Kim Chỉ Nam của Huynh trưởng Hướng đạo do Robert Baden Powell viết năm 1919, nhằm hướng dẫn cho các huynh trưởng HĐ nắm vững các nguyên lý, và hiểu biết phương pháp giáo dục thanh thiếu niên, của phong trào HĐ.
Tập sách quan trọng này đã được Trưởng Nguyễn Hữu Tạo, Uỷ viên HĐ Hải Phòng, Cửa Cấm chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Pháp và được Liên hội Hướng đạo Đông Dương xuất bản năm 1942.
Sách dày 162
trang và được chia thành 5 Tiết. Nội dung căn bản gồm có:
Tiết thứ 1: Làm thế nào luyện một người thiếu niên.
Tiết thứ 2: Tính cách.
Tiết thứ 3: Kiện khang và thể dục.
Tiết thứ 4: Để doanh nghiệp.
Tiết thứ 5: Giúp người.
Và cuối cùng là phần phụ lục.
Tuy ngôn từ và
cách hành văn thời xưa chưa được trong sáng nhẹ nhàng, nhưng tác giả đã trung
thành với ý hướng của Baden Powell và cố gắng chuyển tải trọn vẹn quan điểm của
BP về phương pháp giáo dục các thanh thiếu niên của phong trào HĐ. Có nhiều từ
cổ xưa làm cho chúng ta hơi khó hiểu nếu như chúng ta không quen với những từ
cũ xưa này, chẳng hạn như: “các trò du hý” (trò chơi hấp dẫn của HĐ). “Đổi câu
mà nói” (Nói cách khác), “Phát siển” (phát triển) v.v.
Tuy nhiên tập
sách này giúp cho các Trưởng biết được ý định của Vị Sáng Lập về phương pháp
giáo dục thanh thiếu niên, đúng theo mục đích (trong sách gọi là “chủ nghĩa Hướng
đạo”) của phong trào HĐ.
Ví dụ: người ta
thường đòi hỏi một Trưởng HĐ phải biết rất nhiều lãnh vực, nhiều thứ mới huấn
luyện được cho thanh thiếu niên, nhưng BP hoàn toàn bác bỏ quan niệm này. Theo
BP thì: “Không, không, chỉ cần người ấy lớn tuổi mà trẻ dạ thôi. Nói thế nghĩa
là:
1/ Người ấy phải tự mình có tâm hồn một đứa trẻ; người ấy
phải biết đặt để mình ngay vào hàng của những trẻ mà mình trông nom.
2/ Người ấy phải hiểu tâm lý từng tuổi một trong đời một
đứa trẻ
3/ Phải trông nom từng người một hơn là trông nom toàn thể
4/ Phải muốn đi tới kết quả tốt hơn, phát siển (triển)
cái tinh thần đoàn thể giữa các đoàn sinh.
Một ý tưởng
khác của Baden Powell. Hiện nay các Trưởng đơn vị muốn thu nạp cho đoàn mình thật
đông, 4 chục, 5 chục…cho có khí thế, nhưng quan điểm của BP hoàn toàn trái ngược.
Hãy nghe Cụ nói:
“Trong quyển
Hướng Đạo Sinh tôi có nói: Sự kinh nghiệm riêng bảo tôi rằng tôi chỉ có thể huấn
luyện được 16 đoàn sinh thôi, nếu tôi thừa nhận tài năng của tôi chỉ bằng nửa của
một nhà giáo dục hay một nhà huấn luyện, tôi cho họ huấn luyện đến 32 đoàn sinh
là cùng.
Lắm người bảo
tôi rằng họ có những đoàn đẹp đẽ sáu chục hay trăm Thiếu sinh…Và những huấn luyện
viên cam đoan với tôi rằng đoàn sinh của họ được huấn luyện cẩn thận chả kém gì
những đoàn ít Thiếu sinh. Đối với người ấy, tôi phát biểu điều kinh ngạc của
tôi. Nhưng tôi không thể tin những người ấy.
Họ nói: “Tại
sao ta phải săn sóc, huấn luyện từng người?
– Vì đó là cách
giáo dục độc nhất. Ta có thể huấn luyện một số người không nhất định, một ngàn
chẳn hạn, nếu ta tốt tiếng, ta có phương pháp làm cho người vui, hay các cách
trừng phạt kẻ không theo luật, nhưng đó không phải là giáo dục.
Giáo dục là
cái gì làm cho sự đào tạo tính cách, đào tạo
thành người. Tuyên truyền Luật HĐ cho một bọn trẻ em hay
bắt họ tuân theo luật ấy, tuyệt nhiên không có ích gì. Mỗi một khối óc phải có
một lối cắt nghĩa riêng và phải có cái ước muốn (dục vọng) để thực hành luật
HĐ.
Chúng ta đang bị “tục hoá” chạy theo đám đông, theo trào
lưu xã hội, “đánh trống ghi tên”, thu nộp một lúc quá đông các đoàn sinh, do vậy
chúng ta phải huấn luyện cho đám đông chứ không thể cho riêng từng em.
Chính Baden
Powell đã nói: Giáo dục HĐ khác với các
đoàn thể khác là ở chỗ “huấn luyện từng em” chứ không phải huấn luyên cho đám
đông. Như vậy BP chỉ đủ tài sức huấn luyện cho 16 em, còn ai giỏi gấp đôi BP
thì huấn luyện được 32 em, nếu nhiều hơn nữa thì BP cũng chào thua. Một điểm
khác nữa là không phải ép buộc các em giữ Lời hứa và luật HĐ, nếu không giữ thì
bị trừng phạt, mà phải làm cho các em tự nguyện sống theo tinh thần Lời hứa và
Luật HĐ vì điều đó sẽ làm cho các em Hạnh Phúc và Thành Người.
(Còn
tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét