Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

HƯỚNG DẪN NGÀNH TRÁNG

  (VĂN PHÒNG HĐTG PHÁT HÀNH)

 (Tiếp theo VT. 19&20)

  Võ Văn Tuấn  – Nai thiện chí chuyển dịch.

     BBT: Để giúp cho việc tìm hiểu, nhìn nhận một cách đúng đắn, nhằm xây dựng một chương trình học tập, rèn luyện phù hợp cho Tráng sinh, chúng tôi tiếp tục chuyển ngữ tập tài liệu “Guidelines for the Rover Scout Section” (Hướng dẫn cho Ngành Tráng) của Văn phòng HĐTG phát hành, đến quý độc giả Vững Tiến.

    Đây là tập tài liệu, với các hướng dẫn và ý tưởng, giúp cho những người xây dựng Chương trình Tráng sinh của Ngành Tráng,(Cấp quốc gia) mà Tráng trưởng cần biết.

    Mời quý Trưởng tiếp tục tìm hiểu Chương 8 .

CHƯƠNG 8: CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ SỰ THĂNG TIẾN CÁ NHÂN

 Khái niệm chính:

 -  Các mục tiêu giáo dục cho Tráng sinh, “các mục tiêu cuối cùng” của Chương trình Hướng đạo sinh, bao gồm tất cả các lĩnh vực phát triển cá nhân, (thể chất, trí tuệ, cảm xúc, tính xã hội và tinh thần); Tráng sinh nên nhận thức đúng đắn về những mục tiêu giáo dục này vì đó chính là nền tảng cho việc phát triển cá nhân.

-   Bởi vì “các mục tiêu cuối cùng” về bản chất có phạm vi rộng hơn, mỗi Tráng sinh được trợ giúp trong việc xác định những thách thức cá nhân tương ứng với từng mục tiêu.

-   Các Tráng sinh lập kế hoạch cho cuộc sống, liên quan đến nhiều việc hơn chỉ là đời Hướng đạo, sự thăng tiến của Tráng sinh phải được liên kết chặt chẽ với sự tiến bộ nhằm vào cuộc sống người lớn.

-   “Kế hoạch cá nhân”, được phát triển bởi mỗi Tráng sinh, như là công cụ để xác lập các mục tiêu cá nhân dựa vào các mục tiêu giáo dục.

-   Ba giai đoạn thăng tiến cá nhân trong Ngành Tráng: ‘Khám phá’,‘Hành trình’ & ‘Lên đường’ (Tân Tráng – Dự Tráng – Tráng sinh lên đường)

1. Giới thiệu

   Tầm nhìn của mỗi cá nhân có thể nhận rõ khả năng của họ như hiệu quả công việc, thực hiện việc đóng góp đến cộng đồng, điều này được chia sẻ bởi các NSOs, chính phủ và công dân trên toàn thế giới.

   Có một số thách thức mà các nhà phát triển chương trình và NSO trên khắp thế giới phải đối mặt liên quan đến các mục tiêu giáo dục và sự thăng tiến của cá nhân trong Ngành Tráng liên quan đến việc làm, với những thanh niên ở độ tuổi cuối cùng này trong Hướng đạo. Bao gồm những điều sau:

-   Không có định nghĩa rõ ràng về mục đích giáo dục và tác động của chương trình cũng như các hoạt động của nó.

-   Các mục tiêu cuối cùng của Tráng sinh có thể bị bỏ xa so với những mục tiêu của các ngành trước và do đó, “bước nhảy vọt” từ các ngành trước đó đối với Tráng sinh là quá lớn.

-   Sự thăng tiến cá nhân thông qua các mục tiêu giáo dục có thể đưa ra một bức tranh về các chương trình ‘được định rõ’ hoặc ‘học thuật’ mà các Tráng sinh có thể không thấy hấp dẫn.

-   Các mục tiêu giáo dục có thể không phù hợp với những người trẻ tuổi trong xã hội của bạn ngày nay.

   Để đối phó với những thách thức này, cùng với những việc khác, chương này nhằm cung cấp cho bạn, những người phát triển chương trình ở cấp quốc gia, với thông tin, lời khuyên và hướng dẫn về:

-   Mục tiêu giáo dục và các thành phần chủ yếu;

-   Thử thách cá nhân;

-   Kế hoạch cá nhân; và

-   Nhật ký Tráng sinh và tiến độ cá nhân.

Trong việc phát triển Chương trình Tráng sinh, các NSOs nên:

-   Xác định các mục tiêu giáo dục cho Ngành Tráng, bao gồm các lĩnh vực phát triển, như một phần không thể thiếu của chương trình dành cho Tráng đoàn.

-   Đảm bảo các mục tiêu giáo dục là phù hợp với giới trẻ ngày nay; và

-   Đảm bảo Tráng đoàn của bạn có cơ hội phát triển các kỹ năng sống và đạt được các mục tiêu giáo dục thông qua một hệ thống thăng tiến cá nhân.

  2.  Các mục tiêu giáo dục

   Các mục tiêu giáo dục là ‘công cụ’ được dùng để giúp Tráng sinh đạt được mục đích của Phong trào Hướng đạo.

    Một mục tiêu giáo dục định rõ một ‘kết quả mong muốn’ khi kết thúc một tiến trình giáo dục và thể hiện một khả năng mới đạt được. Nó có thể là một ‘kiến thức’ mới, một ‘kỹ năng’ mới hoặc là một ‘thái độ/giá trị’ mới, tất cả đều góp phần vào sự phát triển của con người ‘toàn diện’.

   Do các mục tiêu giáo dục cho Tráng sinh là ‘các mục tiêu cuối cùng’ của chương trình Hướng đạo sinh, có thể ít hơn về số lượng và phạm vi rộng hơn so với các mục tiêu của chương trình các ngành trước đó.

   Một Chương trình Tráng sinh tốt sẽ xác định rõ các mục tiêu. Các mục tiêu giáo dục giúp cho bạn trình bày các mục tiêu này một cách rõ ràng, theo cách có thể đo đếm được. Dĩ nhiên điều này đúng cho tất cả các ngành và Ngành Tráng sẽ sử dụng các mục tiêu cuối cùng cho NSO của bạn (xây dựng trên các mục tiêu của các ngành trước đó).

   Tất cả chương trình các ngành của bạn, đặc biệt là Ngành Tráng, đòi hỏi các mục tiêu giáo dục phải phù hợp với ‘giới trẻ ngày nay’. Thế giới chúng ta đang sống là nơi tràn đầy thử thách tuyệt vời và hứng thú. Trong hầu hết trường hợp, nó cực kỳ khác với thế giới mà cha mẹ chúng ta đã lớn lên, vì nhiều thứ đã thay đổi nhiều  hơn trong 25 năm qua với cuộc cách mạng kỹ thuật số so với 150 năm trước. ‘Thế giới mới’ này đặt ra những thách thức riêng đối với Tráng sinh trong công cuộc tìm kiếm để trở nên tốt nhất có thể và đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện chính xã hội của mình.

 2.1. Toàn bộ mục tiêu giáo dục

   Hoạt động Hướng đạo chúng ta nhằm góp phần đến sự phát triển của trẻ về tất cả các lĩnh vực phát triển cá nhân:

-   Thể chất

-   Trí tuệ

-   Cảm xúc

-   Xã hội

-   Tinh thần

Để phát triển tính cách.

   Trong Hướng đạo, mục tiêu tổng thể của chúng ta đối với Tráng sinh là họ sẽ trở thành: những cá nhân tự chủ, biết cảm thông, có trách nhiệm và tận tâm.

 -  Tự chủ: có thể đưa ra quyết định của riêng mình và quản lý cuộc sống của chính mình.

-   Biết cảm thông: quan tâm tích cực đến người khác.

-   Có trách nhiệm: có thể gánh chịu hậu quả các quyết định của mình, giữ đúng cam kết và hoàn thành những gì mình đảm trách.

-   Tận tâm: có thể sống theo các giá trị của mình, ủng hộ chính nghĩa hoặc một lý tưởng mà mình cho là quan trọng.

Các mục tiêu giáo dục và hệ thống thăng tiến cá nhân giúp phong trào Hướng đạo đạt được điều này.

 2.2. Các thành phần chính

   Cần phải đảm bảo rằng các mục tiêu giáo dục của bạn được xác lập một cách chính xác, bao gồm tất cả các lĩnh vực phát triển cá nhân và phản ánh được sự cân đối tốt về:

-   Kiến thức cần đạt được hoặc được đào sâu.

-   Kỹ năng học được hoặc được cải thiện.

-  Thái độ được phát triển hoặc được củng cố.

   Một mục tiêu giáo dục tốt được viết nên một cách rõ ràng, với ngôn từ dễ hiểu và:

-   Cụ thể, riêng biệt – chỉ đề cập đến một chủ đề và được diễn đạt bằng các thuật ngữ rõ ràng, chính xác.

-   Có thể đo đếm được – bạn có thể đo đếm được liệu có thể đạt được các mục tiêu hay không.

 -   Có thể đạt được – phù hợp với khả năng của trẻ.

-   Thực tế - có thể đạt được với các điều kiện hiện có ( ví dụ như thời gian, nguồn lực).

-   Đúng thời gian -  khi nào bạn muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra.

    Các mục tiêu giáo dục của Ngành Tráng hoặc ‘các mục tiêu cuối cùng’ được thiết kế:

-   Mô tả mục tiêu giáo dục của Chương trình trẻ được NSO của bạn đưa ra cho Ngành Tráng.

-   Xây dựng khuôn khổ mà mỗi trẻ sẽ xác định một cách không chính thức, với sự giúp đỡ và lời khuyên của người cố vấn về các mục tiêu học tập cá nhân của mình khi chuyển lên Ngành Tráng.

-   Cung cấp một cách cơ bản về việc đánh giá sự thăng tiến cá nhân cho mỗi cá nhân Tráng sinh về mỗi lĩnh vực phát triển cá nhân.

-   Xây dựng một nền tảng về việc thiết kế các hoạt động chất lượng cao để có thể kích thích các trải nghiệm Hướng đạo nhằm đạt được kiến thức, kỹ năng và thái độ.

-   Tạo nên nhiều biến đổi về Chương trình trẻ, hiệu quả, có thể đo đếm được.

 2.3. Các ví dụ về mục tiêu giáo dục

   Sau đây là một số ví dụ từ một trong nhiều mục tiêu giáo dục hay ‘mục tiêu cuối cùng’, Ngành Tráng của 4 NSOs khác nhau:

-   Có khả năng hoạt động phóng khoáng và sáng tạo trong mọi khía cạnh cuộc sống theo những đặc tính cá nhân của họ.

-   Sống theo cam kết của một Tráng sinh.

-   Tự chăm sóc bản thân, có ý thức về những lợi ích được tích góp từ việc tiếp xúc với thiên nhiên và những thói quen về các hoạt động thể chất, giữ gìn vệ sinh và dinh dưỡng tốt.

-   Tôn trọng và hiểu rõ giá trị của môi trường, trở thành người bảo vệ, gìn giữ và là một tác nhân để cải thiện nó.

-   Lựa chọn nghề nghiệp dựa vào việc cân nhắc thiên hướng, khả năng và ý thích của bản thân đồng thời coi trọng những điều đó của người khác với không có sự định kiến nào.

-   Biết, tôn trọng, thừa nhận bản năng giới tính của mình và những người khác như một sự bày tỏ của tình yêu.

 -  Phục vụ tích cực cộng đồng ở địa phương của mình, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, cùng tham gia và hợp tác.

-   Tuân theo những nguyên tắc tinh thần, trung thành với tôn giáo thể hiện các nguyên tắc đó, và chấp nhận những bổn phận phát sinh từ đó.

-   Biết đến cách những người khác có thể hỗ trợ bản thân hiểu được cảm xúc của mình.

-   Có thể xác định sự bất công, không bình đẳng hoặc xung đột và những cách thăm dò giải quyết và nơi nào để tham gia vào điều đó.

-   Cho thấy rằng người Tráng sinh coi trọng mọi người và các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày của mình.

-   Trước khi ra một quyết định, người Tráng sinh biết cách thu thập thông tin, đánh giá, chọn lọc và ghi nhớ những điều đó.

-   Người Tráng sinh coi trọng giáo dục. Anh ta thích mở rộng kiến thức của mình và thu thập thông tin mới một cách hệ thống. Anh ta biết các phương pháp học tập khác nhau và biết nơi nào để tìm các nguồn thông tin mình cần.

-   Người Tráng sinh có thể làm việc theo nhóm, chấp nhận các quy định của nhóm và tuân thủ các quyết định được người có thẩm quyền hoặc của nhóm đưa ra. Anh ta có khả năng chuẩn bị và có trách nhiệm điều hành một hoạt động (một dự án) của nhóm.

-   Người Tráng sinh hỗ trợ sự ‘khoan dung tôn giáo’ (religious tolerance), có thể cởi mở và giao tiếp một cách tích cực với mọi người, bất kể họ thuộc tôn giáo nào.

-   Người Tráng sinh có thể độc lập ra quyết định và tự mình chấp nhận hậu quả. 

-   Người Tráng sinh có thể cho chứ không chỉ nhận từ người khác.

-   Người Tráng sinh hành xử với sự quyết đoán và chủ động, nhưng vui vẻ chứ không hung hăng.

 3.Thăng tiến cá nhân:

   Đôi khi người ta cho rằng Chương trình Tráng sinh nên có cấu trúc ít hơn so với chương trình các ngành nhỏ tuổi hơn do những người ở lứa tuổi Tráng sinh thường có phản ứng khác nhau về các quy tắc, thích cấu trúc ‘nới lỏng’ và linh động hơn.

   Tuy nhiên, xác định một cách rõ ràng khuôn khổ cho sự thăng tiến của cá nhân là điều cần thiết. Các Tráng sinh sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cách họ chọn lựa để thăng tiến trên hành trình Hướng đạo của mình, nhưng họ cũng cần có một cấu trúc để hướng dẫn, thúc đẩy họ tiến lên.

   Sự thăng tiến trong Ngành Tráng phải được liên kết chặt chẽ với tiến trình trưởng thành của trẻ. Điều này có nghĩa rằng    

   Tráng sinh là đang bắt đầu lập kế hoạch cho cuộc sống, sẽ liên quan nhiều đến cuộc đời Hướng đạo của họ.‘Kế hoạch cá nhân’ (Quy ước tu thân) mà người Tráng sinh sẽ tự mình xây dựng, xem xét đến tất cả các mục tiêu giáo dục dành cho ngành Tráng, theo cách liên hệ chúng đến cá nhân. Kế hoạch cá nhân của Tráng sinh bao gồm 6 lĩnh vực và thường xuyên được xem xét lại.

 3.1.Ba giai đoạn của sự thăng tiến cá nhân

   Để làm cho mỗi Tráng sinh có cảm giác tiến bộ hơn, một số giai đoạn cần được thiết lập. Ba giai đoạn thăng tiến cá nhân được đề xuất và có thể được mô tả: ‘Khám phá’ (Discovery), ‘Cuộc hành trình’ (Journey) và ‘Lên đường’ (Departure). Cần có sự công nhận khi người Tráng sinh tham gia qua mỗi giai đoạn. Điều này được thừa nhận qua việc trao huy hiệu, giấy chứng nhận hoặc có thể là một số các ‘pins’. Việc này sẽ được do mỗi NSO quyết định tùy theo nhu cầu và truyền thống của mỗi quốc gia và phù hợp với khung biểu tượng của Chương trình Tráng sinh.

    Giai đoạn “Khám phá” – Hiểu biết và cam kết

   Khi một thanh niên gia nhập vào Tráng đoàn, họ được mời để đánh giá tình trạng cá nhân và xác định một số thử thách tương ứng với các mục tiêu khác nhau với sự hỗ trợ của bảo huynh.

   Giai đoạn ‘Khám phá’ là thời điểm người thanh niên tìm hiểu ý nghĩa của việc trở thành một Tráng sinh và quyết định xem liệu mình có thể tuyên lời hứa/lời cam kết của Tráng sinh được không. Đồng thời người thanh niên ấy bắt đầu chuẩn bị một ‘Kế hoạch cá nhân’.

   Giai đoạn “Cuộc hành trình” – Đời sống ở ngành Tráng

Kế hoạch cá nhân mà một Tráng sinh tự chuẩn bị cho chính mình sẽ kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu giáo dục bao gồm sáu lĩnh vực phát triển.

   Thỉnh thoàng mỗi Tráng sinh sẽ đánh giá lại Kế hoạch cá nhân của mình, và xem xét, cập nhật ít nhất một lần/một năm. Điều này có nghĩa là người Tráng sinh có khả năng sẽ xem xét và rà soát lại Kế hoạch cá nhân của mình và tất cả các mục tiêu giáo dục một số lần trong suốt thời gian sinh hoạt ở Tráng đoàn. Khoảng thời gian này sẽ khác nhau tùy thuộc vào cá nhân của mỗi Tráng sinh. Mỗi lần việc đánh giá diễn ra sẽ có một số biểu tượng công nhận được trao để ghi nhận thành tích của Tráng sinh.

   Khi người Tráng sinh đạt được tất cả các mục tiêu cuối cùng của Ngành, thông qua Kế hoạch cá nhân của mình, thì đến lúc chuyển đến giai đoạn ‘Lên đường’ và trình bày về kế hoạch đời sống cá nhân.

   Giai đoạn “Lên đường”- Kế hoạch đời sống và Lên đường của Tráng sinh

    Khi bản đánh giá cá nhân cho thấy một Tráng sinh đã đạt được phần lớn các thử thách cá nhân của anh/cô ta, đó chính là lúc chuẩn bị cho Tráng sinh Lên đường. Điều này gồm ‘Kế hoạch đời sống cá nhân’ giúp cho người Tráng sinh thừa nhận tất cả những điều đã học được từ đời sống Hướng đạo, và tất cả những gì mong muốn đạt đến cho tương lai.

   Tráng sinh Lên đường là buổi lễ đánh dấu kết thúc cuộc trải nghiệm Hướng đạo của người Tráng sinh. Đó là cách để Tráng đoàn bày tỏ sự tin cậy và ủng hộ của mình đối với Tráng sinh. Người Tráng sinh có thể mang theo mình một ‘biểu tượng’ từ đời sống Hướng đạo, một thứ mà suốt đời người Tráng sinh luôn trân trọng.

   Tráng sinh Lên đường là một cách cụ thể để đánh giá chất lượng chương trình Hướng đạo. Chất lượng này thực sự được đo lường không phải bằng số lượng trẻ trưởng thành tham gia Phong trào Hướng đạo mà bằng số lượng trẻ rời khỏi Phong trào mỗi năm, và Ngành Tráng, với động lực cùng các kỹ năng để tham gia vào sự phát triển của xã hội.

 4. Định hình tương lai

   Ngành Tráng liên quan đến sự chọn lựa cá nhân. Dưới đây là gợi ý một số cách để kích hoạt sự thăng tiến cá nhân: Thử thách cá nhân, kế hoạch cá nhân, dòng thời gian cá nhân và nhật ký Tráng sinh.

 4.1.Thử thách cá nhân

   Thử thách cá nhân sẽ dưới dạng một công việc hoặc một hành động giúp cho người Tráng sinh hiểu biết tốt hơn và phát triển theo cách cụ thể được chỉ rõ bởi mục tiêu. Việc học hỏi đến từ trải nghiệm của sự tham gia cá nhân hơn là chính hành động của bản thân, vì vậy nên nhớ rằng những thử thách cá nhân không phải luôn mang lại hiệu quả mong đợi.

   Vai trò của người cố vấn (bảỏ huynh) tương tự như một ‘huấn luyện viên’, giúp cho người Tráng sinh kiểm tra các mục tiêu khi áp dụng cho cá nhân, xác định các thử thách, những hoạt động liên quan để đáp ứng các thử thách đó và giúp theo dõi tiến trình của họ.

   Mỗi Tráng sinh nên chọn một cố vấn (bảo huynh) cho sự thăng tiến cá nhân; vai trò này có thể được thực hiện bởi một người nào đó trong nhóm Tráng sinh, một Tráng trưởng, hoặc người nào đó ở ngoài Tráng đoàn.

 4.2.Ví dụ về Thử thách cá nhân

   Mục tiêu giáo dục Thử thách cá nhân

   Thể chất. Tự chăm sóc cơ thể của mình, có ý thức về những lợi ích đóng góp từ việc tiếp xúc với thiên nhiên và thói quen hoạt động thể chất, giữ gìn vệ sinh và dinh dưỡng tốt.“Thường xuyên luyện tập một môn thể thao”

   Trí tuệ. Lựa chọn nghề nghiệp của mình có cân nhắc đến năng khiếu, khả năng và sở thích của bản thân, đồng thời coi trọng giá trị của người khác mà không có định kiến.“Phân tích tiềm năng, năng khiếu, sở thích của tôi và phát triển một kế hoạch chính xác hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.”

   Cảm xúc. Biết, tôn trọng và chấp nhận bản năng giới tính của mình và của người khác như một biểu hiện của tình yêu.“Tìm hiểu thêm về các mối quan hệ, tình dục và tình yêu”

  Xã hội. Sống tự do với sự quan tâm đến những người khác thực hiện quyền của mình, thực hiện nghĩa vụ của mình và bảo vệ quyền của người khác cũng được làm như nhau.“Để trở nên quyết đoán hơn trong việc bảo vệ quyền của mình và quyền của người khác.”

Tinh thần. Tuân theo những nguyên tắc tinh thần, trung thành với tôn giáo thể hiện các nguyên tắc đó, và chấp nhận những bổn phận phát sinh từ đó.

“Để phát triển sự suy ngẫm cá nhân và xem xét trải nghiệm của bản thân để đạt được những niềm tin và cam kết cá nhân, có ý nghĩa hơn đối với đức tin của mình.”

 Tính cách. Phục vụ tích cực trong cộng đồng địa phương của mình, góp phần tạo ra một xã hội công bằng, tham gia và hợp tác“Tham gia tích cực vào một nhóm trong cộng đồng của mình, với những người làm việc hòa hợp”

 4.3.Kế hoạch cá nhân

   Kế hoạch cá nhân là cơ hội để các Tráng sinh xác lập các mục tiêu cá nhân một cách có tổ chức cho riêng mình. Nó có thể có hình thức và sắp xếp khác nhau, nhưng tất cả chúng đều phải bao gồm những thử thách cá nhân cần đạt được trên các lĩnh vực phát triển. Do đó nó chính là công cụ để nâng cao sự phát triển cá nhân.

   Tìm hiểu về sự thay đổi và thay đổi tương lai.

   Đối với các Tráng sinh, sự thăng tiến cá nhân là một cách để định hình tương lai của họ. Vai trò của người cố vấn cho Tráng sinh (bảo huynh) trong quá trình này có thể là:

1   Khuyến khích các Tráng sinh thiết lập rõ các thử thách cá nhân cho chính bản thân, phù hợp với các mục tiêu giáo dục của Chương trình Tráng sinh.

2   Cho các Tráng sinh thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai như là một chuỗi liên tục, và khuyến khích họ tin tưởng vào khả năng của chính mình về tương lai của bản thân.

3   Giúp các Tráng sinh phát triển và xem xét kế hoạch cá nhân của họ.

4   Giúp các Tráng sinh bắt đầu suy nghĩ về kế hoạch đời sống cá nhân của họ

Các Tráng sinh nên được mời lên kế hoạch, lịch trình thời gian, các bước cần thiết, các hoạt động và dự án họ cần hoàn thành để đạt được các thử thách mà họ đã xác định.

 4.4.Dòng thời gian cá nhân

   Để giúp cùng nhau thực hiện một kế hoạch cá nhân, điều quan trọng là các Tráng sinh hiểu rõ khả năng của mình cho tương lai.

   Khá bình thường đối với những người trẻ tuổi chỉ sống trong hiện tại mà không nhận ra rằng những trải nghiệm trong quá khứ của họ đã định hình nên hiện tại đó và quan trọng hơn, họ có một số quyền kiểm soát đối với tương lai của mình.

   Để mang lại sự thay đổi và làm cho tương lai trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho chính họ và cộng đồng, các Tráng sinh cần có tầm nhìn về những gì họ muốn trở thành và lập kế hoạch hành động cần thiết để đạt được điều này. Mọi hành động đều đạt được bằng một số bước nhỏ, cùng với nhau sẽ dẫn đến mục tiêu mong muốn.

   Không phải lúc nào bạn cũng có thể định hình tương lai chính xác như bạn mong muốn, vì đôi khi có những trường hợp bạn không thể kiểm soát được, nhưng có rất ít cơ hội để bạn đạt được tương lai mong muốn trừ khi bạn thực hiện các bước cần thiết để biến nó thành hiện thực.

    Các Tráng sinh cần phải chủ động về tương lai của họ, không phải đối phó. Họ cần một người cố vấn (bảo huynh) để giúp họ quyết định nơi họ muốn sống và kiểm tra các bước cần thiết để biến điều này thành hiện thực. Đối với Tráng sinh, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ, quyết định những gì họ cần đạt được và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn có thể thực sự hữu ích. Đồng thời, điều quan trọng cần lưu ý là không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của mình và vì vậy, việc xem xét một tương lai 'có thể xảy ra' cũng rất hữu ích.

   Có ba điều có thể xảy ra trong tương lai:

1. Điều có thể xảy ra rất có thể sẽ xảy ra với chúng ta khi hoàn cảnh va chạm để định hình tương lai của chúng ta.

2. Khả năng chúng ta có thể tự định đoạt và tiến tới việc đạt được.

3. Điều được mong muốn có thể đáp ứng tất cả ước mơ của chúng ta, và chúng ta có thể hướng tới nó, nhưng nó cũng cần phải thực tế hoặc không thể biến nó thành hiện thực.

 4.5. Nhật ký Tráng sinh

   Nhật ký Tráng sinh là công cụ rất hữu ích để đánh giá sự thăng tiến cá nhân. Mục đích của nhật ký là để giúp tổ chức và ghi nhận những chọn lựa và hành động của Tráng sinh.

Nhật ký Tráng sinh có thể bao gồm:

-   Các mục tiêu giáo dục cuối cùng của Chương trình Tráng sinh.

-   Việc chọn lựa các thử thách cá nhân của Tráng sinh cho mỗi mục tiêu giáo dục.

-   Các hoạt động có thể đáp ứng những thử thách đó; các hoạt động hoặc dự án cá nhân (được phát triển bên ngoài Tráng đoàn, các hoạt động và dự án của toán và cộng đồng)

-   Các nguồn lực và/hoặc kỹ năng cần thiết cho kế hoạch cá nhân, và một số ý tưởng ở nơi có thể thu nhận được.

 -  Lịch (dòng thời gian), hiển thị các hoạt động đã lên kế hoạch (để dẫn đến một kế hoạch cá nhân).

-   Các ghi chú về việc xem xét và đánh giá.

 5. Kết luận

   Sự thăng tiến cá nhân tập trung một cách cụ thể vào việc giúp cho mỗi trẻ có ý thức và tham gia tích cực vào sự phát triển của chính mình. Chương trình thăng tiến là công cụ chủ yếu dùng để hỗ trợ yếu tố này của Phương pháp Hướng đạo. Điều đó dựa trên các mục tiêu giáo dục dành cho Ngành Tráng, thiết lập theo kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một thanh niên có thể được trông mong một cách hợp lý để đạt được sự phát triển trong các lĩnh vực khác nhau vào cuối Ngành Tráng.

   Sự thăng tiến cá nhân nhằm giúp trẻ phát triển động lực bên trong để có trách nhiệm phát triển bản thân; thăng tiến theo cách riêng với tốc độ của riêng mình theo hướng chung về các mục tiêu giáo dục của Ngành Tráng và ghi nhận sự tiến bộ đã đạt được.

   Sự thăng tiến cá nhân của Ngành Tráng dựa trên:

-   Nhận biết các thử thách cá nhân cho mỗi mục tiêu cuối cùng với sự hỗ trợ của người cố vấn (bảo huynh).

-   Thiết kế biểu đồ của sự thăng tiến cá nhân – Kế hoạch cá nhân – với sự hỗ trợ của nhật ký cá nhân (dòng thời gian), qua vài dự án, hoạt động và vai trò đã được lên kế hoạch để đáp ứng các thử thách đó.

-   Việc đánh giá sự phát triển đã đạt được, bao gồm không chỉ người cố vấn (bảo huynh) mà còn các huynh trưởng khác và người bên ngoài Tráng đoàn.

-   Sử dụng một hệ thống công nhận để ghi nhận thành tích cá nhân đạt được các mục tiêu/thử thách thông qua kế hoạch cá nhân dẫn đến việc hướng tới việc thiết lập kế hoạch cho cuộc sống.

-   Từng bước xây dựng kế hoạch cuộc sống (một yếu tố chủ yếu của bản sắc cá nhân), kế hoạch này sẽ được hoàn tất và chia sẻ với Tráng đoàn ở buổi lễ Tráng sinh Lên đường.

(Còn tiếp)

VÕ VĂN TUẤN – Nai thiên chí

(Trích dịch từ “Guidelines for the Rover Scout Section”  của VP HĐTG phát hành)

TRANG SỬ LIỆU

   (Tiếp theo VT số 19&20 )

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét