(BÁO CÁO TỔNG KẾT)
1. THÔNG TIN CHUNG
Đơn vị thực hiện Dự
án : Liên đoàn Quang Trung, Đạo An Hải, Đà Nẵng
Tên Dự án: Trồng cây
ăn trái cho các hộ nghèo và khuyết tật
Ngày bắt đầu dự án :
01/08/2019
Ngày báo cáo kết quả sơ bộ : 31/08/2019
Ngày kết thúc dự án :
15/09/2019
2. HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
2.1. Khảo sát :
- Ngày 01 tháng 8 năm 2019, được sự đồng ý của Trưởng BQL Dự
án - Tr. Lê Anh Tuấn – Phụ trách MoP của
PATHFINDER SCOUTS VIETNAM, chúng tôi thành lập Ban Quản lý Dự án cấp Liên đoàn
gồm:
• Tr. Nguyễn
Ngọc Thành , LĐP Liên đoàn Quang
Trung, Trưởng Dự án.
• Tr. Võ Cao
Hoàng, Tráng phó Tráng đoàn Đống Đa, LĐ Quang Trung, Phó QL Dự án, phụ trách điều
vận.
• Tr. Huỳnh Tấn
Thưởng, Q. Kha trưởng Kha đoàn Bắc Bình
Vương , Ủy viên phụ trách nhân lực, Thư ký.
• Tr. Huỳnh
Thị Thẻo, Tráng sinh giúp ích, Ủy
viên, phụ trách tài chính.
- Ngày
01/8/2019 đến 02/8/2019 (2 ngày) 4 thành viên x 36 giờ = 144 giờ tham gia. Khảo
sát các vùng của huyện Nam Giang và Tây Giang, để chọn đối tượng thực hiện dự
án, tìm hiểu về xã hội học, tìm hiểu về thổ nhưỡng, khí hậu… Liên hệ với chính
quyền địa phương tìm hiểu thêm về số lượng người khuyết tật, các hộ nghèo…
- Xác định
nơi thực hiện và đối tượng thụ hưởng dự án:
Thôn Agoc, Xã Bahlee, Thôn Dhung, xã Ch’om, huyện Tây Giang
– dân tộc Cơ Tu. Đây là 2 thôn mới thành lập để định cư, định canh từ các Bản
làng sâu trong núi được đưa về sinh sống gồm:
• Thôn Agioc
: 195 hộ. 80% nghèo khó, có 9 hộ là người khuyết tật.
• Thôn Dhung
: 30 hộ, 80% hộ nghèo khó, có 5 hộ là người khuyết tật.
2.2.Triển khai Dự Án
- Ngày 10/8/2019 :
Phòng Nông nghiệp huyện Tây Giang + BQL Dự án + Chính quyền và người dân địa
phương họp bàn.
• Địa điểm:
Nhà Rông của dân làng 2 thôn Agioc và Dhung
• Nội dung :
Nhận tài liệu và nghe hướng dẫn trồng cây, chăm sóc cây, cách bón phân…
• Số lượng
:210 người dân địa phương
• Thời gian :
120 phút
• Tổng số giờ
: 4 người dự án + 4 cán bộ + 210 người dân = 218 x 2 giờ = 436 giờ
2.3. Nguồn cung ứng cây giống:
Trung tâm giống cây trồng Quảng
Nam. BQLDA cùng với Phòng Nông nghiệp xác định giống cây và thiết kế, quy hoạch
nơi trồng cây.
2.4. Chọn chủ đề và thực hiện:
• Chủ đề : NGÀY HỘI TRỒNG CÂY ĂN TRÁI
Sáng 8/9/2019 (Chủ nhật) Kha đoàn Bắc Bình Vương LĐ Quang
Trung, Đạo An Hải, Đà Nẵng, thực hiện NGÀY HỘI TRỒNG CÂY ĂN TRÁI cho đồng bào
dân tộc CơTu tại Tây Giang - Thôn Agioc xã Blahêê và Thôn Dhung xã Ch'om. Tham
gia có Kha đoàn Sơn Trà - LĐ Nguyễn Hoàng, Đạo Điện Hải, Đà Nẵng.
15 Kha sinh + 2 Trưởng, 5 Tráng sinh giúp ích, 5 thanh niên
tại Đà Nẵng và dân làng của Thôn Agioc và thôn Dhung cùng BQL Dự án
• Khởi hành
lúc 5h30, hành trình đi và về 400km, chuyến xe sau cùng về đến ĐN lúc 22h15.
• Tổng số
cây thực hiện: 600 cây bưởi da xanh – 50 cây măng cụt – 50 cây sầu riêng hạt
lép. Tổng gía trị là 35 triệu tiền mua cây giống tại Công ty Giống cây trồng Quảng
Nam .
- Thôn Agioc :510
cây bưởi da xanh , 45 cây măng cụt, 45 cây sầu riêng hạt lép; trưởng thôn BLing
Zặt.
- Thôn DHung :90
cây bưởi da xanh, 5 cây măng cụt, 5 cây sầu riêng hạt lép ; trưởng thôn A lăng
Niết.
Tổng số giờ thực hiên Ngày Hội trồng cây của đoàn Hướng Đạo
là
17 giờ x 27 (người) = 459 giờ.
Tổng số giờ thực hiện trồng 600 cây bưởi của dân làng là
218 người x 4 giờ = 872 giờ
Tại Thôn Agioc, Đoàn trao tặng cho 1 hộ có người bị khuyết tật,
ngoại trừ cây bưởi da xanh có 5 cây sầu riêng hạt lép và 5 cây măng cụt. Tại
Thôn Dhung đoàn cũng trao cho hộ gia đình có người khuyết tật trừ những cây bưởi
da xanh 5 cây măng cụt, 5 cây sầu riêng hạt lép còn tặng riêng 1 chiếc xe lăn.
Cũng trong dịp về Tây Giang sát vùng biên giới Việt Lào những
chiếc khăn màu đỏ, màu huyết dụ cùng trang phục Hướng đạo đã tham gia giao lưu
với dân làng để lại một ấn tượng đẹp và thân thiện. Các điểm thắng cảnh vùng
biên giới Tây Giang như Đỉnh Quế, độ cao cách mặt nước biển là 1369 mét, Khu du
lịch sinh thái Pơ Mu, làng cổ truyền thống của người Cơ Tu được các em Kha sinh
tìm hiểu tham quan.
2.5. Kinh Phí :
Nguồn kinh phí từ Dự án là 35.000.000VNĐ (Ba
lăm triệu đồng chẵn) được sử dụng như sau :
Kinh phí ủng hộ của đơn vị thực hiện Dự án – LĐ Quang Trung
(không nằm trong nguồn kinh phí của Dự án)
Chi phí thuê xe đi lại 3 lần, xe bán tải: 2.000.000đ/lần =
6.000.000đ.
Chi phí thuê xe 16 chỗ cho 15 Kha sinh + 2 Trưởng = 2.500.000đ.
Tiền ăn : 2 đợt của 4 thành viên BQLDA.
(4x2=8 người x 6 bữa ăn x 50.000đ)= 2.400.000đ.
Đợt trồng cây : 15 Kha sinh + 2 Tr + 5 Tráng sinh giúp ích
+5 thanh niên Đà Nẵng + 4 BQLDA = 31 người x 3 bữa ăn x 50.000đ = 4.600.000đ.
Quà bánh kẹo cho trẻ em 2 thôn là: 1.500.000đ.
In tài liệu: 500.000đ.
Tổng số tiền của đơn vị thực hiện dự án là 17.500.000đ (mười
bảy triệu năm trăm nghìn đồng).
2.6. Tổng số giờ thực hiện dự án:
Số giờ của đoàn Hướng Đạo sinh ( từ khảo sát đến trồng cây)
là : 144 giờ + 436 giờ + 459 giờ + 872 giờ = 1.911 giờ.
Trong đó số giờ của dân làng là 872 giờ.
2.7. Kế hoạch sau thực hiện trồng cây
Phối hợp tay 3 (BQLDA + Địa Phương + Phòng Nông nghiệp)
Tổ chức nghiệm thu theo những thời điểm:
1 tháng - 3 tháng - 6 tháng (ngày đi BQLDA tự chọn)
Sau 6 tháng phải rút kinh nghiệm, đánh giá về tỷ lệ cây sống,
chiều cao, tán lá,… có hình ảnh minh họa.
Kết thúc dự án.
2.8. Bài học từ dự án
Được sự hỗ trợ từ
chính quyền địa phương cấp Huyện đã tạo mọi điều kiện để dự án được thông suốt từ tiền khả thi đến
khả thi.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ từ Phòng Nông nghiệp đơn vị chịu
trách nhiệm về thổ nhưỡng khí hậu phù hợp với cây trồng và hướng dẫn chuyên môn
về trồng và chăm sóc.
Về phía chính quyền Thôn - Bản cùng với Ban QLDA chọn khảo
sát thiết kế quy hoạch điểm trồng cây tạo thành vườn cây có khu vực của người
khuyết tật.
Đây là dự án rất hay có gía trị kinh tế và văn hóa, giúp người
dân làng thoát nghèo bền vững. Sau 2 hoặc 3 năm bưởi sẽ ra trái, bưởi da xanh
ra trái quanh năm. Giá thành 30.000đ/kg, thông thường một trái từ 1,5kg. Bưởi tốt
phát triển thành làng Du lịch Sinh thái.
Về phía HĐS : Dự án đã đem các em Kha sinh đến với cộng đồng,
biết chia sẻ, cảm thông những khó khăn với dân làng.
Qua chương trình trồng cây ở Huyện Tây Giang Ban QLDA đã tổ
chức cho các anh chị em HĐS tham quan thắng cảnh tại địa phương, tìm hiểu nét
văn hóa của người dân tộc Cơ-Tu tạo nguồn cảm hứng tự hào của các em về cảnh đẹp
của đất nước. Cảnh dãy Trường Sơn hùng vĩ từ độ cao 1369m… Ngôi làng cổ của người
Cơ-Tu.
Thông tin 3 chiều khi cần giữa BQLDA – Trưởng Thôn, Trưởng Bản,
Già làng – Phòng Nông nghiệp bằng phương tiện điện thoại.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 9 năm 2019
Thư ký Trưởng phụ trách Dự
án
Huỳnh Tấn Thưởng Nguyễn Ngọc Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét