BS. Lê Quang Khanh – Sơn Dương từ tốn
BÀI 5: TỔN THƯƠNG CƠ, DÂY CHẰNG, VÀ KHỚP
Tổn thương hệ cơ xương rất thường gặp, và đa phần là có thể ngăn ngừa được. Những tổn thương của cơ và khớp thường là căng cơ, bong gân, và trật khớp. Bong gân và trật khớp có thể gây gãy xương tại khớp, và gây nguy hiểm cho mạch máu và dây thần kinh ở cạnh khớp. Trong trường hợp không thể loại trừ được tình trạng gãy xương khi bị bong gân hay trật khớp, thì cần sơ cứu như là một trường hợp bị gãy xương.
I. PHÒNG NGỪA
Căng cơ, bong gân, và trật khớp thường do một sự kéo căng hay vặn xoắn một cách quá mức và đột ngột của cơ hay khớp. Căng cơ và bong gân thường là hậu quả của sự sử dụng không đúng tư thế của cơ thể, hay do tình trạng thể lực không đủ khi thực hiện các hoạt động về thể thao. Trật khớp thường là do cử động quá mạnh.
Hầu hết những tổn thương ở vùng thắt lưng có thể phòng tránh được, nhất là khi cần nâng một vật nặng. Cần sử dụng nguyên tắc cơ-sinh học (nguyên tắc cơ học áp dụng cho cơ thể) đúng trong những hoạt động này. Khi cần nâng một vật nặng: (1) đứng gần vật cần nâng; (2) gập hai gối – không được cúi khom người; (3) nghiêng vật sao cho bạn có thể đặt một tay phía dưới cạnh hay góc của vật ở gần bạn; (4) bàn tay kia đặt ở phần đối diện theo hướng chéo góc; (5) khi nâng vật, sử dụng các cơ của đùi và cẳng chân và luôn giữ lưng thẳng. (6) Khi xoay vật, cần chuyển động theo bàn chân, không được vặn xoắn cơ thể.
Hình 13.1. Kỹ thuật nâng vật nặng
Khi hạ một vật nặng, tiến trình theo chiều ngược lại. Cần nhớ rằng, sử dụng nguyên tắc cơ-sinh học sai có thể tạo nên một lực nén ép rất lớn lên cột sống, các dĩa gian đốt sống, và các cơ hỗ trợ với hậu quả là gây tổn thương cho cơ và dĩa gian đốt sống.
II. CĂNG CƠ
Khi cơ bị kéo căng vượt khỏi giới hạn bình thường, tổn thương được gọi là căng cơ.
1. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
(1) Cơn đau nhói xảy ra đột ngột ở cơ bị căng.
(2) Phù nề ở cơ gây nên vọp bẻ trầm trọng.
(3) Cơ đổi màu và căng cứng.
2. SƠ CỨU
(1) Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái nhất.
(2) Đắp đá để giúp cơ bị co thắt được thư giãn và ngăn ngừa phù nề mô. Áp túi đá 10-15 phút, nghỉ cách khoảng 20-25 phút.
III. BONG GÂN
Bong gân là sự kéo dài hay rách các dây chằng bảo vệ khớp. Bong gân xảy ra khi các xương ở khớp chuyển động vượt quá giới hạn bình thường của cử động là rách hay kéo giãn dây chằng.
1. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
(1) Đau, có thể rất đau và gia tăng khi cử động.
(2) Cử động khớp bị hạn chế.
(3) Phù nề và đổi màu.
2. SƠ CỨU
Khó phân biệt được bong gân với gãy xương, và hầu hết trường hợp, bong gân được sơ cứu như là gãy xương, với một vài chi tiết được thêm vào như sau:
(1) Tạo một áp lực nhẹ bằng băng (băng ép) để làm giảm phù nề.
(2) Bất động và nâng cao khớp bị tổn thương nếu có thể được.
(3) Đắp túi đá lên khớp để làm giảm đau và phù nề.
IV. TRẬT KHỚP
Khi các mặt xương tiếp giáp nhau trong khớp không còn ở đúng vị trí của nó thì được gọi là trật khớp. Trật khớp làm căng và xé rách bao khớp. Các khớp thường bị trật và khớp vai, khớp khuỷu, ngón cái, các ngón tay, khớp hàm dưới, và khớp gối
1. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
(1) Biến dạng khớp;
(2) Đau và lỏng lẻo, tăng lên khi cử động;
(3) Mất cử động bình thường;
(4) Phù nề ở khớp.
2. SƠ CỨU
Do nhiều trường hợp trật khớp có kèm theo gãy xương nên cần sơ cứu như một trường hợp gãy xương khi có bất kỳ một dấu hiệu nghi ngờ nào, với một vài chi tiết được thêm vào như sau:
(1) Không được nắn ép xương về lại vị trí bình thường.
(2) Bất động và nâng đỡ khớp ở vị thế thoải mái.
(3) Đắp lạnh hay đắp đá để hạn chế đau và phù nề.
(4) Thường xuyên kiểm tra tuần hoàn bằng cách bắt mạch hay nhìn vào sự thay đổi của màu da và nhiệt độ của chi thể.
Chuyển gấp đến cơ sở y tế nếu như tuần hoàn ở chi thể
BÀI LIÊN QUAN:
BÀI LIÊN QUAN:
Bài 1:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét