Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

TRANG BÁO CHÍ:

  BÀI PHẢN ÁNH (Reflections)



Lm. Trần Văn Hòa

     Loại bài bạn đọc thấy xuất hiện thường xuyên và khá nhiều trên mặt báo, đó là loại bài phản ánh. Bài phản ánh là gì, đặc điểm và cách viết một bài phản ánh.

 I. KHÁI NIỆM:

     Bài phản ánh là loại bài viết trình bầy một sự việc có thật, mang tính thời sự, có thể trả lời các câu hỏi thông thường của bản tin như cái gì, ở đâu, khi nào...nhưng bút pháp lại tự do, biến thiên và phong phú hơn các loại bài thông tấn thường gặp.

     Bài phản ánh tuy không thuộc loại thông tấn theo nghĩa chặt, nhưng chiếm tới 60-70% trang báo ngày nay.

 II. ĐẶC ĐIỂM :

     Phản ánh có những đặc điểm sau:

1.Bám sát sự kiện và trình bầy đúng sự thật nóng bỏng mới xẩy ra, có thể trả lời những câu hỏi thường tình của thông tin : 5 w+h như trong tin tức.

2.Dùng kết cấu gắn với sự thật, lối văn đơn giản, ngắn gọn, nhưng thay đổi, phong phú, gắn liền với đời sống công chúng, nên loại bài này ít dùng phản ánh những sự kiện lớn lao và  nghiêm túc.

3.Có tính định hướng thông tin do chính ý đồ ngay lúc đầu của tác giả khi viết bài phản ánh. Vì thế người viết phải có lập trường đúng đắn dựa trên luật pháp, đạo đức, phong tục, truyền thống cộng đồng.

 III. NHŨNG YÊU CẦU CỦA BÀI PHẢN ÁNH:

     1.Yêu cầu của độc giả: chúng ta phải đáp ứng những yêu cầu này khi viết bài phản ánh:

-Phản ánh đúng sự thật không được phép thêm bớt hay hư cấu.

-Đáp ứng hiệu quả việc truyền thông sự thật.

-Bài viết phải logic

-Hình thức thể hiện phải mạch lạc, hấp dẫn

     2.Yêu cầu của người viết: tác giả sẽ lưu ý chọn 1 trong 3 cách bố cục bài phản ánh  của mình.

-Trước một sự kiện, một vấn đề chỉ viết khi có ấn tượng sâu về nó. Ấn tượng đó sẽ gợi ý cho tác giả cách viết tốt nhất bài phản ánh.

-Phải lưu ý làm nổi bật sự kiện trên nền bối cảnh của nó.Vì sự kiện nào cũng có bối cảnh riêng.

-Cách thể hiện bài phản ánh:

     -Khởi đi từ quá khứ tới hiện tại.

     -Khởi đi từ hiện tại và trở lại quá khứ.

     -Khởi đi từ hiện tại, quá khứ và trở lại hiện tại.

 Mỗi cách viết có ưu và khuyết điểm của nó, tùy tác giả quen viết lọai nào thì dùng loại đó, đôi khi thay đổi cho mới mẻ.  

 

     Nguyên từ phản ánh đã nói lên hết nội dung và ý nghĩa bài phản ánh. Chúng ta hãy luyện tập viết sao cho bài phản ánh nói lên cách tốt nhất những gì đáng phản ánh.

 

THỰC TẬP

1.Hãy đọc và cắt hoặc ghi lại 03 bài phản ánh trên báo hay tư liệu khác bạn cho là hay nhất.

2.Hãy phản ánh sinh hoạt tại bến xe Trung Tâm TP. Đà Nẵng.

3.Hãy đọc tài liệu báo chí và ghi lại tóm tắt nội dung “Cách viết bài phản ánh” theo tác giả và ghi lại những nhận xét của bạn.

                                                           

 

                                                          Lm. Trần Văn Hòa

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét