- Vâng, xin chào
Trưởng …(Y), đúng vậy Trưởng. Có người gọi là “lụt lịch sử”, người khác gọi là
“Đại hồng thuỷ” người khác gọi là “lụt chưa từng thấy” “lụt kinh hoàng”... Nói
chung là 70 năm qua tôi sống ở Đà Nẵng, thì đây là lần đầu tiên có cuộc ngập lớn
đến vậy, vượt sức tưởng tượng của mọi người. Ai đời thành phố lớn nhất miền
Trung mà bị nước mưa cuốn trôi làm 4 người thiệt mạng, và tài sản thì chưa thể
thống kê được. Chắc chắn là một con số không hề nhỏ.
- Nhà mình có bị
ngập không Trưởng.
- Mình được đứng
trong số 80% bị ngập đó Trưởng. Có tuyến đường ngập sâu 2 mét, xe hơi trôi bềnh
bồng, đường nhà mình thì ngập sâu 1 mét rưỡi và nước tràn vào nhà sâu đến 7 tấc,
đủ nhấn chìm tất cả, vì mình ở nhà trệt, ai ở nhà tầng thì đỡ hơn.
- Dạ sáng ngày
15-10-2022, em thấy báo đài chiếu xe hơi ngập nước chết máy bỏ lại trên đường
la liệt. Ôi một thảm cảnh cho bà con Đà Nẵng. Cầu mong Trưởng và người dân Đà Nẵng
sớm vượt qua cơn thử thách nặng nề này để ổn định cuộc sống.
- Cám ơn Trưởng, công cuộc sinh hoạt của phong trào nơi
Trưởng vẫn ổn định chứ?
- Cám ơn Trưởng, vẫn bình thường. Em có một chút chuyện
muốn hỏi Trưởng nhưng mà hơi ngại vì sợ Trưởng chưa ổn định công việc…
- Có việc gì vậy
Trưởng?
- Vừa qua, em được
một Trưởng lớn ký tặng cho em một tập tư liệu nhỏ, có tiêu đề rất ấn tượng “7
tiêu chuẩn quốc tế giúp bạn lên đường”. Nhưng khi đọc tập tư liệu này em thấy
khó hiểu quá nên muốn hỏi thăm Trưởng đó mà. Trưởng có biết tập tư liệu này
không vậy?
- Có, tôi có đọc.
Nhưng Trưởng dư sức để hiểu đúng sai chứ? là một Trưởng kỳ cựu với nhiều chức
trách trong phong trào, sắp lên bậc thang “Thất thập cổ lai hy” rồi mà, tôi đâu
dám “múa riều qua mắt thợ”.
- Trưởng đừng nói
thế, em rất … Trưởng. Em biết Trưởng là một Tráng sinh lên đường từ năm 1970,
là một Tráng sinh lên đường thực thụ (RS). Chứ em vào HĐ theo kiểu cua biển, là
vào ngang, rồi cũng lên đường khi mình đã đi quá nửa chặng đường rồi, nên phong
trào HĐVN ưu ái cho “Lên Đường” như một kỷ niệm, hay còn gọi là phong nhậm
Tráng huynh, đâu có qua quá trình đào luyện chương trình ngành Tráng như Trưởng.
- Thôi thì mình
trao đổi để học hỏi thêm, tôi sẽ học ở Trưởng những gì tôi chưa biết, và tôi
cũng sẽ chia sẻ với Trưởng những gì mình biết. Trưởng có đồng ý vậy không?
- Dạ cám ơn Trưởng,
em theo ý Trưởng.
- Vậy trước hết
Trưởng không hiểu thế nào ạ?
- Em đọc 7 tiêu
chuẩn “quốc tế”…Quốc tế là nhiều nước, nhưng không thấy tác giả nêu tên các nước
đó. Vậy Trưởng có biết nước nào đã đưa ra 7 tiêu chuẩn này không ạ, Vì dùng cho
quốc tế thì nó sẽ khác dùng cho VN chứ Trưởng.
- Thú thật thì
tôi cũng chịu chết. Tôi thấy tác giả (Triều Vũ) có viết trong “Lời nói đầu”
(trang 5): “Những tiêu chuẩn cho một Tráng sinh lên đường sau đây, được sự đề
nghị của nhiều tổ chức HĐS của nhiều quốc gia khác nhau…” Nhưng tôi không thấy
tác giả nêu tên các quốc gia đó, nên tôi cũng đành chịu thua như Trưởng. Muốn
biết thì chỉ còn cách hỏi tác giả, mà tôi cũng không biết tác giả ở mô cả, vì
không thấy ghi địa chỉ hay đơn vị…Theo Nghi Yên thì tập tư liệu này có tên lúc
ban đầu là: “Giúp bạn trước lúc lên đường”, sau đó đổi lại là “Giúp Bạn trước
khi lên đường” và cuối cùng đổi thành “7 Tiêu chuẩn quốc tế giúp bạn lên đường”.
- Không biết có
Tráng sinh nào lên đường mà đạt được 7 tiêu chuẩn như tác giả nêu lên không ạ?
- Theo tôi thì
không có Tráng sinh Việt Nam nào lên đường mà đạt được “141 điều phải làm hoặc
phải biết” trong “7 Tiêu chuẩn”, tức là 7 lãnh vực chính của cuộc sống: Kỹ
năng, Thể chất, Đạo đức, Tri thức, Xã hội, Nghề nghiệp và Tâm linh, như trong tập
sách nêu ra. Có lẽ tác giả muốn vẽ nên một mẫu “Tráng sinh VN lên đường”
(Vietnam Scout Rover) là một “siêu nhân” chăng? Đa tài quá, lãnh vực nào cũng
biết cũng tinh thông, cũng giỏi cả. Tôi nghĩ đó chỉ là một mẫu người lý tưởng,
vì Tráng sinh cũng chỉ là một người bình thường, làm sao mà thông thạo, hiểu biết
và thực hiện tất cả 7 lãnh vực như tập tư liệu đã đề ra.
- Em thấy trong
đó có một số yêu cầu mà xem ra không khả thi như yêu cầu: “Bạn (Tráng sinh lên
đường) cần biết ít nhất là một sinh ngữ, để thấy cái đẹp trong văn chương viết
bằng sinh ngữ đó” (số 9, trang 28 sách 7 tiêu chuẩn quốc tế). Biết ít nhất là một
sinh ngữ đã khó mà còn có thể thấy được cái đẹp trong văn chương của sinh ngữ
đó thì lại càng khó hơn. Trưởng thấy thế nào.
- Như tôi đã nói
ở trên, đúng là không tưởng. Hiện nay các em Sinh viên đại học, có được bao
nhiêu em biết rành một sinh ngữ để có thể cảm thụ được nét đẹp trong các tác phẩm
văn chương của sinh ngữ đó. Tráng sinh chúng ta lại đủ thành phần xã hội, đủ mọi
cấp độ học vấn, làm sao mà bảo các em phải biết ỉt nhất một sinh ngữ…hơi tham vọng!
- Trưởng thấy yêu
cầu: “tham gia, tổ chức các buổi hội họp, sinh hoạt có tính Thanh niên, xã hội,
công ích phường, khóm, khu vực…” Làm sao mà tham gia tổ chức được vì ai cho
phép, địa phương có tổ chức thanh niên của địa phương, điều này cũng bất cập.
- Vâng Trưởng,
có nhiều điều không khả thi như Trưởng vừa nêu. Chúng ta biết rằng “HĐS không
phải là thằng ngốc”, nên làm bất cứ việc gì cũng đều phải suy nghĩ, tính toán
cân nhắc rồi mới làm. Thế mà sách đưa ra tiêu chuẩn: “Bạn sẵn sàng đi cắm trại
với đoàn thể với bất kỳ thời tiết nào để bạn là người yêu thiên nhiên, không sợ
nó” (thời tiết). Đúng là liều. Trong lúc thời tiết cực đoan, mưa gió lũ lụt,
bão táp cuồng phong mà vẫn đi cắm trại để tỏ ra mình yêu thiên nhiên, không sợ
thời tiết cực đoan, thì quả là hết biết, phải không Trưởng.
Tôi cũng có đọc một đoạn: “Một nhà thông thái kia chưa đủ
thể lực để chạy một mạch 100 mét và nhảy cao 60cm thì chưa lên đường được đâu,
mặc dù ông ta đã lãnh một hay hai giải Nobel, vì cái khả năng chạy và nhảy như
trên là một phần nhỏ trong các tiêu chuẩn lên đường mà”. Nếu có nhà thông thái
nào đã nhận giải Nobel khi đọc đến đoạn này chắc là họ buồn thúi ruột, vì HĐ
không cho họ lên đường, vì họ chạy, nhảy không tốt, Nhưng các nhà thông thái đó
cần chi lên đường như một Tráng sinh nữa, khi họ đạt một hoặc hai giải Nobel
thì quả thật họ đang về đích, và con đường của họ đã đi qua chắc chắn là thật rực
rỡ, vinh quang rồi, cả thế giới đều bái phục tri ân, thì cần gì phải “lên đường”
nữa. Thật là buồn cười, một ví dụ, so sánh khập khiển. Xem như “Tráng sinh lên
đường” là trên cả tuyệt vời, ghê gớm thật.
- Hiện nay có áp dụng 7 tiêu chuẩn này cho Tráng sinh lên
đường không Trưởng?
- Đây chỉ là những tư liệu có tính cách riêng tư để tham
khảo thôi, chứ không phải là qui định của ngành Tráng thế giới hay ngành Tráng
Việt Nam, nên không phải tuân thủ. Các Tráng trưởng áp dụng Chương trình Tráng
sinh, theo đúng qui chế ngành Tráng qua 3 giai đoạn: Tân tráng, Dự tráng và Thuần
tráng.
Ngoài Chương
trình Tráng sinh theo qui định, ngành Tráng còn có phương pháp ngành Tráng là:
Qui Ước tu thân, Bảo huynh Bảo tỷ, và Phương pháp Dự án.
Không có một
khuôn mẫu chung nào cho tất cả Tráng sinh lên đường, vì mỗi người là một nhân vị,
một bản năng, một tính cách, không ai giống ai nên không thể có những tiêu chuẩn
máy móc chung cho mọi người. HĐ nhằm phát triển từng cá nhân Tráng sinh một,
theo tính cách khả năng của họ, qua 6 lãnh vực gồm 6 chữ T, đó là: phát triển về
Thể chất, Trí tuệ, Tính khí, Tâm linh, Tình cảm (cảm xúc) và Tha nhân (xã hội).
Một em bị tật bẩm
sinh không thể chạy được 100 mét thì không thể “lên đường” sao? Một em có bề
cao khiêm tốn không thể nhảy cao quá 0m6, thì không thể “lên đường” sao?
Cốt lõi của một
Tráng sinh lên đường là biết tập luyện và thăng tiến bản thân qua 6 môi trường
sống (6 T) như đã nêu trên và sống theo tinh thần Lời hứa và Luật HĐ. Tráng
sinh đâu phải là thánh nhân, đâu phải là hiệp sĩ, tráng sĩ, đâu phải là bác học,
đâu phải là siêu nhân…
- Em rất đồng ý với
Trưởng, Tráng sinh được huấn luyện đầy đủ chương trình của một Dự tráng và thực
hành phương pháp ngành Tráng là: Qui ước Tu thân và Phương pháp dự án, cùng sống
đúng theo tinh thần Lời hứa và Luật HĐ thì đủ điều kiện để lên đường.
- Đó là điều kiện ắt có và đủ. Các Tráng trưởng nên đọc tập
tư liệu “Hướng Dẫn Ngành Tráng” (Guidelines for the Rover Scout Section), của
Văn phòng HĐTG, phổ biến năm 2009, được chuyển ngữ và đăng liên tiếp trên tập
san Vững Tiến từ số VT 13 đến VT 23, để biết thêm về những hướng dẫn cho ngành
Tráng. Trong tư liệu đó có ghi:
• Các hoạt động
của Tráng sinh rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau và được tổ chức theo
nhiều bối cảnh khác nhau. Tuy nhiên, có bốn lĩnh vực công việc cần thiết đối với
Chương trình Tráng sinh, đó là:
1. Du khảo và trải nghiệm giao thoa văn hóa
2. Những cuộc phiêu lưu trong vùng hoang dã
3. Giúp ích cộng đồng
4. Hội nhập kinh tế và xã hội
• Giải thưởng
Hướng đạo sinh Thế giới cung cấp các cơ hội giáo dục để phục hồi chương trình
Tráng sinh và bổ sung cho bốn lĩnh vực công việc trên.
Ngoài Chương
trình Tráng sinh, Văn phòng HĐTG có đưa ra một yếu tố để khích lệ Tráng sinh là
Giải thưởng HĐTG.
“Giải thưởng
Hướng đạo sinh Thế giới dành cho tất cả mọi người từ 15 đến 26 tuổi, Hướng Đạo
sinh và không là Hướng Đạo sinh. Điều này tạo cơ hội tuyệt vời cho các TC HĐQG
để tăng số lượng thành viên của họ ở cấp địa phương và quốc gia, có khả năng mời
những người không phải là Hướng đạo sinh tham gia vào Chương trình Tráng sinh,
và khuyến khích họ, sau khi hoàn thành Giải thưởng Hướng Đạo sinh Thế giới, trở
thành một phần của ngành Tráng”.
- Em chân thành cám ơn Trưởng về những gì mà Trưởng vừa
chia sẻ với em. Em xin lỗi Trưởng nếu em có làm mất thời gian quí báu của Trưởng,
thì xin Trưởng thông cảm!
- Cám ơn Trưởng, không có gì đâu. Gặp nhau, trao đổi cùng
nhau để học hỏi thì quí giá lắm chứ.
Chúc Trưởng và
gia đình luôn an vui hạnh phúc và say mê lý tưởng của mình như chất liệu cuộc sống.
Hẹn sớn gặp lại Trưởng
Sóc tử tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét