Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

“KIM CHỈ NAM CỦA HUYNH TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO”

Giới thiệu tập sách

  “KIM CHỈ NAM

  CỦA HUYNH TRƯỞNG HƯỚNG ĐẠO”

                                 (tiếp theo VT số 23

                      PHẦN HAI TÍNH CÁCH”

     Kim Chỉ Nam của Huynh trưởng Hướng đạo do Robert Baden Powell viết năm 1919, nhằm hướng dẫn cho các huynh trưởng HĐ nắm vững các nguyên lý, và hiểu biết phương pháp giáo dục thanh thiếu niên, của phong trào HĐ.

    Tập sách quan trọng này đã được Trưởng Nguyễn Hữu Tạo, Uỷ viên HĐ Hải Phòng, Cửa Cấm chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Pháp và được Liên hội Hướng đạo Đông Dương xuất bản năm 1942. Sách dày 162 trang và được chia thành 5 Tiết. Nội dung căn bản gồm có:

Tiết thứ 1: Làm thế nào luyện một người thiếu niên.

Tiết thứ 2: Tính cách.

Tiết thứ 3: Kiện khang và thể dục.

Tiết thứ 4: Để doanh nghiệp.

Tiết thứ 5: Giúp người.

Và cuối cùng là phần phụ lục.

     Tuy ngôn từ và cách hành văn thời đó chưa được trong sáng nhẹ nhàng, nhưng tác giả đã trung thành với ý hướng của Baden Powell và cố gắng chuyển tải trọn vẹn quan điểm của BP về phương pháp giáo dục các thanh thiếu niên của phong trào HĐ. Có nhiều từ cổ xưa làm cho chúng ta hơi khó hiểu nếu như chúng ta không quen với những từ củ xưa này, chẳn hạn như: “các trò du hý” (trò chơi hấp dẫn của HĐ). “Đổi câu mà nói” (Nói cách khác), “Phát siển” (phát triển) v.v.

     Tuy nhiên tập sách này giúp cho các Trưởng biết được ý định của Vị Sáng Lập về phương pháp giáo dục thanh thiếu niên, đúng theo mục đích (trong sách gọi là “chủ nghĩa Hướng đạo”) của phong trào HĐ.

 


Kỳ trước chúng ta đã lược ghi những điều quan trọng trong tiết thứ nhất:Làm thế nào luyện một người thiếu niên”. Nay chúng ta tiếp theo tiết thứ hai: Tính cách”.

 


B.P đã viết: “Luyện tính cách cho trẻ là mục đích trọng yếu nhất của Chủ nghĩa Hướng đạo. Giáo dục, tôi nói là dạy chữ, nhưng luyện tính, nghĩa là sô đẩy trẻ để tự nó học lấy, vì rằng nó thích thế, học tất cả những cái sẽ đưa nó đến chỗ luyện thành tính cách.” (sđd trang 57).


Theo BP, phương pháp HĐ nhằm rèn luyện cho các em về mọi mặt, nhưng vấn đề rèn luyện nhân cách hay còn gọi là tính cách, là một điều rất quan trọng. Tuổi thiếu niên là tuổi bắt đầu định hình tính cách của mỗi con người, nếu giai đoạn này chúng ta biết rèn luyện cho các em biết chuộng danh dự, biết tự tin và trung tín thì chắc chắn sau này các em sẽ trở thành một con người tốt, bản lĩnh và mẫu mực. Qua tuổi thanh niên, nếu các em có vào HĐ thì cũng không thể rèn luyện được tính cách của các em nữa, vì tính cách của các em đã được định hình rồi.

BP đã viết: “Một quốc gia thắng lợi nhờ tính cách của quốc dân nhiều hơn nhờ sức mạnh của quân đội”. “Đối với sự thành công của một người trong đời, tính cách cần thiết hơn học rộng”vì sự nghiệp của một người tuỳ thuộc vào tính cách của người ấy, thì ta phải luyện trước cái đó cho họ, trong khi hãy còn thơ ấu có thể luyện tập được”.

     Theo BP, “Tính cách” là kết quả của hoàn cảnh. BP cho ví dụ: Có 2 đứa trẻ sinh đôi, học tập in nhau, nhưng cho sống ở hai hoàn cảnh khác nhau: gia đình, bạn hữu, môi trường sống khác nhau; một đứa được mẹ hiền chăm sóc, bạn hữu trung thực ngay thẳng, biết trọng danh dự trong cách cư xử. Một đứa thì ngược lại, sống cùng bạn bè dối trá, ăn cắp, chưởi tục, thích đánh nhau. Chắc chắn khi lớn lên 2 đứa có 2 tính cách khác nhau. Như vậy, ta cho trẻ một môi trường sống tốt, chắc chắn sẽ lớn lên thành người tốt, có ích cho đời. Đó là mục đích trọng yếu của phương pháp Hướng đạo.

    Theo B.P, rèn tính cách cho các em qua 4 nội dung chủ yếu căn cứ trên Lời hứa và Luật HĐ:

  1.Chuộng danh dự. 2.Lòng tự tin. 3.Trí tuệ. 4.Thú sinh hoạt

Trong đó “Chuộng danh dự” là yếu tố quan trọng nhất.

     Việc đầu tiên là phải giup cho các em biết chuộng danh dự bằng cách giúp cho các em hiểu rõ về Lời hứa và Luật HĐ trước khi cho các em tuyên Lời hứa HĐ. Thứ đến là Trưởng phải là mẫu gương sống động cho các em. Trưởng cũng phải sống đúng tinh thần Lời hứa và Luật. Trưởng tuyệt đối không bao giờ “hứa lèo”. Đã hứa thì phải làm, nếu không làm được thì phải giải bày và kèm theo lời xin lỗi. Trưởng phải tin tưởng và giao cho các em những trách nhiệm, tạm thời hay dài hạn, và tin tưởng nơi các em, đừng quá bận tâm theo dõi, giám sát thử nó có làm được hay không. Để em nó tự làm lấy, nếu cần cứ để cho em nó thất bại, vì đó sẽ là bài học cho nó. Giao cho trẻ những trách nhiệm, đó chính là chìa khoá thành công với các em thiêu niên, nhất là các em nghịch ngợm, khó bảo. Trưởng chỉ cần dõi theo các em thôi. Phương pháp Hàng Đội trước hết có mục đích giao cho các em những trách nhiệm để phát triển tính cách của chúng. Trưởng hãy trao cho Đội trưởng “quyền uy đích đáng” và để trẻ tự do hành động, đó là cách tốt nhất để rèn luyện tính cách cho trẻ. Và qua chương trình HĐ tân sinh- HĐ hạng nhì – HĐ hạng nhất, sẽ giúp các em phát triển tính cách một cách toàn diện. Các cuộc thám du, cắm trại đều là môi trường lý tưởng để giúp các em tiến bộ.

BP đã quả quyết:

    “Trại là trường học tốt nhất để huấn luyện cho đoàn sinh”.

   “Sống 1 tuần lễ ở trại bằng 6 tháng giảng bài ở hội quán”.

   “Ta muốn trẻ với tới hạnh phúc trong cuộc đời, ta phải cho chúng quen làm việc thiện, giúp người và hưởng thụ cái đẹp của vũ trụ”.

   “Trong dòng suối chảy nhanh có vô số sách. Trong tảng đá có điều chỉ thị, và đâu đâu cũng có cái hay”.

   “Một khi trẻ đã thích ngắm cảnh thiên nhiên, trí quan sát, trí nhớ và trí diễn dịch tự nhiên phát triển và ngấm vào trí tuệ của nó”                                 

 

(Còn tiếp) 

                                                                

                                                                            Duy Trà

  

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét