Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Một số từ Hán Việt trong văn bản giáo dục Hướng Đạo

Hoàng Ngọc Hùng. 

     Đời sống Hướng đạo sinh được định hướng không chỉ bằng hành động, noi gương, kỹ năng,… mà còn nhờ chữ (và nghĩa) trong nhiều văn bản giáo dục (như: Luật, Lời hứa, châm ngôn, phương châm, tâm nguyện, lời ca - nhất là bài Nguồn Thật) với không ít từ Hán Việt (tín ngưỡng, tâm linh, quốc gia, danh dự, trung thành, tổ quốc, cộng sự, bổn phận, lễ độ, liêm khiết, huynh trưởng, biện bác, tư tưởng, tạo vật,…).
Để giúp đoàn sinh hiểu đủ, thuộc đúng các văn bản này, quý trưởng không chỉ cần đọc đúng, hát đúng mà còn giải nghĩa gọn, nêu ví dụ rõ;công sức này không chỉ để giúp đoàn sinh mà còn nâng sự tự tin về nghề trưởng khi chia sẻ với cộng đồng. Sau đây là kết quả bước đầu tìm nghĩa 4 chữ cốt lõi (hướng, đạo, tạo, vật). 

CHỮ ĐẠO 

Tiếng Trung có ít nhất 13 chữ viết khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng cùng phát âm Việt là “đạo”: 
1. 导 đạo (dẫn đường) 
2. 導 đạo (dẫn truyền) 
3. 敦 đạo (che trùm) 
4. 盗 đạo (trộm cắp) 
5. 盜 đạo (tự thủ lợi ngầm) 
6. 稻 đạo (lúa gié) 
7. 纛 đạo (cờ tiết mao) 
8. 翿 đạo (cờ lông chim – để múa) 
9. 衜 đạo (như chữ Đạo 道) 
10. 衟 đạo (như chữ Đạo 道) 
11. 蹈 đạo (làm theo) 
12. 道 đạo (con đường, bày cách, khu vực-Đạo An Hải) 
13. 醻 đạo (một loại rượu) 

Chữ đạo trong Hướng đạo 导 là giản thể chữ 導 (dẫn đường, chỉ đạo, chỉ dẫn, chỉ bảo, bày cách làm, hướng dẫn). Một số từ ghép có chữ “đạo”: chỉ đạo 指导 • chủ đạo 主导 • dẫn đạo 引导 • đạo đạn 导弹 • đạo hàng 导航 • giáo đạo 教导• khuyến đạo 勸导 • lãnh đạo 领导 • phụ đạo 辅导 và hướng đạo 向导 

2..CHỮ HƯỚNG có 13 kết quả: 

1/ 乡 hướng (hướng về, phương hướng, trước đây, lúc nãy) 
2/ 向 hướng (phía, nhằm vào, ngã theo, ý chí ngả về mặt nào gọi là "chí hướng" 志向, phương hướng, đối tượng của động tác - như "hướng tiền khán" 向前看: nhìn về phía trước) 
3/ 嚮 hướng (dẫn dắt, dẫn đạo, nghiêng về - "Tuy bất năng chí, nhiên tâm hưởng vãng chi" 雖不能至, 然心嚮往之: dù không đến được, nhưng lòng nghiêng theo cả) 
4/ 晌 hướng (ngày, trưa, như chữ Hướng 饟,mùa) 
5/ 曏 hướng (xưa kia,như chữ hướng 向,chứng tỏ) 
6/ 珦 hướng (tên một loại ngọc) 
7/ 鄉 hướng (làng, khu hành chánh, thấp hơn "huyện" 縣 và cao hơn "thôn" 村- xưa gọi khu 12.500 "gia" 家 (nhà) là một "hương" 鄉, thôn quê (ngoài thành thị), "li hương" 離鄉 lìa quê, "đồng hương" 同鄉, 
8/ 鄕 hướng (hướng dẫn, khuyên bảo, xưa, trước (đây), lúc nãy [dùng như 嚮, bộ 口]) 
9/ 餉 hướng (thết đãi, tiền quân lương, một lát, đưa tới) 
10/ 饟 hướng (như chữ 餉) 
11/ 饢 hướng (cùng nghĩa chữ 餉) 
12/ 饷 hướng (giản thể của chữ 餉) 
13/ 馕 hướng (như chữ 餉) 

Có 2 kiểu viết “hướng đạo” (嚮導, 嚮道), “đạo sư” 導師 (người giúp ta biết chỗ sai để tránh – để đi về chỗ đúng) và hướng đạo sư 向導師 

3. CHỮ TẠO 

6 chữ (造, 皂, 艁, 皁, 唣, 唕), “taọ” trong “tạo vật” là 造 (bộ xước, nghĩa “đi”, và chữ cáo 告: nói cho người khác biết), nghĩa ban đầu của “tạo 造” là “làm việc thành công”; về sau, 造 có nhiều nghĩa khác: 化 Biến đổi, cải biến (thiên biến vạn hoá 千變萬化 biến đổi khôn cùng.化 sau tính từ, danh từ chỉ sự chuyển thành trạng thái, tính chất nào đó ("lục hoá" 綠化, "ác hoá" 惡化, "điện khí hoá" 電氣化, "khoa học hoá" 科學化, "hiện đại hoá" 現代化); một âm là "hoa" (hoa tử 化子 người ăn xin); sinh hoá, sinh thành (tạo ra vạn vật); dạy dỗ, sửa phong tục cho tốt lên, cảm hoá: 教化 giáo hoá; 德化 cảm hoá bằng ân nghĩa; thay đổi, làm thay đổi; sự sống, sự chết. 造化 tạo hoá (sáng tạo hoá dục/tạo ra và [hoặc] “thay đổi đi”). 

Khi dùng như động từ, “化 tạo” có các nghĩa: 
1/ Làm từ không thành có và tồn tại. 
2/ Chế tác: Tu tạo. 
3/ Kiến thiết: Tạo phúc nhất phương (làm phúc cho một phương). 
4/ Phát minh: Sai Luân tạo chỉ (Sai Luân chế tạo ra giấy). 
5/ Sinh ra. 
6/ Làm ra. 
7/ Bịa đặt: Tạo dao sinh sự (bịa đặt ra lời nói phao để sinh sự). 
8/ Đi về phía trước. 
9/ Đến: Tạo phủ (tới hầu ngài). 
10/ Bồi dưỡng. 
11/ Thành tựu. 

Là danh từ “化” có các nghĩa: 
1/ Niên đại. 
2/ Tên tế tự. 
3/ Giờ, ngày, tháng, năm sinh. 
4/ Thăm hỏi. 
5/ Thời: mạt tạo (đời cuối, cuối mùa). 
6/ Hai bên tố tụng: Lưỡng tạo. 
7/ Mùa gặt: Nhất niên tam tạo (một năm ba mùa). 
8/ Họ Tạo. 
9/ May mắn. 
10/ Nhà bếp 
11/ Tên tước hiệu. 

4. CHỮ VẬT có 3 chữ (物, 勿, 沕), “vật” (物) trong “tạo vật” có nghĩa: 

Danh từ
1/ Cái có hình có khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được. 
2/ Các loài trong vũ trụ đều là “vật” 
3/ Hoàn cảnh hay sự việc bên ngoài. 
4/ Người, hoàn cảnh bên ngoài. 
5/ Nội dung: Ngôn chi hữu vật (lời nói có nội dung). 
6/ Màu sắc. 

Động từ: Tìm tòi. 
Theo chữ Nôm: “vật” là nói chung muông thú, các thức chung quanh. Chữ “thụ tạo/thọ tạo” với “thụ/thọ” là được (nhận, lãnh), bị, chịu,…- được tạo thành = vạn vật do Đấng Tạo hóa, hóa công, Trời tạo dựng. 

5. TẠO VẬT 

5.1. Nguồn từ vựng: 

5.1.1. Hán ngữ Đại Từ điển: “tạo vật” là cách gọi đơn giản của “Đấng Tạo vật”: “Sinh sinh đắc sở, sự sự duy tân, nguy nguy hô do tạo vật chi khúc thành dã” (Sự sống triển nở, mọi sự đổi mới, vĩ đại thay, như do Đấng Tạo vật dựng nên - Ngụy Thư, Lý Bưu Truyện). Vận may. 
     Quốc ngữ Hoạt dụng Từ điển: Người xưa cho muôn vật do Trời tạo ra nên gọi Trời là (đấng) Tạo Vật. Số mệnh, vận may. 
5.1.2. Hán ngữ Từ điển: tạo hoá, trời. 
5.1.3. Từ Vựng : Trời. 
5.1.4. Vương Vân Ngũ Đại Từ điển: Trời là Đấng tạo ra vạn vật. 
5.1.5. Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Eugène Gouin: Creation, Createur 
5.1.6. Từ điển Việt - Hán hiện đại, NXB Khoa học Xã hội: tạo vật = tạo hoá 
5.1.7. Từ điển Hán Việt, Viện Ngôn ngữ học: Tạo vật = tạo hoá = Trời. 
5.1.8. Từ điển Việt – Anh, Nguyễn Sanh Phúc: Tạo vật = tạo hoá = The Creator. 
5.1.9. Petit Passe-Partout de la presse Sino -Annamite 6 : kẻ dựng vật. 
5.1.10. Việt Pháp Từ Điển: Créer le monde, Créateur. 
5.1.11. Hán Việt Từ Điển: Dựng ra muôn vật; tạo hóa (createur) 
5.1.12. Dictionnaire Annamite-Chinois-Francais: Création, Créateur. 
5.1.13. Nguyễn Trường Tộ (Di thảo) dùng “tạo vật” theo nghĩa Đấng Tạo hoá. 
5.1.14. Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2004) có 2 nghĩa của “tạo vật”: (1) (đấng) tạo hoá; (2) Vật tồn tại nói chung do tạo hoá (tạo ra). Giải từ ghép: “phế vật” là vật bị phế bỏ; di vật: vật được để lại khi chết; cống vật: vật dâng biếu; tặng vật: vật được tặng,...Kiểu giải thích dựa vào tính thống nhất giữa “người chủ” (hóa công/con tạo/tạo hóa/đấng tạo hóa/đấng tối cao/trời/thiên) với “sản phẩm” (vật được người chủ tạo ra/tạo vật/muôn loài) trong đó, “loài người” là tạo vật “cao quý nhất” do “đấng tạo hóa” tạo ra – “thiên” sinh “nhơn”. 
5.1.15. Tạo vật = đấng tối cao: 
           Mỗi Hướng đạo sinh (HĐS) ở nước mình vẫn đọc Lời hứa - cố sức “làm bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh và quốc gia tôi”, khi dự Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới cũng đọc (hoặc nghe MC ở đó đọc – hầu hết theo nguyên văn (tiếng Anh) Lời thề ở sách Hướng đạo (cho nam) của Baden-Powell, như sau: 
     On my honour. I promise that I will do my best 
           To do my duty to God and to the Queen 
           To help other people 
           And to keep the Scout Law 
     Tôi xin lấy danh dự hứa cố hết sức 
           Làm nhiệm vụ đối với Trời và Vua 
           Giúp người khác. 
           Tuân theo Luật Hướng đạo. 
     Dù nghe, đọc theo là “God”, nhưng mỗi HĐS nghĩ về “đấng tối cao” trong tín ngưỡng tâm linh của riêng mình (thánh Ala, phật Thích ca, Chúa Giêsu,…). Tương tự, nghe đọc “queen” nhưng vẫn nhớ về người lãnh đạo cao nhất ở đất nước mình chứ không nghĩ về nữ hoàng nước Anh. 
5.2. Suy niệm từ lời ca “sống cùng tạo vật” (1) cho thấy một số ý: 
      Dựng ra muôn vật; trời; tạo hoá (createur). 
      Là “sống cùng với đấng tạo hóa, đấng tối cao”, sống cùng với sản phẩm của đấng tối cao (vật, sự, việc [tốt/xấu; yêu/ghét; …] coi là do đấng tạo hóa sinh ra, sống cùng với từng sản phẩm (vật thể, phi vật thể, người [cá nhân, tập thể]) không là ứng xử với nó tự do theo ý riêng của mình mà theo các yêu cầu: 
      • Sống cùng nó theo ý muốn của đấng tối cao – như có đấng ấy bên ta 
      • Sống cùng nó theo quy luật tất yếu của đấng tạo hóa (lẽ sống [đạo]), 
      • Sống cùng nó theo lời dạy của đấng tạo hóa (2). 
    • Sống cùng nó theo định hướng từ các văn bản giáo dục của phong trào (Luật, Lời hứa, châm ngôn, phương châm, tâm nguyện, lời ca,…) trên cơ sở hiểu rõ về ngữ nghĩa. Từ một trong các góc nhìn tâm linh có thể nhận ra các Trưởng Bằng Rừng (thành viên của Liên đoàn Đệ nhất Gilwell) là những người được gọi theo ý của đấng tạo hóa đã định (3), do đó, một trong những bổn phận của trưởng là nêu gương trọn đời về việc sống cùng tạo vật (sống cùng đấng tối cao và mọi sản phẩm của đấng ấy). 

KẾT: 

      Nghề trưởng không chỉ lấy công viên, khu du lịch, internet,…làm “rừng” để giáo dục đoàn sinh mà còn dùng các văn bản của phong trào Hướng đạo. Vực thẳm, vách cao, hang sâu,…ở các văn bản giáo dục của phong trào là những “chữ”, “cụm từ”,...cần quý trưởng thám du ngữ nghĩa thận trọng trước khi chia sẻ với đoàn sinh, với phụ huynh, với cộng đồng xã hội. 
      
(1) Lời ca ở cuối bài “Đến nơi Nguồn Thật” (gọi tắt là “Nguồn Thật”); tác giả ca khúc này là Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891 – 1978), dạy tại trường Thiên Hựu và Đại học Văn Khoa (Huế), năm 1941: sinh hoạt với Hướng đạo Huế. năm 1949 là Tổng Tuyên úy Hướng đạo Công giáo Huế, 1953 là Tổng Tuyên úy Hướng đạo toàn quốc 
(2) Là sản phẩm của đấng tạo hóa, lời dạy đó không chỉ có trong Lời hứa và Luật Hướng đạo mà ẩn tàng khắp cõi tạm, đòi hỏi sự khiêm tốn, tinh tường, thận trọng tìm hiểu. 
(3) Sách Rô-ma 8: 28.Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ mến Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý Trời định. 

Hoàng Ngọc Hùng
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét