LT Trần Hoà
TIỀM THỨC LÀ GÌ?
Trong tâm thức (trí khôn, mind) của chúng ta có hai cơ năng nhận thức là ý thức (conscience) và tiềm thức (subconscience). Ý thức nhận các ý niệm (concept) ghi vào trí óc và tiềm thức cũng ghi các ý niệm đó trong ngăn tiềm ẩn chưa biểu lộ ra. Ví dụ khi ta đi ăn tiệc, ta không để ý đến các món ăn. Khi về nhà, có người hỏi ta, ta cố nhớ lại, tiềm thức sẽ gợi lại cho ta nhớ những món ta đã ăn hôm đó. Khi ta ngủ, tim ta vẫn đập, phổi ta vẫn hít khí, máu vẫn lưu thông vì tiềm thức vẫn làm việc, dù ý thức không biết đến.
Tiềm thức là một cơ năng trong tâm trí chúng ta lưu giữ tất cả những gì ý thức tiếp nhận và lúc thuận tiện sẽ bộc lộ ra. Khi thuyết trình, người nói cứ nói thao thao bất tuyệt vì khi nói tới ý tưởng phù hợp thì tiềm thức gợi lên những ý tưởng liên hệ và ta nói mà không cần suy nghĩ. Những gì ta ghi lại trong ý thức thì chúng cũng được ghi lại trong tiềm thức, khi thuận tiện chúng sẽ gợi ra. Ý thức nằm ở phần trên, tiềm thức nằm ở phần dưới cùng của não.
HOẠT ĐỘNG CỦA TIỀM THỨC THẾ NÀO?
Theo Tiến sỹ J. Murphy, Mỹ, mỗi khi ý thức
của ta đón nhận một cái gì đó thì tiềm thức cũng đón nhận dù đúng hay sai cũng
cứ đón nhận và lưu giữ trong trí óc. Nó khác với ý thức chỉ đón nhận những cái
nó cho là đúng. Vì tiềm thức chi phối hầu hết các hoạt động nói năng, suy nghĩ,
thái độ, hành động của ta. Nên khi được ý thức thúc đẩy, nó biểu lộ ra đúng với
cái nó đã thâu nhận mà ý thức không biết tới. Ví dụ khi ta ghét ai đó và có ý
trả thù thì khi gặp người đó, tiềm thức gợi ngay những ý nghĩ ghét bỏ. Do tiềm
thức tác động, ta liền có lời nói, thái độ hung dữ, khinh dể với người ấy một
cách tự nhiên, không cần suy nghĩ. Như vậy khi ta nghĩ xấu về ai, ghét bỏ ai thì
tiềm thức tác động vào ta là sẽ thể hiện ra như vậy. Cũng tương tự như thế, khi
ta nghĩ rằng mình yếu, bệnh, khi có người hỏi ta, tiềm thức cũng thể hiện ra là
ta yếu bệnh như vậy. Khi ta nghĩ mình không đủ khả năng, sợ hãi và lo lắng khi
gặp việc… thì tiềm thức cũng gợi lên và khiến ta thấy mình yếu kém, sợ hãi như
vậy. Nhưng đây là sự khơi gợi của tiềm thức, ta vẫn có thể chống lại nó, nếu ta
có ý nghĩ khác. Ví dụ khi ta đang nghĩ mình kém cỏi, sợ hãi, nhưng người bạn
khích lệ ta, ta xoay chuyển sang vui, hăng say và giỏi giang lên... Vì thế nâng
đỡ người khác bằng lời khích lệ là rất quan trọng. Biết đâu người ấy đang mặc
cảm, nhờ lời ta phấn khích mà họ được đổi đời!
Ngược lại, có những thanh niên lừơi biếng, không có khả năng…cho rằng mình cứ tin mình khoẻ, mình giỏi, mình có khả năng thì sẽ khoẻ, sẽ giỏi, sẽ có khả năng... Suy nghĩ như vậy là sai lầm. Nếu ta không học hành, không trau dồi thì làm sao thành công được. Tin ở đây là khi mình có chuẩn bị, có học tập, nhưng lúc này mình thiếu tự tin, có thể hỏng việc và ngược lại có tự tin thì tiềm thức sẽ hỗ trợ và mình sẽ thành công. Tiềm thức có tác động nhưng chỉ là hỗ trợ tự nhiên. Dù vậy vai trò của nó cũng rất quan trọng.
TA PHẢI SỬ DỤNG TIỀM THỨC THẾ NÀO?
Mỗi người đều có ý thức và tiềm thức. Ý
thức để suy nghĩ, chọn lựa, sinh sống và làm việc, nhưng tư tưởng, ý nghĩ trôi
nổi như dòng thác, chỉ có tiềm thức giữ lại trong đầu óc ta như trong bộ nhớ…
Tiềm thức có khi ta không quan tâm nhưng nó vẫn có ở đó và đón nhận bất cứ điều
gì ý thức đón nhận dù tốt hay xấu. Nó không cãi lại, không biện minh mà cứ đón
nhận và lúc thuận tiện nó gợi lên và thúc đẩy ta suy nghĩ, nói năng và hành
động theo ý tưởng đó.
Nếu tiềm thức nhận tất cả và phản tỉnh tất
cả những gì nó đã đón nhận, thì ta phải cẩn thận vì do thói quen, tính tình,
ảnh hưởng giáo dục, xã hội, ta đem vào đầu óc ta những đủ thứ tư tưởng, cảm
tình, ý nghĩ xấu xa: ích kỷ, ghen ghét, đố kỵ, ân oán, tục tằn, xảo trá, vô
đạo… thì tiềm thức sẽ giữ lại và khi có điều kiện nó như xúi bẩy ta suy nghĩ,
nói năng, hành động như ta đã suy nghĩ trước đây, chứ ta không quên chúng được
và như thế thì con người của ta trở nên thật là xấu xa, tội lỗi, đàng điếm, vô
đạo vô cùng trước mặt mọi người, gia đình, bạn bè và tha nhân. Thật ghê gớm
quá! Ta phải hiểu được điều này mà đề phòng. Ngày nay lại còn biết bao thông
tin xấu xa lọt vào tiềm thức ta qua vi tính, điện thoại, báo chí, lối sống bừa
bãi, vô đạo của xã hội!
Vì tiềm thức cứ giữ mãi những ý nghi, lời
nói, việc làm, tốt xấu như vậy thì ta phải;
1. Sửa lại những
gì đã lỡ suy nghĩ, nói năng và hành động sai trái trong quá khứ với chính bản
thân, với tha nhân. Đó là sửa sai, bỏ cái xấu, thay vào những cái tốt và tiềm
thức sẽ sửa đổi theo việc ta làm. Từ đó ta trở nên con người tốt vì đã được
chấn chỉnh.
2. Cố gắng xa
tránh những ý nghĩ, lời nói và hành động xấu đối với chính mình và với tha nhân
để chúng không ghi vào tiềm thức. Như thế cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp
biết bao và tiềm thức cứ y chang mà phản ánh lên sân khấu tư duy của ta. Đó là
một đời sống tốt đẹp, đáng mơ ước và ta có thể làm được, nếu ta quan tâm thực
hiện. Những người có tư cách tốt luôn cẩn thận trong ý nghĩ, lời nói và việc
làm của mình. những người sống sát với tinh thần Hướng đạo cũng đạt được như
vậy.
3. Ngoài ra tiềm
thức còn hỗ trợ ta trong việc học hành, ghi nhớ…Ta cứ cố gắng học hành, trau
dồi, có khi ta thấy mình như quên hết… nhưng thực ra chúng nằm trong tiềm thức,
khi có dịp chúng sẽ xuất hiện lại. Ta đừng băn khoăn về điều này.
Tiềm thức giúp ta có sức khoẻ khi ta tìm
cách trau dồi và sống tích cực, nhiều bệnh tật- không phải tất cả- sẽ bị xua
đi, vì không có gốc rễ trong tiềm thức.
Tiềm thức giúp ta trong công việc làm ăn hằng ngày khi ta mang mặc cảm, yếu kém, thiếu sót dù đã cố gắng, tiềm thức sẽ bù đắp những điều ta còn thiếu ấy, nếu ta cố gắng và luôn sống tích cực.
Theo Tiến sĩ tâm lý Joseph Murphy, tiềm thức thể hiện hơn 90% các hoạt động của mỗi người chúng ta. Thế mà phần lớn chúng ta lại không biết, không quan tâm đến nó. Đó là một thiếu sót vô cùng lớn. Từ nay, mỗi người chúng ta quyết tâm sẽ lưu ý đúng mức đến tiềm thức của mình.
Trần Hoà
(viết theo Power
of unconscious mind của TS Joseph Murphy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét