Tin tức
(News)
Lm. LT Trần Hòa
Nói
đến báo chí là phải nói đến tin tức. Tin tức luôn luôn chiếm phần lớn các trang
báo. Chúng ta hãy tìm hiểu bản chất, đặc điểm và bố cục bản tin được viết như
thế nào.
I. BẢN CHẤT CỦA TIN TỨC:
Tin
tức là loại bài đầu tiên của báo chí và công việc đầu tiên của một người làm
báo là phải biết viết một bản tin.
Tin
tức là sự kiện mới, đã, đang hoặc sẽ xẩy ra, có liên quan đến nhiều người và được
nhiều người quan tâm.
-
Sự kiện mới: là một việc, một biến cố mới xẩy ra chỉ có giá trị trong thời gian
nhất định, ta gọi là tính thời sự: với nhật báo là 1 ngày, với tuần báo là 1 tuần…
Nếu trễ hơn nghĩa là đã cũ, người ta gọi là tin thiu và không ai đọc nữa. Nếu
ta viết tin đó nó sẽ không có giá trị.
-
Đã, đang hoặc sẽ xảy ra: tin thường viết về sự kiện đã xảy ra mới đây, cũng có
khi viết về cái đang xảy ra và đôi khi về cái sẽ xảy ra, tiên đoán xảy ra.
-
Có liên quan đến nhiều người: có liên hệ đến người ta như trong một cơ quan, một
vùng, một nước... người ta mới đọc, xa xôi quá, không liên quan gì, ít ai đọc.
-
Được nhiều người quan tâm: phải có nhiều người để ý tới sự kiện. Nếu tin thường
quá người ta sẽ không quan tâm, không để ý và không đọc. Có những bản tin lãng
nhách vì người viết không có kinh nghiệm, không chọn chi tiết nổi bật để viết.
Ta cố gắng tránh.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN TỨC:
Tin tức có các đặc điểm như sau :
1.
Chính xác: người thật, việc thật, xẩy ra trong không gian, thời gian nào đó rõ
ràng đúng từng chi tiết, từng con số. Ta không được phép tưởng tượng ra hay hư
cấu ra nội dung bản tin, như thế là lừa đảo quần chúng. Những mánh lới chính trị
trong tờ báo lại là chuyện khác.
2.
Thời sự: nghĩa là mới mẻ, kịp thời, không trễ với nhật báo và tuần báo... vì
tin đến trước sẽ ghi sâu trong tâm thức người đọc và có hiệu quả với người đọc
hơn tin trễ.
3.
Văn thông tấn: là lối văn dùng cho báo chí để phổ biến tin tức, là lối văn tường
thuật trực tiếp, sáng sủa, ngắn, gọn, rõ ràng, không mang tính văn học.
4.
Mới lạ: người đọc thích đọc những gì mới lạ, tin vừa đọc đã biết thế nào rồi
thì chán chết! Nhà báo giỏi là người khéo tìm ra những cái mới lạ, độc đáo để
làm tin.Ví dụ: một bà cụ nghèo khó sau khi chết để lại 1,2 tỷ cho Nhà dưỡng lão
địa phương. Nhưng cái mới lạ đây không phải là cái giật gân, cái tục tằn, cái kỳ
quặc. Nếu không có những chi tiết lạ thì ít là có những chi tiết cần thiết phải
thông tin.
5.
Lợi ích: Khi viết và phổ biến một tin tức, ta phải lưu ý đến chủ trương của tờ
báo và lợi ích của tập thể. Nếu tin tức viết ra và đăng lên mà gây nên xáo trộn,
chia rẽ, mâu thuẫn tập thể, xâm hại thanh danh cá nhân... thì không nên viết và
phổ biến tin ấy. Đã có nhiều phóng viên sa vào hố này và gây ra nhiều rối loạn
cho tập thể. Chúng ta phải lưu ý đến đạo đức của nhà báo.
Ta
cũng không được bình luận gì trong tin tức. Nếu người viết muốn bày tỏ ý kiến
gì, sẽ dùng từ để nói lên ý đó.
III. BỐ CỤC BẢN TIN:
Bản
tin có bố cục riêng rất phổ biến, được báo chí thế giới dùng. Bố cục này gồm 02
phần:
1.
Phần căn bản: gồm các ý chính của sự kiện giống như trả lời 5 câu hỏi 5 W+H
(what, when, where, who, why và how). Công thức này do triết gia Aristote, Hy Lạp,
sáng nghĩ ra, Quintilien La Mã đã phổ biến và nay dùng trong báo chí. Khi viết
theo công thức này, người đọc hiểu tức thời sự kiện và muốn đọc thêm phần sau.
-
What: sự việc gì đã xảy ra? When: xảy ra khi nào? Where: xảy ra ở đâu? Who: những
ai có liên quan đến sự kiện này? How: nó
xảy ra thế nào?
2.
Phần bối cảnh: phần này nói thêm cho rộng ra phần trên đã nói bằng 5w+h ở trên.
Phần này thường là trả lời từ why? (tại sao, vì lý do gì...)
Tin
ví dụ: Xe Limousine mất lái, 20 người thiệt mạng.
(TN
số 282, 09.10.2018)
Phần
căn bản: Một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã xẩy ra tại thị trấn Schoharie,
bang New York, Mỹ ngày 8.10 làm tất cả 18 người trên xe Limousine và 2 người đi
bộ thiệt mạng. Reuters hôm qua dẫn lời giới chức sở tại cho biết chiếc
Limousine lao thẳng qua giao lộ trước khi đâm vào một xe khác đang đậu gần đó.
Phần
bối cảnh: Đây được xem là vụ tai nạn giao thông thảm khốc nhất ở New York trong
gần một thập niên qua. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy những mảnh vỡ từ chiếc
xe rải rác khắp nơi văng vào cả khu vực nhiều cây cối ven đường. Theo truyền
thông Mỹ, chiếc xe chở các nạn nhân dự tiệc sinh nhật và lao dốc với tốc độ
100km/giờ. Trong số người thiệt mạng có
2 cặp mới cưới, 4 chị em gái trong một gia đình và 2 anh em trai. Nguyên nhân vụ
tai nạn đang được điều tra.
IV. VIẾT CÁCH NÀO?
1. Đến tận nơi quan sát, nghe ngóng, ghi chép diễn tiến sự việc: Ta ghi cẩn thận chi tiết ngày tháng, tên địa điểm xảy ra, tên các nhân vật quan trọng, những con số cần thiết. Có thể dùng máy ghi lại những chi tiết ta ghi chép không kịp. Nếu viết theo nguồn tin nào đó như cảnh sát, Giám đốc công ty, quần chúng, phóng viên bạn... thì ta phải kiểm tra lại cẩn thận trước khi viết tin.
2.
Phân tích, chọn lọc chi tiết quan trọng: Ghi chép nhiều, nhưng chỉ chọn những
chi tiết, ý tưởng phù hợp cho bản tin thôi.
3.
Viết trung thực, đầy đủ: bản tin phải viết ngắn, gọn, nhưng vẫn đầy đủ các chi
tiết quan trọng. Nếu ta chỉ viết có một phần thì gây tác hại cho người trong cuộc
và làm người đọc hiểu sai bản chất sự việc. Ta hãy ghi nhớ châm ngôn: “Một mẩu
bánh mì là bánh mì, nhưng một phần thông tin không phải là tin”
4.
Đọc đi đọc lại, sửa chữa kỹ bản tin trước khi đăng báo, dù là gấp gáp vội vã đi
nữa.
Khi bạn viết được một bản tin chính xác và
hay, bạn đã tiến bộ được một phần đường rồi đó. Hãy thực tập nhiều.
BÀI TẬP CHO BẠN THÍCH VIẾT BÁO
1. Hãy viết tin về ngày tựu trường của một trường phổ thông cơ sở nơi bạn đang ở.
2.
Bạn hãy viết tin về buổi sinh hoạt Liên đoàn của bạn chiều nay.
3. Hãy cắt hoặc chép lại trên báo 03 bản tin bạn
cho là hay nhất.
4.
Hãy tưởng tượng ra sự kiện và viết ra 03 bản tin hay nhất về các sự kiện ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét