1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA QUI TRÌNH LIÊN HỘI HƯỚNG ĐẠO ĐÔNG DƯƠNG. 1937
Từ năm 1930, phong trào Hướng đạo đã tự phát khắp các xứ Đông Dương, như: Ai Lao, Cao Mên, Nam Kỳ (Cochinchinoise), Trung Kỳ (Annamite), Bắc Kỳ (Tonkinoise).
Mỗi xứ tự chọn cho
mình một khuynh hướng theo 3 Hội chính ở Pháp và cũng chưa có tổ chức bài bản.
Vì thế Liên Hội HĐ Pháp quyết định đưa phong trào tại 5 xứ Đông Dương vào trong
một tổ chức chung gọi là Liên Hội HĐ Đông Dương, nhưng vẫn để cho 5 xứ tự chọn
khuynh hướng mà mình thích.
Ngày 28 tháng 2 năm 1937, tại trường Trung
học Albert Sarraut Hà Nội, Trưởng Schlemmer Đại diện Liên Hội HĐ Pháp, đã tổ
chức một buổi họp đặc biệt, từ 14 giờ chiều đến 1 giờ sáng hôm sau, gồm các
Trưởng Uỷ viên của 5 Hội ở Đông Dương: Trưởng Grassin, Trần Văn Khắc, Serène,
Le Bas, Niédrist, Võ Thanh Minh, Bernard và Hoàng Đạo Thuý (2 Trưởng Touch Sao
và Thao Bong, bận không đến kịp), để bàn thảo về việc thành lập “Liên Hội Hướng
đạo Đông Dương” (Fédération Indochinoise des Associations de Scoutisme = FIAS).
1. Lập ở Đông
Dương một Liên hội HĐ để cho thanh niên 5 xứ được theo phương pháp tập luyện
của cụ Baden Powell, có 3 Hội bên Pháp giúp đỡ.
2. Liên Hội HĐĐD
có một Hội đồng gồm có:
a. Một đại biểu của chính phủ do quan Toàn
quyền cử.
b. Từ 3 đến 6 vị hội viên (Pháp hay bản xứ)
do 3 Hội HĐ bên Pháp cử. Mỗi Hội được cử 1 hay 2 vị (nếu 2 vị thì có 1 vị người
Pháp)
c. 5 hội viên (Pháp hay bản xứ) đại biểu của
5 Hội HĐ 5 xứ do các hạng hội viên a và b cử ra.
3. Chỉ có Liên hội
HĐĐD mới được tổ chức và giám sát các đoàn HĐ ở Đông Dương thôi.
4. Liên hội, là
một chi phái của HĐ Pháp. Các việc giao thiệp với Hội HĐ các nước phải qua Liên
Hội Pháp (B.I.F)
5. Ngay lần họp
đầu, Ban Giám đốc của Liên Hội HĐĐD phải soạn ngay 1 bản Điều Lệ và 1 bản Nội Qui
theo mẫu của các Hội Pháp để làm kiểu mẫu cho điều lệ và nội qui 5 xứ. Các điều
lệ và nội qui ấy phải có các hội HĐ Pháp và chính phủ Đông Dương công nhận.
Lúc bấy giờ, chưa có Văn phòng Hướng đạo Thế
giới, nên tại Pháp cũng có nhiều Hội HĐ khác nhau và theo những khuynh hướng
khác nhau, như Hướng đạo Thế tục, Hướng đạo Công giáo, Hướng đạo Tin Lành…nên
trong Lời hứa của Liên Hội HĐĐD cũng đã đưa ra 4 Lời hứa khác nhau để mỗi xứ,
mỗi đoàn có thể chọn lựa lời hứa cho phù hợp với niềm tin và tôn giáo của mình.
(Xem Lời hứa HĐ).
2. BẢN QUI TRÌNH
LIÊN HỘI HƯỚNG ĐẠO ĐÔNG DƯƠNG (FIAS)
THỨ BẬC TỔ
CHỨC
LIÊN HỘI HƯỚNG ĐẠO ĐÔNG DƯƠNG.
(Fédération Indochinoise des Associations de
Scoutisme. FIAS) gồm có:
Ban Giám đốc (Comité directeur)
Đại diện thường trực (Délégué permanent)
Tổng thư ký (Secretaire général)
Hội HĐ Ai Lao (Assciation Laotienne de scoutisme)
Hội HĐ Cao Mên (Assciation Combodgienne de scoutisme)
Hội HĐ Nam Kỳ (Assciation Cochinchinoise de scoutisme)
Hội HĐ Trung Kỳ (Assciation Annamite de scoutisme)
Hội HĐ Bắc Kỳ Asciation Tonkinoise de scoutisme
Hội Đồng Trung
Ương (Comité central)
Tổng Uỷ viên (Commissaire général)
Uỷ Viên Đạo (Commissaire de secteur)
Liên Đoàn trưởng (Chef de groupe)
Đoàn trưởng (Chef d’unité)
Chương thứ nhất.
LẬP HỘI – MỤC ĐÍCH –
PHƯƠNG PHÁP
Điều thứ 1.
Nay lập ở …(TK, NK, BK, AL, CM,)
theo thượng vụ 27 Fevrier 1933, một hội đặt tên là Hội Hướng Đạo được Quốc
Vương chi chuẩn.
Hội quán ở …(Hà Nội, Huế, Saigon, Phnompenh, Vientiane). Công việc Hội gồm
toàn xứ…(BK,TK,NK,AL,CM). Không có kỳ hạn nào.
Điều thứ 2.
Hội này nhập vào Liên Hội Hướng
Đạo Đông Dương (FIAS) và nhận ở dưới quyền Ban Giám đốc (Comité Directeur) của
Liên hội ấy.
Điều thứ 3.
Hội gồm có:
a/ Danh dự hội viên (Membres d’honneur)
b/ Tán trợ hội viên (Membres bienfaiteurs)
c/ Chủ trì hội viên (Membres actifs) là những hội viên được Hội công nhận
và trao trách nhiệm thi hành các phương pháp Hướng đạo.
d/ Thường hội viên (Membres adhérents).
e/ Bảo trợ hội viên (Membres protecteurs) là những đại biểu của các hội
đồng bảo trợ (Comités protecteurs) cứ mỗi Đạo (Secteur) một vị.
Điều thứ 4.
Hội tập luyện các thanh niên về
một mục đích giáo dục thôi, cấm ngặt các hành động và bàn bạc về chính trị.
Hội gồm có:
Các Ấu đoàn (Sói con) nhất định từ 7 đến 11 tuổi.
Các Thiếu đoàn (Đoàn sinh) nhất định từ 12 đến 17 tuổi.
Các Tráng đoàn (Tráng sinh) nhất định từ 18 tuổi trở lên.
Điều thứ 5.
Hướng Đạo sinh đem thực hành các
phép giáo dục theo phương pháp gọi là “Hướng Đạo” do hầu tước Baden Powell of
Gilwell đã đặt ra:
1. Dùng thanh niên
giáo dục thanh niên.
2. Bồi bổ chí sáng
kiến, nhân cách riêng với giáo dục về đồng tâm, về trật tự xã hội.
3. Bồi bổ hoàn
toàn về thân thể, thực hành, tri thức, mỹ thuật, luân lý, tinh thần cho mỗi
người.
Điều thứ 6.
Hướng Đạo sinh khi đã học Luật HĐ chịu tập
luyện được khá đủ để hiểu nghĩa Luật HĐ mà đem thực hành được thì được phép
tuyên Lời hứa như sau:
LỜI
HỨA HƯỚNG ĐẠO.
a/ Tôi xin đem
danh nghĩa hứa, làm hết sức để phụng sự Thượng đế và Tổ quốc, giúp người không
cứ lúc nào, và tuân theo Luật Hướng đạo.
b/ Tôi xin đem
danh nghĩa hứa, làm hết sức để phụng sự Tổ quốc, giúp người không cứ lúc nào,
và tuân theo Luật Hướng đạo.
c/ Tôi xin đem
danh nghĩa và nhờ Thượng đế soi xét để hứa rằng: Hết lòng phụng sự Thượng đế,
Giáo hội và Tổ quốc, giúp người không cứ lúc nào và tuân theo Luật Hướng đạo.
d/ Tôi xin đem
danh nghĩa hứa, đem hết sức để làm trọn phận sự cùng Trời và Nước, giúp người
không cứ lúc nào và tuân theo Luật Hướng đạo.
Chương hai.
ĐIỀU TRẦN CÁC PHÉP TẮC VÀ CÁC LỜI ƯỚC ĐỊNH
Điều thứ 7.
Hội Hướng đạo…gồm các Ấu đoàn, Thiếu đoàn,
Tráng đoàn nhận bản điều lệ này, noi theo tôn chỉ Hướng đạo, Luật và Lời hứa,
dù theo một tôn giáo nào hay không cũng được.
Điều thứ 8.
Các
đoàn phải làm tờ điều trần nói về phép tắc riêng, kể rõ định theo phép tắc về
tinh thần của một trong ba hội Hướng đạo Pháp (EU, EDF hay SDF).
Những đoàn không thể theo phép tắc một
trong ba hội ấy, phải làm một tờ điều trần về phép tắc riêng (Declaration de
Principes), trong ấy nói rõ mình định theo tinh thần như thế nào, gởi đến viên
Hội trưởng. Viên ấy sau khi được ban giám đốc Liên hội công nhận sẽ quyết định
sau.
Điều thứ 9.
Khi
một Hội, một Trưởng hay Ban trị sự xin cho một đoàn nhập vào hội HĐ
(BK,TK,NK,AL,CM) thì Ban Hội đồng Trung ương (Comite central) ký với Hội của
Trưởng hay Ban Trị sự ấy một bản ước định (Convention) nói rõ cách thức thực
hành bản điều trần về phép tắc riêng và những cách giao thiệp của đoàn ấy với
Hội đã sáng lập ra đoàn ấy thế nào.
Chương ba
TỔ CHỨC – BỔ DỤNG – CHỨC TRÁCH
Điều thứ 10.
Tổ chức Hội HĐ
Tổ chức theo cách
sau này:
- Đoàn.
Ấu sinh (Sói con)
– Bộ: gồm 6 sói trong đó có một làm Bộ trưởng trông nom. Ấu đoàn gồm hai hay
bốn Bộ, có nữ đoàn trưởng thực thụ hay tập sự và một nữ phó đoàn trưởng trông
nom.
Thiếu sinh – Đội:
gồm có nhiều nhất là 8 HĐS có Đội trưởng và Đội phó trông nom. Thiếu đoàn: gồm
có từ 2 đến 4 đội, có một đoàn trưởng thực thụ hay tập sự và một hay nhiều phó
đoàn trông nom.
Tráng sinh – Tráng
đoàn gồm các Tráng sinh có một đoàn trưởng thực thụ hay tập sự và một phó đoàn
trông nom. Mỗi đoàn có một vị cố vấn được Ban giám đốc Liên Hội bổ dụng. Các
đoàn có giáo trưởng (Aumonier – Tuyên uý) thì vị ấy làm cố vấn. Tráng đoàn có
thể chia ra làm mấy đội, mỗi đội có một đội trưởng trông nom.
Những đoàn do một
cơ quan, một tổ chức lập nên thì họp lại thành một Liên đoàn (Groupe), có thể ở
đưới quyền của một Liên đoàn trưởng.
- Đạo. (Secteur)
Các đoàn họp lại
thành các Đạo, có một Uỷ viên Đạo (Commissaire de secteur) trông nom. Vị ấy có
thể có những Phó Uỷ viên chuyên môn về Ấu đoàn, hay Thiếu đoàn giúp việc.
- Tổng Uỷ viên (Commissaire general)
Tất cả các Đạo đều
đặt dưới quyền hai vị Tổng Uỷ viên, một người Pháp, một người bản xứ. Các vị ấy
có thể có những phó Uỷ viên chuyên môn hay không, giúp việc.
- Hội Đồng Trung Ương (Comité central)
Hội đồng Trung ương gồm có:
a/ Hội trưởng và
một hay nhiều phó hội trưởng giúp việc.
Thủ quĩ
Thư ký
Những vị trên đây
họp thành Ban Trị sự của Hội.
b/ Các Tổng Uỷ
viên
c/ Các vị đại biểu
thay mặt các cơ quan, tổ chức đã lập thành các đoàn (Liên đoàn). Các vị đại
biểu ấy chỉ có quyền tư vấn thôi.
- Các Uỷ Ban
chuyên môn
Hội Đồng Trung
Ương có thể cử mấy vị trong Ban mình hay những người ngoài thành lập những Ban
chuyên môn nhận trách nhiệm trông nom dưới sự kiểm soát của các Tổng Uỷ viên,
riêng về một vấn đề nào trong quyền hạn của mình.
- Danh Dự Hội
Đồng.
Danh dự Hội đồng gồm có những vị đã giúp Hội
về đường thanh thế và đường tài sức.
Tán trợ Hội viên.
Tán trợ Hội viên
là những vị đóng cho Hội mỗi năm 10,00 đ, hay một lúc ít ra là 100,00đ.
- Đại Hội Đồng (Assemblée générale)
Đại Hội Đồng gồm có các vị Hội viên hạng a và hạng b của Hội Đồng và nhũng
chủ trì hội viên (Membres actifs chefs) (Nam nữ đoàn trưởng thực thụ), cả các
vị hội viên bảo trợ nữa.
BỔ DỤNG – CHỨC TRÁCH
Điều thứ 11.
Ban Giám đốc Liên Hội chọn và bổ
dụng các Tổng Uỷ viên của Hội, cả lẫn bản xứ. Ban ấy cũng bổ dụng các vị Uỷ
viên khác và các vị nam nữ đoàn trưởng của Hội, nhưng phải do Hội đồng Trung
ương và các Tổng Uỷ viên đề cử lên.
Điều thứ 12.
Các Uỷ viên Đạo thay mặt các Tổng
Uỷ viên trong Đạo mình. Các vị ấy lại phải thu xếp công việc các đoàn cho ăn ý
với nhau, trông nom việc thực hành các chương trình và làm sao cho Hướng đạo
phát triển ở trong Đạo mình.
Điều thứ 13.
Các Tổng Uỷ viên là những người
đều hành của Hội đồng Trung ương. Các vị ấy phải thu xếp mọi công việc Hội. Các
vị Uỷ viên Đạo giữ trách nhiệm các việc hành động của Hội thuộc về Ấu đoàn, và
Thiếu đoàn. Các vị ấy có thể dùng một hay hai vị Uỷ viên nam hay nữ chuyên coi
về một trong hai ngành ấy.
Còn như về HĐ Tráng đoàn thì
việc tổng quản thuộc về một trong các vị Uỷ viên Pháp có chân trong Ban Giám
đốc Liên Hội Đông Dương. Các Tổng Uỷ viên coi các lễ nhận các đoàn mới vào Hội
và lễ uỷ nhiệm các Đoàn trưởng mới. Trong các việc ấy có thể nhờ một trong
những vị Phó Uỷ viên dưới quyền mình thay.
Điều thứ 14.
Hội đồng Trung ương quản trị
Hội, giữ trách nhiệm đường tinh thần, thu xếp công việc hành động các miền.
Ban Trị sự gồm Hội đồng Trung ương và Ban trị sự của Hội.
Hội đồng Trung ương đề cử lên Giám đốc Liên Hội các đoàn có thể công nhận,
các huynh trưởng có thể bổ dụng. Hội đồng mời các vị làm Hội đồng Danh dự, sau
khi được Ban Giám đốc ưng chuẩn.
MƯỜI ĐIỀU LUẬT CỦA HƯỚNG ĐẠO ĐÔNG
DƯƠNG.
1. HĐS là người trọng danh
nghĩa, ai cũng có thể tin ở lời nói mình được.
2. HĐS trung thành với Nước, với cha mẹ, với kẻ trên người dưới.
3. HĐS bổn phận phải giúp ích
mọi người.
4. HĐS là bạn khắp mọi người,
là anh em của các đoàn sinh Hướng đạo khác, dù người ấy ở địa vị nào cũng vậy.
5. HĐS yêu thương loài vật.
6. HĐS lễ phép và không vị
lợi.
7. HĐS vâng theo các mệnh lệnh
của cha mẹ và các huynh trưởng không cãi cọ gì.
8. HĐS tươi cười, dù gặp việc
khó khăn gì cũng vui vẻ.
9. HĐS tằn tiện
10. HĐS trong sạch từ tư tưởng,
lời nói đến việc làm.
CƠ CẤU TỔ CHỨC HƯỚNG ĐẠO ĐÔNG
DƯƠNG.
Uỷ viên thường trực André Consigny
Uỷ viên Liên bang
Raoul Serène
Tổng Thư ký Võ Thanh Minh
Trại trường Raymond Schlemmer
Phụ tá Christian Schlemmer
Giám đốc huấn
luyện Tạ Quang Bửu
Quản lý trại Chenevier
Tuyên uý Lm Lefas
Mỗi xứ có 2 Tổng Uỷ
viên:
- Bắc kỳ Tr. Hoàng Đạo Thuý và Augustin Bernard
- Trung kỳ Tr Tạ Quang Bửu, Emmanuel Niédrist
- Nam kỳ Tr Trần Văn Khắc, Huet
- Ai Lao Tr Tieo Souk và Lê Văn Lương
- Cao Mên Tr Tep Im và Touch Sau
* Tham khảo tư
liệu của Tr Phạm Văn Nhơn, trong tập sách “Kỷ yếu HĐVN 1930-1945” trang 209. Do
NXB Văn Nghệ - 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét