Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

"Gilwell"


Trần Minh Hữu, Sơn Dương nhanh nhẹn (SDNN) chuyển dịch:


Lời người chuyển dịch

Năm 2019, Hướng đạo Thế giới mừng kỷ niệm 100 năm khóa huấn luyện Huy Hiệu Rừng [HHR] đầu tiên. Với 18 khóa sinh đã dự khóa số 1 từ ngày 8 đến 19 tháng 9, 1919 tại Trại Trường Gilwell. Trưởng Francis Gidney, trại trưởng đầu tiên của Trại trường Gilwell.(1) Trại trường huấn luyện Gilwell đã có những năm bị gián đoạn vì Thế Chiến II, Gilwell đã được dùng làm trung tâm huấn luyện cho các đội pháo phòng không và trụ sở phòng thủ địa phương để bảo vệ các nhà máy ở Enfield và Waltham Abbey.(2)

Nhiều tài liệu nói đến khăn quàng HHR có màu xám tro bên ngoài. Thắc mắc, SDNN đã gởi điện thư đến Hội HĐ Anh, Văn phòng Di sản trại trường Gilwell [The Scout Association, Heritage Department at Gilwell Park. Email: Heritage@scouts.org.uk] để tìm tài liệu, hình ảnh về các khăn quàng HHR. 

Nhân viên trong văn phòng đã chụp gởi cho SDNN hình ảnh của các khăn quàng HHR đang được trưng bày, đồng thời gởi thêm bản sao chụp nói về Gilwell và lịch sử của các biểu thị của HHR. Bài viết của Dick Milne , tựa “Facets of BP”, ấn bản năm 1979
Với các hình khăn quàng trình bày minh họa trong bài, ngoại trừ các khăn quàng của khóa sinh lúc tham dự trại có thấy màu xám, còn các khăn HHR khác thì không thấy cái nào có màu xám (?).
Kỷ niệm 100 năm khóa HHR đã được dùng để huấn luyện trưởng HĐ, SDNN chuyển dịch bài viết gởi đến anh chị em. Tuy đã cố gắng, nhưng chắc chắn vẫn có những sơ sót, SDNN luôn đón nhận lời góp ý, xây dựng tích cực.
Cảm ơn trưởng Janik Pikula đã giúp xác định các địa điểm trong bài viết và trưởng Phạm Cảnh Đáng đã giúp đọc qua, góp ý, cũng như hiệu đính phần chuyển dịch. Đặc biệt cảm ơn Văn phòng Di sản trại trường Gilwell đã giúp cho tài liệu và hình ảnh.
Nếu đăng lại, hay lấy những hình ảnh trong bài, xin ghi rõ nguồn.
            13 tháng 9, 2019 [91319 – palindrome]
            Sơn Dương nhanh nhẹn
            Trần Minh Hữu
            sonduongnhanhnhen@gmail.com


[Trại trường] Gilwell(3)


Vào những ngày cuối của Trại Họp Bạn Thế Giới [lần thứ ba tại công viên Arrowe từ 29 tháng 7 đến 12 tháng 8] năm 1929, kỷ niệm sinh nhật thứ 21 của Phong trào Hướng đạo [trại đầu tiên ở tại đảo Brownsea ngày 9 tháng 8, 1907] Vua George V phong tước cho ông Robert Baden-Powell; B.P. đã chọn Baden-Powell của Gilwell làm tước hiệu của mình. Tại sao lại là Gilwell, mà không phải Mafeking, nơi đã lừng lẫy danh tiếng của ông, hay là Pax Hill, nơi ông sinh sống ở Bentley? Cụ không biết gì về Gilwell cho mãi đến năm 1918, vậy mà chỉ trong vòng 11 năm, sao lại có nhiều ấn tượng về Gilwell đến thế để Cụ chọn làm tước hiệu của mình!

Câu chuyện là thế này:
Vào cuối năm 1918, khi Thế Chiến I sắp sửa kết thúc, B.P. bày tỏ ước muốn có hai nơi: một để cho các anh [chị] em Hướng đạo từ Luân-đôn có thể đi cắm trại mà không quá xa và tốn kém; hai là một trại trường để huấn luyện. Thật là kỳ diệu khi cả hai điều mong ước của Cụ đã trở thành hiện thực cùng một lúc và cùng nằm chung một nơi, đó là công viên Gilwell, ngay sát khu rừng Epping, hướng đông cách thủ đô Luân-đôn 20 dặm [32 cây số].

Francis Morgan, nguyên Ủy viên Trung ương Hướng đạo Anh [Khối Thịnh Vượng Chung] kể lại: “Một ngày nọ, tôi thấy một người đàn ông có vẻ dễ mến và giàu có lang thang dọc theo các hành lang của Văn Phòng Trung Ương và may mắn làm sao, tôi đã lịch sự hỏi ông ta cần gì và liệu tôi có thể giúp ông ta được điều gì không. Ông ấy nói muốn làm điều gì đó cho Phong trào Hướng đạo, vì thế tôi mời ông ta đến phòng làm việc của tôi và chúng tôi ngồi bàn thảo về việc ðó. Tôi phát hiện ra rằng ðiều “gì đó” mà ông ta muốn làm có thể trị giá đến vài nghìn bảng Anh. Vì vậy, tôi đã nói với ông ta những ước muốn của B.P.  Ông ta tỏ ra rất thích thú. Sau đó ông ta đến gặp B.P. và mọi việc đã trở thành hiện thực.” Ông ấy là William deBois Maclaren, một thương gia người Tô Cách Lan có giao tiếp rộng rãi ở mạn đông của Luân Đôn.

Như thế việc tìm kiếm một địa điểm thích hợp bắt đầu. Một ủy ban nhỏ đã được thành lập bao gồm: Sir Percy Everett (Chủ tịch); P.B. Neville, Ủy viên Đạo trưởng phía đông Luân Đôn; Tu sĩ J. Holyoak, Ủy viên của Woodford, Essex; và John Hargraves, Ủy viên Trung ương đặc trách cắm trại.
P.B. Neville, người năng nỗ nhiệt tâm của Hướng đạo phía đông Luân Đôn, kể tiếp: “Ủy ban đã đến xem một số nơi được đề nghị bởi các chuyên viên địa ốc, nhưng Gilwell thực ra được đề cập bởi một Thiếu phó trẻ tên Gayfer, anh ta đã biết đến khu đất này khi đi tìm hiểu về đời sống các loài chim. Vào thứ Bảy, ngày 8 tháng 3 năm 1919, dùng xe gắn máy tôi đã chở Elmitt đến tham quan Gilwell. Cây cỏ um tùm và các tòa nhà hoang phế nên tôi không làm sao biết được khu đất này bao lớn. Đằng sau hàng rào, tôi thấy một bảng quảng cáo đã phai mờ, rớt nằm trên đất; khó khăn lắm mới đọc được tên của đại lý để liên lạc.”

Ủy ban lập tức đến xem và đều hài lòng, B.P. (lúc này đang công du ở Hoa kỳ) và ông Maclaren đều được thông báo cho biết: “Thật là nơi thích hợp, thỏa mãn cho các mục đích đặt ra.”

Trại trường Gilwell đã được mua lại, lúc đó chỉ rộng cỡ 57 mẫu Anh gồm đồng cỏ và rừng cây, cây cỏ mọc um tùm che phủ và với một vài tòa nhà hoang tàn rải rác đây đó. Để tri ân nhà tài trợ hảo tâm, mảnh khăn Maclaren nhỏ được gắn lên chiếc khăn quàng Gilwell. Thật đáng buồn, ông William deBois Maclaren qua đời năm 1921, quá sớm để thấy toàn bộ tác dụng và hiệu quả tuyệt vời từ món quà của ông ta.

Trong suốt nhiều năm kể từ đó, các khu đất kề cận đã được mua lại, làm cho khu Gilwell rộng thêm, khoảng 108 mẫu Anh và trở thành Trung Tâm huấn luyện quốc tế của phong trào HĐ Thế giới.
Các trưởng HĐ từ hơn 112 quốc gia trên thế giới đã tham dự các khóa huấn luyện tại Gilwell.
Song song với việc huấn luyện trưởng, Gilwell được sử dụng liên tục cho các sinh hoạt hướng đạo của các em, như điều ước muốn của nhà tài trợ, cốt lõi là hướng đạo cho các em. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu, các tòa nhà, phòng ốc, cơ sở khác nhau đã được xây cất như hồ bơi, Providore (Hình 1) [nơi bán tất cả thực phẩm, đồ dùng, quà lưu niệm], Campfire Circle [vòng lửa trại], Storm Hut [nhà trú mưa bão], bệnh xá và vài nhà nguyện. Nếu chỉ một cuối tuần, tính trung bình có 10 người HĐ vui vì việc tốt mà deBois Maclaren đã làm, vì ông đã khơi mào việc làm đầy ý nghĩa này; thử hỏi chục người này nay trở thành hàng trăm và cũng hàng trăm cái cuối tuần, như thế hàng năm hơn 30000 người đến cắm trại là chuyện thường. Mỗi một người đến cắm trại ở Gilwell là hình ảnh sống động của sự rộng lượng và lòng hảo tâm của ông deBois Maclaren.



Trại trường Gilwell (Hình 2) được bảo quản bởi Văn phòng Trung ương của Hội Hướng Đạo Anh, trong khi trại phí hay lệ phí từ các khóa học sẽ giúp phần nhỏ cho việc bảo trì. Đương nhiên, có nhiều món quà, từ hiện kim hay hiện vật khắp nơi trên thế giới được gởi đến Gilwell để giúp đỡ “Ngôi nhà của phong trào HĐ” như B.P. đã gọi. Trong số những món quà này, Úc đã tặng một cái cổng. Nam Phi đã quyên góp rộng rãi để giúp xây dựng “Nhà Nam Phi” và một trưởng Nhật Bản đã tặng đồng hồ cho vòng che chạm trổ của “Barn” [(Hình 3), nhà dành huấn luyện Bầy Trưởng lúc đó, sau này trở thành các phòng trọ khách sạn (Hình 4)]. Tân Tây Lan đã cho một cổng vòm được chạm khắc kiểu cách Maori (Hình 5), và vào năm 1959, để vinh danh thành tích của Lord Rowallan, Chủ Tịch Hội Hướng Đạo Anh [Khối Thịnh Vượng Chung] (1949-59), một khu vườn có hình dạng của Tasmania gần đại sảnh. Có tượng con trâu bằng đồng (Hình 6) của Hội HĐ Hoa Kỳ tặng, được đặt ở sân cỏ nơi hướng Tây để nhớ đến người Hướng đạo trẻ không rõ tên, đã làm việc thiện hàng ngày bằng cách giúp [chỉ đường] cho ông William D. Boyce [khi ông lạc đường trong sương mù của Luân đôn] trong năm 1909, [vì hành động này] ông đã khởi xướng phong trào HĐ tại Hoa kỳ [năm 1910].




Năm 1977, kỷ niệm 25 năm đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, Hội trường chính “Main Hall”, hiện được gọi là Nhà Trắng “White House” (Hình 7 xưa, nay), được xây cất  từ thế kỷ XVII, đã được tu sửa và khôi phục vẻ đẹp như xưa. Tòa nhà này là trung tâm hành chính của Trại trường Gilwell và là tâm điểm của Trại trường Huấn luyện của Hướng đạo Thế giới.
Trại trường Gilwell khi được tặng năm 1919


Liên Đoàn số 1 Gilwell

Liên Đoàn số 1 của Gilwell không phải là liên đoàn siêu việt gì cả, đó chỉ là tương quan liên hệ giữa các thành viên khi họ đã cùng chia sẻ và trải nghiệm [khóa huấn luyện]. Lẽ đó, tất cả những ai đã được trao Huy Hiệu Rừng dù ở Gilwell hay ở nơi nào khác thuộc phong trào HĐ Thế giới, đều chấp nhận trách nhiệm làm gương như một người trưởng HĐ gương mẫu, thì đều là thành viên của LĐ số 1 Gilwell.

LĐ số 1 thì thật lạ, khác hẳn với tất cả các quy tắc trong các Chính sách, Tổ chức và Quy Luật [Policy, Organisation and Rules] của các đoàn HĐ trên thế giới. Họ chỉ gặp nhau nhiều nhất mỗi năm một lần tại Cuộc Hội Ngộ thường niên [ở VN thường gọi là Hội làng Gilwell], nhưng số người tham dự thường chỉ là một số nhỏ trong các thành viên [của phong trào HĐ]. Nhưng mà tình bằng hữu của họ [LĐ số 1] thì hoàn vũ, dù cho họ có ở cách xa mấy đi nữa từ Trại trường [Gilwell], họ luôn nhận thức được trách nhiệm không chỉ đối với Gilwell mà còn cả phong trào HĐ.

Nếu bạn là người chưa phải thành viên của LĐ số 1, cách duy nhất để trở nên thành viên là bạn phải chịu khó hoàn tất khóa huấn luyện Huy Hiệu Rừng. Chúc bạn thành công, có công mài sắt có ngày nên kim.

Huy Hiệu Rừng

Hai mảnh gỗ cháy xém hai đầu, gắn ở cuối dây da, bản thân nó chẳng có giá trị gì cả; vậy mà các trưởng lớn tuổi thì trân trọng, các trưởng trẻ thì ước mong đạt được, và các trưởng trung niên thì tự hào khi đeo vào cổ.

Mỗi biểu tượng của Huy Hiệu Rừng (Hình 8), gồm có 2 mảnh gỗ, dây da, khăn quàng và khâu đeo khăn đều có lịch sử của nó.

            

Hai mảnh gỗ (Hình 9)


Năm 1887, B.P. đã được lệnh đến Cape Town, và biệt phái làm Phó Tư lệnh cho chú của mình H.A. Smythe, Tổng Tư lệnh chỉ huy Nam Phi.      

Đến Cape không bao lâu, đã có những rắc rối [giao chiến] nổ ra với các binh lính Zulu, do tù trưởng Dinizulu chỉ huy. Trong những nghi lễ long trọng, Dinizulu (Hình 10) đeo một chuỗi hạt gỗ quanh cổ và thân mình, có chiều dài từ 10 đến 12 feet [3 đến 3,6 mét] bao gồm hơn một nghìn hạt, có kích thước to nhỏ khác nhau đến những chiếc dài cả 4 inch [hơn cả 10cm]. Chuỗi hạt gỗ được coi là vật thiêng của các chiến sĩ, và họ tin rằng nếu nó bị chiếm giữ thì mọi sự kháng cự của người bản địa sẽ chấm dứt. Chuỗi hạt gỗ được giữ trong một hang động, trên một ngọn núi cao và được bảo vệ canh giữ ngày đêm.

B.P. nghe nói về điều này, và hy vọng rằng sẽ bắt giữ được Dinizulu và có được chuỗi hạt gỗ đó. Và rồi, B.P. làm được điều đó và đem chuỗi hạt gỗ về nước Anh, cất giữ chung với những vật lưu niệm quân sự [chiến lợi phẩm] khác. Hơn 30 năm sau đó, B.P. mới sử dụng lại chuỗi hạt gỗ này!

Dây da

Tiếp đến là phải nói đến địa danh Mafeking, nơi mà trong sách “Con sói không bao giờ ngủ” được B.P. kể đến sự kiện là sau nhiều ngày tháng bị bao vây, một ngày nọ, khi B.P. cảm thấy rất tuyệt vọng thì một người bản địa Zulu già, có uy thế, đã tặng B.P. một chiếc dây da. Theo tập tục, dây da được đeo quanh cổ khi sinh ra, để xua đuổi tà ma và mang lại sự may mắn cho người đeo nó. Không lâu sau đó, Mafeking đã được giải vây, và như thế cái dây da trở thành một vật lưu niệm.

Vào năm 1919 [ngày 8-19, tháng 9], khóa đào tạo [HHR] Trưởng HĐ đầu tiên được tổ chức tại Gilwell, khi xong khóa B.P. băn khoăn không biết nên trao gì cho các Trưởng để biểu thị việc trúng cách. B.P. về nhà và trong khi lục lọi những vật lưu niệm của mình thì thấy chuỗi hạt gỗ của Dinizulu. Vài ngày sau, B.P. mời tất cả những người đã tham gia khóa học đến ăn tối tại Scout Restaurant ở Buckingham Palace Road. B.P. tặng mỗi thành viên hai hạt gỗ từ chuỗi hạt đó, và hướng dẫn mỗi người đi mua một dây da, buộc gỗ ở mỗi đầu dây và đeo quanh cổ. (Các bài viết của B.P. đề cập khá rõ ràng rằng ý định ban đầu là đeo dây da với hạt gỗ vòng quanh mũ, nhưng B.P. đã thay đổi ý định và cuối cùng quyết định rằng nó sẽ được đeo quanh cổ).(4) Và như thế HHR hai gỗ thành hiện hữu.

Vài trăm hạt gỗ nguyên gốc có kích thước hợp lý đã được sử dụng để trao cho những người đã trúng cách các khóa học HHR lúc ban đầu. Hiển nhiên, đến năm 1920 việc trao các hạt gỗ gốc sẽ không thể kéo dài được; vì lẽ đó, các hạt gỗ mô phỏng theo bản gốc được chế tạo và sản xuất tại Gilwell từ đó.

Trong những ngày đầu, và theo lý thuyết hiện hành, các Ủy viên Huấn luyện, người được trao bốn hạt gỗ trên dây da của họ, thì được trao một hạt gỗ nguyên gốc (Hình 11), nhưng bây giờ điều này chỉ xảy ra nếu một cựu Ủy viên Huấn luyện trả lại hạt gỗ của mình cho Gilwell. Phụ tá Ủy viên Huấn luyện đeo ba gỗ trên vòng cổ của mình (Hình 12).


Trại Trưởng trại trường Gilwell (Anh) đeo quanh cổ sáu gỗ nguyên thủy (Hình 13) mà B.P. lần đầu tiên trao cho Sir Percy Everett như vinh danh cho sự giúp đỡ của ông trong việc phát động phong trào Hướng đạo và giúp đỡ trại Hướng đạo đầu tiên ở đảo Brownsea, vào năm 1907.

Sir Percy đã trao [6] gỗ này cho John Thurman và đề nghị nó được đeo để làm biểu tượng Trại Trưởng trại trường Gilwell. Một dấu mốc lịch sử là vào năm 1949, lần đầu tiên John Thurman đeo nó là khi ông đến thăm trại huấn luyện Pennant Hills, N.S.W.

Khi khóa huấn luyện HHR cho các Bầy Trưởng vào năm 1921, HHR [2 gỗ] như vậy không được sử dụng; thay vào đó, Bầy Trưởng trúng cách được trao một dây da có gắn nanh Sói [chế tạo, mô phỏng] (Hình 14), trông rất là hung dữ và đến năm 1924 thì ngưng, không tiếp tục nữa.


Từ năm 1923 đến 1925, một hạt màu nhỏ được đeo phía trên nút thắt trên dây da (Hình 15). Những hạt này màu vàng, xanh lá cây và đỏ để chỉ cho ngành nào của Phong trào HĐ mà HHR đã được trao, tức là Ấu, Thiếu, hay Tráng.


Khăn quàng [HHR]

Màu khăn quàng chính thức là màu xám tro (màu của sự khiêm nhường) ở bên ngoài và màu đỏ diễn tả cảm giác ấm áp ở bên trong. Ở đỉnh nhọn của chiếc khăn HHR Gilwell là một mảnh vải nhỏ của Maclaren Tartan để nhắc nhở chúng ta về nghĩa cử tốt đẹp của ông deBois Maclaren, người đã tặng Trại trường Gilwell (Hình 16).


Khăn quàng HHR là một miếng vải đã được đăng ký cầu chứng, có nghĩa là nó không thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác, cũng không thể sửa đổi hoặc bổ sung bất cứ điều gì cho cái khăn đó.

Khâu đeo khăn [a-nô]

Vào năm 1920 hoặc 1921, khăn quàng [HHR] luôn được thắt lại với nhau bằng nút và đeo cùng với khâu đeo [a-nô].  Trưởng Gidney, Trại Trưởng đầu tiên của trại trường Gilwell, đã đặt tên gọi “woggle” (Hình 17) cho khâu đeo [a-nô].

Thuở ban đầu trong các khóa huấn luyện HHR, việc tạo ra lửa bằng phương pháp ma sát mới lạ đã được trình bày. Vật liệu chính cần thiết là cái dây da dài như loại được dùng làm dây đai trong các máy may “Singer”. B.P. đề nghị với các trưởng giảng huấn của Gilwell rằng họ thử nghiệm và sản xuất một khâu đeo [a-nô] đặc biệt để đeo với khăn quàng và HHR. Vì vậy, dùng một dây da trong việc tạo ra lửa, trưởng W. (Bill) Shankley,(5) phục vụ tại Gilwell lúc đó (và sau đó trong nhiều năm là G.L. [Group Leader = Liên Đoàn Trưởng](6) của đoàn số 8 Hobart, Tasmania) đã sáng tạo ra kiểu thắt hai lằn “Turk’s Head”(8) và đã được sử dụng như là khâu đeo [a-nô] chính thức HHR.

Vào năm 1943, Khóa Trưởng đã ưu tư cần có một huy hiệu để biểu thị việc hoàn thành các phần khác nhau (như Dự Bị) của khóa huấn luyện HHR. Đương nhiên hợp lý là trao phần nào đó các biểu tượng của HHR khi hoàn tất Khóa Dự Bị (hiện được thay thế bằng giai đoạn [phần] 3). Vì thế, vào năm 1943, khâu đeo [a-nô] HHR đã được trao phần 3 (DB/HHR).  Khăn quàng và [2] gỗ chỉ được trao khi trúng cách HHR.

Khăn Maclaren Tartan

Khăn quàng khóa sinh HHR thập niên 1940

Khăn quàng HHR những năm chiến tranh, thập niên 1940

Khăn quàng HHR 1937

Khăn quàng HHR, thập niên 1950

Khăn quàng HHR, Tráng số 2 Gilwell, trước 1966
  
Khăn quàng khóa sinh HHR, năm 1967

Khăn quàng HHR, thập niên 1980



Chú thích, nguồn của các tài liệu hay hình ảnh:








● Hình 2 – bản đồ của Trại trường Gilwell 1946 https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/07/Gilwell-Park-Map-c1946-752x1024.jpg

● Hình 3 – nhà dành huấn luyện của Bầy Trưởng https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2019/04/Gilwell241-300x193.jpg

● Hình 4 – phòng trọ, khách sạn của Trại trường Gilwell http://gilwell-park.londonhotelsgb.com/data/Photos/767x460/6394/639430/639430218.JPEG

● Hình 5 – cổng đó được gọi là Jim Green Gate https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/08/Gilwell230-193x300.jpg






● Hình 11 – gỗ nhỏ nhất là gỗ gốc http://www.gilwell.com/wbbeads/images/bead1.jpg

● Hình 12 – gỗ nhỏ nhất là gỗ gốc http://www.gilwell.com/wbbeads/images/bead2.jpg



● Hình 15 – HHR của Bầy Trưởng có hạt tròn màu vàng trên nút thắt http://www.gilwell.com/wbbeads/images/beadcub.jpg

● Hình 16 – các khăn HHR trong các hình đính kèm, không thấy có màu xám tro (?) bên ngoài https://thescoutingpages.org.uk/wp-content/uploads/2019/05/Gilwell-Scarf.jpg















































Chú thích, nguồn của các tài liệu hay hình ảnh:

          (1) – https://wiki2.org/en/Wood_Badge
          (2)http://www.scoutsrecords.org/explore.php?dil=&icerik=102&bparent=B2B42747CB44EF8E16AD2CA0DB461D21&
          (3) – https://www.bigmaninthewoods.co.uk/blog/ten-facts-about-gilwell-park/
          (4) – https://heritage.scouts.org.uk/explore/gilwell-park/the-history-of-the-scout-wood-badge/
          (6) – http://www.tecumsehcouncilbsa.org/WoodBadge/WBhistory10
          (5), (7) – http://www.surreyknots.org.uk/the-gilwell-woggle.htm
          Hình 1 – https://www.cardcow.com/images/set556/card01114_fr.jpg
          Hình 2 – bản đồ của Trại trường Gilwell 1946 https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/07/Gilwell-Park-Map-c1946-752x1024.jpg
          Hình 3 – nhà dành huấn luyện của Bầy Trưởng https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2019/04/Gilwell241-300x193.jpg
          Hình 4 – phòng trọ, khách sạn của Trại trường Gilwell http://gilwell-park.londonhotelsgb.com/data/Photos/767x460/6394/639430/639430218.JPEG
          Hình 5 – cổng đó được gọi là Jim Green Gate https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/08/Gilwell230-193x300.jpg
          Hình 6 – https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/08/Buffalo-2-768x768.jpg
          Hình 7 – xưa https://thescoutingpages.org.uk/wp-content/uploads/2019/05/White-House-1919.jpg và nay https://hidden-london.com/wp-content/uploads/2018/05/geograph-4101991-by-Des-Blenkinsopp-Gilwell-Park-White-House.jpg
          Hình 8 – https://thescoutingpages.org.uk/wp-content/uploads/2019/05/Wood-Badge-Beads-Woggle-Neckerchief.png
          Hình 9 – https://thescoutingpages.org.uk/wp-content/uploads/elementor/thumbs/Wood-Beads-o7pbtntfgfm8s7rnktmtru54nswi917qw0kh9zjlcg.jpg
          Hình 10 –  https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/12/Dinizulu-001-651x1024.jpg
          Hình 11 – gỗ nhỏ nhất là gỗ gốc http://www.gilwell.com/wbbeads/images/bead1.jpg
          Hình 12 – gỗ nhỏ nhất là gỗ gốc http://www.gilwell.com/wbbeads/images/bead2.jpg
          Hình 13 – gỗ gốc với kích thước khác nhau https://web.archive.org/web/20120201115016/http:/www.scouting.milestones.btinternet.co.uk/woodbadge.htm
          Hình 14 – https://heritage.scouts.org.uk/wp-content/uploads/2018/12/Akela-badge-768x576.jpg
          Hình 15 – HHR của Bầy Trưởng có hạt tròn màu vàng trên nút thắt http://www.gilwell.com/wbbeads/images/beadcub.jpg
          Hình 16 – các khăn HHR trong các hình đính kèm, không thấy có màu xám tro (?) bên ngoài https://thescoutingpages.org.uk/wp-content/uploads/2019/05/Gilwell-Scarf.jpg
Hình 17 – https://thescoutingpages.org.uk/wp-content/uploads/elementor/thumbs/Woggle-o7ogz79hgjhcsgrtvtjr3234ae7upurljqzwru187k.jpg

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét