển cho sinh hoạt đoàn và giúp mọi người nhận thức được những giá trị nằm trong Luật Hướng đạo qua những trải nghiệm cụ thể. Do vậy, sự mong muốn tự cam kết sống theo những giá trị này bằng cách tuyên Lời hứa Hướng đạo sẽ đến một cách tự nhiên đối với những đoàn sinh mới. Đối với những người khác, đó là một cơ hội để hiểu Luật Hướng đạo và tốt hơn cho chính sự dấn thân của họ.
Luật Hướng đạo đưa ra các giá trị nhân bản, có giá trị cho mỗi lứa tuổi, theo cách cụ thể và đơn giản.
Luật và Lời hứa trong Ngành Tráng
Spoiler:
Tráng sinh là trẻ mới trưởng thành, có thể hiểu những điều thực sự cam kết và có ý thức, biết rõ việc thực hiện nghiêm túc những cam kết này ảnh hưởng đến cả cuộc sống của họ. Do vậy, Lời hứa trong Ngành Tráng có sự hiểu biết nhiều hơn các ngành nhỏ tuổi. Đối với Tráng sinh, sự cam kết sống theo các giá trị của Phong trào Hướng đạo là gấp đôi:
Trong giai đoạn tìm hiều (Tân Tráng) (xem Chương 8 – Các mục tiêu giáo dục và sự thăng tiến cá nhân), người Tráng sinh nhận biết được chương trình đưa ra của Ngành Tráng và Luật Hướng đạo. Khi họ cảm thấy đã sẵn sàng, họ đề nghị được tuyên Lời hứa. Điều đó có nghĩa rằng họ hứa cố gắng hết sức để thực hiện Luật Hướng đạo trong đời sống của họ. Đối với những người trước đó là Kha sinh, điều này sẽ là một cách để họ nhắc lại Lời hứa Hướng đạo.
Khi các Tráng sinh đạt được các mục tiêu cá nhân của họ trong Ngành Tráng, họ sẽ được đề nghị đến giai đoạn “Lên đường” (xem Chương 8 – Các mục tiêu giáo dục và sự thăng tiến cá nhân). Trong nghi thức này, họ trình bày với Tráng đoàn những gì họ đạt được trong quá trình trải nghiệm của một Tráng sinh và vạch ra kế hoạch cá nhân cho tương lai. Thực hiện cam kết tôn trọng Luật Hướng đạo suốt cuộc đời của họ. Vào lúc đó, các giá trị của Luật và Lời hứa Hướng đạo tin chắc rằng được gắn kết chặt chẽ trong từng hành vi và thái độ của mỗi người.
Mỗi Tráng sinh quyết định thời gian thích hợp để thực hiện cam kết của họ, khi họ cảm thấy sẵn sàng để làm điều đó. Thông thường sự cam kết được thực hiện ở giai đoạn tìm hiểu (Tân Tráng)
Tráng sinh là những trẻ mới trưởng thành, năng lực tiếp cận cá nhân đối với Luật và Lời hứa, do còn đang ở giai đoạn Tân Tráng, nên được đưa ra bằng những ngôn từ phù hợp với chính họ để đạt được sự hiểu biết cá nhân về Luật và Lời hứa. Tráng sinh phải có mong muốn đối với việc cam kết cá nhân về những giá trị mà Phong trào Hướng đạo làm nền tảng, như là một trách nhiệm của mình, tôn trọng phẩm giá của con người và sự toàn vẹn của thế giới tự nhiên, có tinh thần đồng đội và cộng đồng, đoàn kết quốc tế, loại trừ bạo lực, tìm đến nguyên tắc tinh thần cao nhất và mưu cầu cuộc sống có ý nghĩa.
Do vậy, đề xuất Lời hứa Tráng sinh có thể bao gồm:
Là Tráng sinh, tôi chọn để theo con đường của:
Nhận thức Chân lý và Tinh thần;
Tri thức và Tự do;
Công lý và Hòa bình;
Thương cảm và Giúp ích;
Phát triển Bền vững và Trách nhiệm công dân Thế giới.
Kết luận:
Tránh xa khỏi việc trở thành tầm thường, lập lại mà không có một cam kết thực sự. Luật và Lời hứa Hướng đạo đưa ra một chuẩn mực đạo đức của cuộc sống cho những ai chọn Phong trào Hướng đạo. Người Tráng sinh thực hiện một sự cam kết để sống theo đường hướng này, nên hiểu các giá trị của Phong trào Hướng đạo và những trách nhiệm họ đã đảm nhận khi họ đã hứa cố gắng hết sức để sống theo Luật Hướng đạo.
Những điều này họ sẽ học hỏi được qua những trải nghiệm ở sinh hoạt đoàn, toán, những tấm gương của những người ở quanh họ, và thông qua sự khám phá của họ về Luật và Lời hứa ở giai đoạn Tân tráng. Những giá trị họ tìm thấy ở đó sẽ theo họ đến suốt cuộc đời.
(Còn tiếp)
VÕ VĂN TUẤN – Nai thiện chí
(Trích dịch từ “Guidelines for the Rover Scout Section”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét