Sóc Tử tế
- Chào em. Có
gì mà gọi Trưởng sớm vậy?
- Dạ hôm trước
nghe Trưởng kể về công cuộc huấn luyện HHR do BP tổ chức , chúng em cảm thấy rất
thích thú và hấp dẫn nữa, nhưng thời gian nhàn rỗi ở trại huấn luyện ít quá nên
không hỏi thêm được.
- Hỏi vậy có
nhớ được chút nào không?
- Dạ nhớ chứ
Trưởng. Chúng em muốn tỉm hiểu để yêu mến phong trào nhiều hơn. “Vô tri thì bất
mộ” mà.
- Ôi quí hóa
quá, lại còn văn hoa, nho nhã nữa chứ. Có nhiều Trưởng nhận xong HHR là giã từ
sách vở. Mong muốn hiểu biết về phong trào như các em, thì quả là phúc cho
phong trào và cho xã hội nữa.
- Sáng nay
Trưởng có đi cà phê Đào Tấn không?
- Không, Trưởng
bận công việc rồi.
- Vậy 5 giờ
chiều nay chúng em đến nhà Trưởng để …được… không Trưởng.
- Để làm cái
gì thì nói toẹc nó ra chứ úp úp mở mở khó chịu lắm.
- Dạ, thì Trưởng
dư biết rồi mà.
- Tôi có phải
thánh thần thiên địa đâu mà biết được ý nghĩ của các em, à quên của các Trưởng
chớ, vì qua DB rồi và lúc này đang là Trưởng phụ tá mà.
- Thì các em
gặp Trưởng để học và hỏi vậy đó mà.
- Ừ thì huỵch
toẹc như vậy cho đỡ mệt trí. Đến nhà tôi chỉ có nước sôi để nguội chứ không có
bia bọt gì đó nghe.
- Dạ tụi em
cũng đâu có bia bọt Trưởng ơi.
- Như thế là
tốt. Tôi nghe có Trưởng đi trại mà đem theo cả can rượu để tối lai rai nên cũng
nhắc chút chút dậy mà.
- ……………
- Trưởng ơi,
tụi em đến rồi Trưởng.
- Ồ, đúng giờ
ghê. Hướng đạo phải “giờ là giờ”, không có giờ cao su, và trước giờ không phải
là giờ, sau giờ cũng không phải là giờ. Cứ đẩy cửa mà vào, nhà Trưởng không
khóa, có gì đâu mà khóa. “ Đời thanh bần cửa thường bỏ ngõ”.
- Chào Trưởng.
- Ừ các em ngồi
đi. Mở cái quạt phía sau cho bớt nóng.
- Giờ Trưởng
có bận việc gì không ?
- Ai dám bận
việc giờ này, vì giờ đã hẹn với các em rồi mà. Chứ không nhớ danh dự là gì à?
Trưởng hứa cái gì thì phải làm cho được, đừng có hứa lèo, đó không phải là tinh
thần HĐ. Có gì còn lấn cấn, còn mung lung thì cứ tự nhiên.
- Hôm trước hỏi
Trưởng về huấn luyện HHR của BP, của quốc tế, nhưng không biết huấn luyện ở Việt
Nam như thế nào.
- Việt Nam,
xem như HĐ chính thức được thành lập năm 1930, trong thời gian sau đó cũng có một
vài trại huấn luyện tự phát do các địa phương tổ chức. Như cuối năm 1935, Trưởng
Hồng Sơn Dã Mã Võ Thanh Minh cùng với Sơn Dương Niédrist đã quyết định mở khóa
Huấn luyện Dự bị Thiếu đầu tiên ở Huế cho 20 khóa sinh, tại trường Nữ công Học
Hiệu Huế. Khóa này có Tạ Quang Bữu theo học.
- Nhưng khóa
huấn luyện chung cho cả nước thì năm nào mới bắt đầu Trưởng.
- Sang năm
1936, mới có một khóa chung cho 5 miền : Bắc, Trung, Nam, Ai Lao và Cao Mên tại
Tùng Nguyên Đà Lạt, từ ngày 3 đến 14 tháng 8 năm 1936. Khóa này do Trưởng Héron
(Serene) làm Khóa trưởng và có Isard (Niedrist), Vieux Sanglier (Bernard), Trần
Văn Khắc và Hoàng Đạo Thúy làm HLV. Khóa này có 54 khóa sinh của 5 miền. Khóa
này chỉ là khóa DB thôi.
- Vậy khóa
HHR đầu tiên được mở vào năm nào và ở đâu Trưởng.
- Có thể nói
Khóa HHR đầu tiên là khóa Bạch Mã I ngành Ấu do Trưởng Langrand làm khóa trưởng,
được mở tại Trại trường Bạch Mã Huế vào tháng 7 năm 1937. Sang năm 1938 thì có
2 khóa: Khóa Bạch Mã Thiếu I, (vào tháng 7 năm 1938), và khóa Bạch Mã Tráng I,
(vào tháng 8-1938), đều do Ủy viên DCC Raymond Schlemmer làm khóa trưởng. Các
khóa Bạch Mã này học theo chương trình HHR của Gilwell, do một DCC làm khóa trưởng,
nhưng chỉ cấp khăn quàng Bạch Mã, ( khăn màu xám ở góc vuông có thêu 2 dòng suối
xanh Bạch Mã) mà không cấp HHR. Vì theo hệ thống huấn luyện của HĐ Pháp, họ muốn chất lượng khóa học cao hơn khóa ở
Gilwell.Tuy nhiên các Trưởng BM đã đủ điều kiện để làm đơn vị trưởng.(Đoàn trưởng).
- DCC là gì
Trưởng.
- DCC, mà anh
em tay trái mình hay gọi thân thương là “Đi Xiêu Xiêu”, là 3 chữ cái đầu của
danh từ tiếng Anh “Deputy Camp Chief”,
nghĩa là Phụ tá Trại trưởng (Camp Chief).
- Trưởng nói rõ thêm
một chút.
- Trại trưởng
khóa HHR tại Trung tâm huấn luyện Gilwell thì gọi là Cam Chief, (CC) cho nên những
Trưởng được ủy nhiệm đại diện cho Trại trưởng thì gọi là Deputy Camp Chief
(DCC).
- Phụ tá cho
Trại trưởng để làm gì Trưởng.
- Sau một thời
gian mở các khóa HHR tại Gilwell, số Trưởng các nước xin đến Gilwell để theo học
khóa HHR ngày càng đông, nên trại trường Gilwell xem như quá tải; Hơn nữa việc
đến trại trường Gilwell để học cũng gây nhiều khó khăn và tốn kém cho khóa sinh
các nước, nên BP quyết định bổ nhiệm một số ít Trưởng có đủ tài đức, đã qua
khóa HHR tại Gilwell, và trao cho họ “ Chứng thư danh dự” (Honourable Charge) để
thay mặt Trại trưởng Gilwell (CC), đảm nhận công tác huấn luyện HHR ở tại xứ sở
mình, theo đúng thủ bản của Gilwell, nên
gọi là Đại diện Trại trưởng Gilwell
(DCC).
- Sao Trưởng
ngành Ấu, không gọi là DCC, mà lại gọi
là Akela Leader (AK.L)?
- Các em biết
suy tư và đặt vấn đề như thế là rất tốt. Đó là tố chất của một con người có tri
thức. Trước đây BP chỉ nghĩ đến việc giáo dục các em từ 11 tuổi đến 18 tuổi, và
đó là lực lượng chính yếu của phong trào, và gọi là Boy Scout. Sau đó vì nhu cầu
thực tế, BP mới hình thành thêm ngành Ấu cho trẻ dưới 11 tuổi. Vì thế ngành Ấu
có nhiều danh xưng khác với Thiếu, như Đoàn trưởng Ấu thì gọi là Akela, cho nên
Trưởng được trao Chứng thư danh dự để đại diện cho Trại trưởng Gilwell, mở các
khóa HHR cho ngành Ấu, thì gọi là Akela Leader, (AK.L).
- Các Trưởng
Đại diện Trại trưởng Gilwell có huy hiệu gì riêng không Trưởng.
- Có chứ,
ngoài Chứng thư danh dự, BP còn trao cho họ dây da với 4 cục gỗ; Các em nên nhớ
rằng, Trại trưởng Gilwell (CC) thì được trao dây da với 6 cục gỗ, và là Trưởng
toán Huấn luyện quốc tế, còn các Trưởng 4 gỗ (DCC) là thành viên của Toán huấn
luyện quốc tế này.
- Tại Việt
Nam Trưởng nào được chọn làm DCC đầu tiên Trưởng.
- Năm 1939,
Trưởng Tạ Quang Bữu là Trưởng HĐVN đầu tiên qua Gilwell học khóa HHR và được bổ
nhiệm DCC đầu tiên của Việt Nam.(nên nhớ là trước đó Trưởng Bữu cũng đã theo học
các khóa tại Bạch Mã )
- Như vậy lúc
đó chỉ học đến HHR thôi chứ không phải học khóa DCC riêng hả Trưởng?
- Đúng, như
Trưởng đã nói, vì nhu cầu huấn luyện cấp thiết nên BP quyết định bổ nhiệm một số ít Trưởng có đủ
tài đức, đã qua khóa HHR tại Gilwell, và trao cho họ “ Chứng thư danh dự”
(Honourable Charge) để thay mặt trại trưởng Gilwell (CC), đảm nhận công tác huấn
luyện HHR ở tại xứ sở mình, theo đúng thủ bản của Gilwell, nên gọi là Đại diên Trại trưởng Gilwell (DCC). Tuy không có khóa
đào tạo DCC, nhưng những Trưởng được chọn đều là những vị trí thức tài ba, có địa
vị đáng kính trong xã hội, như Giáo sư Tạ Quang Bữu, Cung Gĩu Nguyên …
- Trưởng Tạ
Quang Bữu (DCC đầu tiên Việt Nam) khi về nước có tổ chức huấn luyện HHR không
Trưởng.
- Dĩ nhiên là
có. Theo Trưởng Cung Giũ Nguyên kể lại thì: Năm 1940 Trưởng Tạ Quang Bữu làm
khóa trưởng khóa BM.Tráng. “Cuối khóa Tráng trưởng năm ấy, Giám đốc Trại trường
Tạ Quang Bữu, vừa đi Châu Âu về, đã lập khóa Wood Badge (HHR), có thể gọi là cấp
tốc, chỉ vỏn vẹn có 4 người : Niedrist, Đoàn Đức Thoan, Trần Điền và Cung Giũ
Nguyên (lời giải thích thêm của Sóc tử tế:
các em biết đây chỉ là khóa để hợp thức hóa cho các Trưởng đã theo học các khóa
Bạch Mã và chỉ được trao khăn quàng BM, chứ không trao khăn quàng HHR). Đặc biệt
là chỉ học có 5 buổi tối sau bữa ăn…Kết
quả là được trao HHR (Wood Badge) đầu tiên, một trò chơi của HĐ, lúc bấy giờ được
một số người xem là một vinh dự lớn, bằng chứng là làm thành bản tin và được
đăng một số báo của trường Cao Đẳng Huấn luyện viên Thanh niên ở Phan Thiết”.
- Để được bổ
nhiệm DDC, như Trưởng Tạ Quang Bữu, thì cần có những điều kiện gì Trưởng?
- Trước đây,
để được bổ nhiệm DDC, thì phải có một số điều kiện nhất định. Để Trưởng đọc bản
dịch của Trưởng DDC Mai Liệu về “ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC TOÁN HUẤN LUYỆN QUỐC
TẾ VÀ QUỐC GIA”của Gilwell cho các em nghe nhé. Trưởng chỉ đọc phần “ Những điều
kiện để được bổ nhiệm DDC hay AK.L”. Có nhiều điều kiện nhưng được tóm tắt như
sau:
1. DDC rất cần
cho Toán HL quốc tế hay quốc gia nào đó, và được các huynh trưởng HĐ khác chấp
nhận là anh xứng đáng được cử vào chức vụ huấn luyện.
2. Được các
thành viên trong toán huấn luyện.( Trưởng
4 gỗ) chấp nhận
3. Có thể dành
thì giờ cho công tác huấn luyện huynh trưởng.
4. Có đủ khả
năng của một huynh trưởng HĐ và một giảng sư thành thạo với những thành tích xứng
đáng của một huynh trưởng thực thụ.
5. Đã qua khóa
HHR tại Gilwell
6. Sẵn sàng đặt
công tác huấn luyện lên trên mọi nhiệm vụ HĐ khác.
7. Tỏ ra tuyệt
đối trung thành với huấn điều của BP và qui chế hiện hành của Gilwwell.
8. Vì lý tưởng huấn luyện Trưởng HĐ. Sẵn sàng chấp
nhận nhiệm vụ và cố gắng theo các khóa Ôn tập và các khóa Huấn luyện Toán huấn
luyện ở Gilwell
hay các khóa này do
Trại trưởng Gilwell hoặc người đại diện của ông đề cử”
………………………………………………………………………
- Ôi thật lý
tưởng quá Trưởng ơi.
- Trước năm
1975 các Trưởng DDC của Việt Nam ta, mà từ thập niên 70 gọi là LT ( Leader
Trainers) đều là những bậc thức giả uyên bác, tài đức song toàn.
- Ngày nay
hình như có một số Trưởng LT không đủ tiêu chuẩn như Gilwell đề ra phải không
Trưởng?.
- Vâng, nhận
xét của các em rất chính xác. Điều đó do nhiều nguyên nhân, khách quan cũng như
chủ quan. Trưởng Sáo Huế cũng đã có bài viết về các loại “gỗ” này rồi. Có Trưởng chưa qua huấn luyện cũng trao 4 gỗ.
Có Trưởng LT chưa xứng tầm. Có LT chưa
viết nổi một bài tham luận hay trình bày một đề tài nào đó. Trong bối cảnh
tranh sáng tranh tối nên cũng có chỗ tối chỗ sáng là thường tình. Chúng ta hy vọng
mọi chuyện rồi sẽ đi vào chính lộ.
- Thôi chúng
em xin phép Trưởng, vì đến giờ cơm tối của Trưởng rồi, chúng em không dám làm
phiền Trưởng nữa.
- Cám ơn các
em. Sự tinh tế của một Trưởng HĐ là rất cần thiết, nó sẽ giúp cho các em dễ
dàng thành công trên mọi phương diện. Chúc các em ngày càng vững tiến nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét