Phạm Cảnh Đáng
BBT:
Nhân dịp mừng kỷ niệm 100 năm Huy Hiệu Rừng (WB) (1919-2019), chúng tôi xin giới
thiệu về công cuộc huấn luyện tại Miền I, trong thời gian đầy khó khăn nhất,
sau năm 1975. Mời quí Trưởng đọc và bổ sung thêm.
Trước
năm 1975, Trưởng DCC (LT) Tôn Thất Đông làm Trưởng toán Huấn luyện Miền I, và
Trưởng LT Nguyễn Tấn Định làm Phó Toán HL Miền I. Nhưng sau năm 1975, Phong trào tạm ngừng sinh hoạt, nên việc huấn
luyện Trưởng đơn vị cũng không còn nữa.
Đến năm 1988, Trưởng ALT Bùi Văn Giải, Rùa
vô tư, nguyên là Đạo Trưởng Bắc Đẩu, là thành viên trong Toán Huấn luyện Miền
I, lại trở về với gia đình, khiến bầu khí sinh hoạt lại càng ấm lên, sôi nổi,
và háo hức.
Trưởng
ALT Bùi Văn Giải bắt đầu tổ chức những toán đi giúp ích và sinh hoạt. Nhưng muốn
cho các toán giúp ích hữu hiệu thì phải được đào luyện, được học hỏi. Vì thế mà
Trưởng ALT Bùi Văn Giải đã lên kế hoạch để mở các khóa huấn luyện trong khả
năng của mình, trước mắt là giúp cho các HĐS trong Đạo Bắc Đẩu có cơ hội ôn luyện,
cũng như trau dồi, học hỏi thêm về Nguyên lý, Phương pháp, chuyên môn và kỹ
năng Hướng đạo.
Mặc
dầu lúc bấy giờ không còn Hội, không còn tổ chức HĐ, nhưng không thể “vườn
hoang cỏ mọc” mà, “giấy rách phải giữ lấy lề”, nên Trưởng ALT Bùi Văn Giải, phải
ra Huế xin phép Trưởng HL Miền I, LT Tôn Thất Đông, để mở các khóa DB/ HHR
ngành Ấu; DB/HHR ngành Thiếu và các khóa BM/Ấu-Thiếu. Sau khi được sự đồng ý của
Trưởng LT Tôn Thất Đông, (hay nói đúng hơn là Trưởng không ngăn cản), Trưởng
ALT Bùi Văn Giải về tổ chức Toán HL Bắc Đẩu, gồm có ALT Bùi Văn Giải (ngành Thiếu
& Tráng), ALT Nguyễn Văn Hoàng (ngành Ấu), ALT Nguyễn Thị Hà (ngành Ấu) và
HHR/Thiếu Nguyễn Mùi, cùng một vài Trưởng được mời thỉnh giảng những phần việc
chuyên môn. Sau này có mời thêm ALT Trần Xê (ngành Thiếu) Đạo An Hải, đến giảng
khóa.
Khóa học được tổ chức từ 6 đến 12 tháng. Mỗi khóa từ 1 đến 2 toán và mỗi
toán chừng 3, 4 người. Cứ đến ngày Chúa nhật, ngày nghỉ, toán tìm một địa điểm
nào đó thuận lợi (như khuôn viên giáo xứ) để tập trung và báo cho HLV đến để
trao đổi bài khóa, giống như một buổi nói chuyện với nhau. Có khi học viên tìm
đến HLV để học. Tuy học chui, học cóc, học hàm thụ, học bay… không được tự do
thỏa mái như ngày nay, nhưng tinh thần học tập của anh em quả thật là rất cao.
Ngoài những bài khóa, anh em còn tìm sách HĐ để đọc và trao tay nhau cùng đọc.
Đúng là tinh thần và lý tưởng của Toán HL cũng như của học viên rất tuyệt vời,
và đầy nhiệt huyết, không ngại khó khăn, bất trắc.
Có lẽ đây là những khóa HLHĐ
được mở ra sớm nhất, kể từ sau năm 1975, trên toàn Miền Nam này. (Tại Miền Nam
thì mãi đến ngày 24-10-1993, Toán Giữ Vững
mới hình thành và mở khóa đầu tiên là khóa HHR Tráng – Giữ Vững.)…
Từ
năm 1988 đến năm 1993, Trưởng ALT Bùi Văn Giải đã mở được tất cả 6 khóa:
- 2 khóa DB/HHR ngành Ấu, do Trưởng ALT
Nguyễn Văn Hoàng và ALT Nguyễn Thị Hà làm Khóa trưởng.
- 2 khóa DB/HHR ngành Thiếu do Trưởng ALT
Bùi Văn Giải làm Khóa trưởng.
- 1 khóa Bạch Mã ngành Ấu do Trưởng ALT
Nguyễn Văn Hoàng làm Khóa trưởng.
- 1 khóa Bạch Mã ngành Thiếu, do Trưởng
ALT Bùi Văn Giải làm Khóa trưởng.
Chương trình huấn luyện khóa Bạch Mã cũng
tương đương như khóa HHR, tương tự như Bạch Mã thời kỳ 1938-1940. Thời đó Bạch
Mã tương đương với HHR và HHR tương đương với khóa NTC.
Đến năm 1993 Trưởng Bùi Văn Giải đi định cư
nước ngoài, nên chỉ còn Trưởng ALT Nguyễn Văn Hoàng và ALT Nguyễn Thị Hà còn tiếp
tục mở các khóa DB/HHR cho ngành Ấu cho đến năm 2000 thì công cuộc huấn luyện
Trưởng đơn vị được chuyển sang một giai đoạn mới, không còn thu hẹp trong Đạo Bắc
Đẩu, mà mở rộng ra cho cả Miền I.
Có
thể nói, công đầu là của Trưởng Rùa Vô Tư. Nhờ đó mà Bắc Đẩu có thêm nhiều Trưởng
có Bạch Mã Thiếu, Ấu, để có điều kiện phục hoạt các đơn vị sau này. Sau những
bài học, anh em lại có cơ hội đem ra áp dụng trong các khóa sinh hoạt thiếu nhi
ở các giáo xứ mà mình phụ trách. Nhờ vừa học vừa hành, mà tay nghề anh em ngày
càng nâng lên thấy rõ.
Trong khi đó tại Miền Nam, vào ngày 24-10 năm
1993, Toán Giữ Vững do ALT Nguyễn Tiến Lộc làm Trưởng Toán, bắt đầu mở nhiều
khóa cho ngành Tráng tại Miền Nam, như khóa HHR Giữ Vững (1993-1994), Khóa HHR
Tráng II - Suối Tiên (1996) và Khóa DB/HHR Tráng Tự Lực II tại Suối Sao, Biên
Hòa, vào ngày 28-4 đến 1-5 năm 2000.
Miền
I đã gởi 19 khóa sinh vào tham dự Khóa
DB/HHR Tráng - Suối Sao này.
Đến
năm 2001, Toán Giữ Vững mở khóa HHR Tùng Nguyên III cho Miền I.
Khóa
này đã thực sự đem lại hào khí cho Toán HL Miền I. Khóa bắt đẩu từ ngày 22 đến
ngày 25 tháng 2 năm 2001, qua các địa điểm: Đà Nẵng, Hội An (Thuận Tình) và Bạch
Mã. Khóa có 28 khóa sinh, trong đó Đạo An Hải có 9/13 ks được trao HHR Tráng; Bắc
Đẩu có 6/9 ks được trao HHR Tráng; Huế có 3/4 ks được trao HHR; Thủ Đức có 1/1
ks được trao HHR và Vĩnh Long có 1 ks nhưng không được trao HHR.
Từ
khí thế đó, Toán huấn luyện Miền I do Trưởng ALT Trần Xê làm Trưởng toán bắt đầu
nhập cuộc.
Năm
2002, Toán HL Miền I mở khóa DB/HHR Thiếu gọi là Đinh Bộ Lĩnh I, cho Đà Nẵng,
Quảng Nam và Huế. Khóa được mở tại Suối Tiên, huyện Quế Sơn vào tháng 3 năm
2002. Sau khi cử hành nghi thức chào cờ khai mạc khóa, Trưởng Nguyễn Viết Thiếp
bắt đầu trình bày bài khóa 1, khi được gần một nữa bài thì cán bộ đến yêu cầu
ngừng, nhưng Trưởng Thiếp trả lời: để cho xong bài khóa đã. Sau đó cán bộ địa phương lập biên bản với lý do: Tổ
chức lễ hội không có phép.
Thế
là trại trường tự động tan hàng, mạnh ai nấy “đi”, nhất là các khóa sinh ở xa
thì đi trước. Cờ và tài liệu huấn luyện bị thu giữ. Sau đó Trưởng Trần Xê cùng
một vài Trưởng trong toán HL phải về huyện Quế Sơn để báo trình, lập biên bản
và nộp phạt hành chánh về việc: tổ chức lễ hội không có phép. Xem như khóa
DB/HHR Thiếu - Đinh Bộ Lĩnh I bất thành.
Đến
năm 2003, Toán HL Miền I lại tiếp tục mở một khóa BD/HHR ngành Thiếu, Đinh Bộ
Lĩnh II/2003 tại rừng Ba Dốc, Hải Cát, Thừa Thiên – Huế.
Khóa
có 23 khóa sinh, chia thành 4 Đội : Đại Bàng, Sơn Ca, Họa Mi, và Đội Gấu. Khóa
Đinh Bộ Lĩnh II do Trưởng ALT Trần Xê làm khóa trưởng, Trưởng Nguyễn Mùi làm phụ
tá khóa trưởng và có các Trưởng Phạm Cảnh Đáng, Nguyễn Thị Hà, Phạm Phước, Huỳnh
Văn Phát, Nguyễn Công Doãn, Lê Tấn Khẩn, Phạm Toàn, Lê Hưởng, và bs Xuân Lộc
làm HLV. Bốn Trưởng bảo huynh là Hà Thúc Đào, Nguyễn Văn Siêu, Trương Duy
Trung, và Nguyễn Văn Dân. Ngoài ra còn có 2 Linh mục Tuyên úy Trần Văn Quí cùng
12 Trưởng làm công việc hành chánh, ẩm thực, y tế,… Trại khai mạc vào ngày 16
và bế mạc chiều ngày 18-5-2003.
Để
ghi lại một vài cảm nhận của khóa trại DB/HHR Thiếu - Đinh Bộ Lĩnh II/2003,
chúng tôi trích đăng một vài bài viết tiêu biểu.
1/ Bài Thơ của Trưởng Sơn Miêu – lanh lẹ. RS
Nguyễn Văn Siêu ( Bảo huynh)
“CẢM NHẬN TRẠI TRƯỜNG”.
Vượt
bao con dốc ghập ghềnh,
Về
đây gặp mặt, chúng mình hân hoan.
Trại
trường huấn luyện cầm đoàn,
Thao
diễn, ghi chép lại càng sáng ra.
Góp
chung bài hát, câu ca,
Trại
sinh nhiệt huyết cùng hòa niềm vui,
Những
giờ dự khóa mệt nhoài,
Sao ai cũng thấy nụ cười trên môi.
Sẻ
chia kinh nghiệm tuyệt vời,
Cám
ơn các Trưởng, những người đàn anh
Vì
ngày mai, vì tương lai,
Ươm
mầm hạt giống mãi xanh cuộc đời.
Sơn
Miêu – lanh lẹ. RS
2/
Bài “TÌM VỀ BA DỐC”. Trưởng Sóc trầm
tĩnh.
“Nếu
đường đời bằng phẳng hết
Anh
hùng hào kiệt có hơn ai”
(Phan Bội Châu)
Tôi cứ ngâm nga mấy câu thơ trên, để quên đi
nỗi nhọc nhằn, vất vả của “chàng lộ sĩ” đang quay quắt, chạy ngược chạy xuôi,
dưới cơn nắng hạ như thiêu như đốt của đất trời Thừa Thiên Huế, để tìm đường về
khu “Ba Dốc”. Chàng lộ sĩ như chạy trốn những cái nhìn tò mò xoi mói của những
cặp mắt dò tìm, xa lạ. (Như chim bị ná).
Phần
khác là để quên đi cái thân xác mệt mỏi rã rời sau khi đã vượt qua một quãng đường
xa xôi dịu vợi. (4 giờ ngồi trên Honda), trên 100 cây số, và còn tiếp tục những
đoạn đường núi rừng phía trước. Và cuối cùng thì chúng tôi cũng đến được điểm hẹn
: Khu Ba Dốc, sau một quãng đường sỏi đá ghồ ghề, lên đồi xuống khe, băng suối
băng rừng… Áo thì đẫm mồ hôi, cổ họng thì khô đét…
Dù
ở đây rừng thông, rừng keo bao la bạt ngàn xanh mướt, dù con suối kề bên vẫn rì
rào con nước, nhưng vẫn không làm giảm bớt chút nào cái bầu khí hừng hực của xứ
Huế. Ở giữa một thảm rừng mênh mông mà không một chút gió, không khí buổi trưa
thật oi nồng. Nhưng chúng tôi cũng không có nhiều thời gian rảnh rỗi để cảm
nghiệm bầu khí nóng bức này, vì giờ khai mạc trại sắp đến. Xếp vội mấy cái ba
lô vào một góc, để chuẩn bị đồng phục và bắt tay vào: thủ tục nhập trại.
Đúng
15 giờ, lễ khai mạc trại bắt đầu. Đây là trại huấn luyện DB/HHR Thiếu – Miền I,
được tổ chức lần đầu tiên tại Huế (kể từ sau năm 1975). Tuy nhiên khóa trại được
chuẩn bị chu đáo, nội dung đúng thủ bản của Trại trường Gilwell, và có một đội
ngũ HLV cũng như quản trị rất hùng hậu (28 Trưởng kể cả linh mục Tuyên úy).
Trại
kéo dài trong 3 ngày từ 15 giờ ngày 16 đến 14 giờ 30 ngày 18-5-2003, tại khu Ba
Dốc thuộc lâm trường Hải Cát. Trưởng Tuấn Mã Trần Xê, được Ủy nhiệm của LT Miền
I, đảm nhận khóa trưởng. Linh mục Tuyên úy đã đến cử hành giờ tinh thần cho các
Trưởng và khóa sinh.
Thiếu
đoàn huấn luyện Đinh Bộ Lĩnh II gồm có 23 khóa sinh: Huế 18, Đà Nẵng 5, và được
chia thành 4 đội (Gấu, Đại Bàng, Họa Mi và Sơn Ca)
Sau lễ chào cờ khai mạc (chào cờ Nước, cờ Hội),
chương trình liên tục tiếp nối qua 17 bài khóa với nhiều giờ thực tập, một đêm
lửa vui và một đêm lửa trại.
Đến
14 giờ 30 ngày 18-5-2003 là lễ bế mạc và liên hoan chia tay. Giờ phút chia tay
thật cảm động. Những cái bắt tay thật lâu, những trang chữ ký lưu niệm giao lưu
qua lại hối hả, vội vàng; những lời bộc bạch tâm tình rất chân thành mộc mạc…
Một khóa sinh - mắt đỏ hoe - chạy đi bắt tay tất
cả các Trưởng và luôn miệng: “Em hạnh phúc quá, vì chưa bao giờ được tham dự một
khóa trại lý thú, sống động, và thân thương như thế này”. Có em ngắn gọn: “Thật
không ngờ. Thật tuyệt vời”. Ngay cả linh mục Tuyên úy Trần Văn Quí cũng không dấu
được nỗi cảm xúc: “Ôi tuyệt quá. Các em trưởng thành như thấy được”
Còn
Ban huấn luyện và Ban quản lý thì lòng ngập tràn niềm vui, vì đã vượt qua biết
bao khó khăn gian khổ để thực hiện được một cuộc trại thành công mỹ mãn như hôm
nay, mà năm ngoái đã thất bại tại Quế Sơn.
(Còn tiếp)
Phạm Cảnh Đáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét