Nguyễn Đức Là
Theo như được hiểu, nghĩa của từ Trò chơi: Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực hiện nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ và đôi khi sử dụng như một công cụ giáo dục. Trong Hướng đạo trò chơi là nhằm mục đích như vậy. Phải vui và đem lại lợi ích thiết thực là giáo dục. Nói đến Hướng đạo ai cũng nghĩ đến những trò chơi. Vì sao vậy?
Vì Phong trào Hướng đạo do Baden Powell (BIPI) khởi xướng là dành cho thanh
thiếu niên (Boy scouts), mà tuổi thanh thiếu niên là năng động, hoạt náo, thích
chinh phục qua các trò chơi, là hình thức thể hiện năng lực của bản thân cho
mọi người, một nhu cầu của tuổi thiếu niên. Do vậy muốn thu hút các em các
Trưởng phải bày ra những trò chơi thật phong phú và hấp dẫn (có trò dân gian để
giữ gìn truyền thống dân tộc và trò chơi hiện đại để hội nhập cùng thế giới),
các Trưởng phải bỏ công nghiên cứu, chọn trò chơi nào cho phù hợp với lứa tuổi,
giới tính, sở thích, khung cảnh, hoàn cảnh và ngoài việc rèn luyện thân thể,
trí tuệ còn đem lại lợi ích tối quan trọng là giáo dục tính cách của các em.
Vì thế BIPI gọi “Hướng đạo là trò chơi của
trẻ em nhưng là công cuộc của người lớn”.
Trong
Hướng đạo BIPI luôn nhắc nhở “Chơi phải
đúng cách”, có nghĩa là các Trưởng phải phổ biến rõ ràng luật chơi cho người
chơi, nhắc nhở người chơi phải chơi tự giác, không dùng mánh khóe để gian lận,
vì tính trung thực và trọng danh dự là đức tính cốt lõi của mỗi HĐS.
Mỗi buổi
sinh hoạt cần phải có ít nhất một trò chơi để tạo không khí vui tươi và thu hút
đoàn sinh. Đây là việc cần thực hiện để vận động, giải trí, giải tỏa sự căng
thẳng, mệt mỏi sau những bài lý thuyết và chuyên môn Hướng đạo. Qua thực tế
sinh hoạt chúng ta thấy phần trò chơi trong mỗi buổi sinh hoạt là phần sôi
động, sinh khí nhất.
Mục đích của Trò chơi là để giúp các em
rèn luyện thể lực, sự khéo léo, sự nhanh nhẹn và can đảm, tinh thần tập thể.
Làm thế nào đó để thực hiện phương châm HỌC MÀ CHƠI, CHƠI MÀ HỌC. Lấy trò chơi
làm phương thức, phương tiện giáo dục các em. Qua đó giáo dục các em tính trung
thực, tinh thần đồng đội, sự quyết tâm để đạt được mục đích gì mà mình đã đề ra
(chơi hết mình, thắng không kiêu, bại không nản, rút ra bài học, thất bại là
mẹ thành công..)
Trò
chơi đem lại những gì:
- Sự
phát triển cơ thể,
- Sự
tinh tế về các giác quan: thị giác, thính giác, vi giác, khứu giác, xúc giác và
cảm xúc.
- Sự
phát triển về trí tuệ, biết quan sát, suy nghĩ, phân tích, tổng hợp và suy luận.
- Hình
thành nhân cách, ý chí, tôn trọng luật lệ một cách tự giác.
- Có tinh thần đồng đội, biết tương trợ và
liên đới.
Đó cũng
là những yêu cầu nằm trong những Nguyên lý Hướng đạo (hoàn thiện bản thân và
vì tha nhân).
Trò chơi
được phân biệt theo nhiều hình thức :
-Trò
chơi dân gian là
những trò chơi truyền thống của dân tộc (ai cũng chơi được, có từ lâu đời, phải
vận động như: kéo co, nhảy bao bố, kiệu người bằng tay hay những vật dụng thông
thường, chạy nhảy, nhảy sạp của đồng bào Tây Bắc… về trí óc như trò chơi nhớ
tên những người bạn mới quen, trò chơi
“kim” trong Hướng đạo …)
-Trò chơi hiện đại là những trò chơi mới xuất hiện
trong thời đại mới 4.0 (sử dụng công nghệ thông tin, qui mô rộng… như game
show, trò chơi trên máy tính, điện thoại…).
- Trò
chơi cho từng cá nhân: Là dịp để cho
từng người thể hiện năng lực, năng khiếu của bản thân, mục đích để rèn tính tự
lực, khả năng ứng xử một cách độc lập.
- Trò chơi cho tập thể: cho từng nhóm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, phải có sự phân công cho từng người nhưng phải đáp ứng yêu cầu chung của nhóm và đạt mục đích cho cả nhóm theo hình thức “Team building” (tinh thần đồng đội) rất phổ biến hiện nay và điều đó cũng thích hợp theo Phương pháp Hàng đội Tự trị của Hướng đạo… (Giúp các em học được cách làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, biết chia sẻ khó khăn và thành tích cùng nhau).
- Trò
chơi Kim là trò chơi đơn giản, nhằm luyện trí nhớ. Cách chơi là chọn mấy
chục vật dụng hiện có rồi bày ra cho mọi người cùng mục sở thị, xong bọc kỹ lại
không cho ai thấy nữa, trong khoảng thời gian 5 phút người chơi phải nộp bản kê
của mình xem nhớ và kê ra được bao nhiêu vật….
-Trò chơi lớn trong các kỳ trại. Yêu cầu không
gian rộng để tổ chức một chuỗi các trạm
, mỗi trạm là một thử thách người chơi phải vượt qua (về chuyên môn như nhận
một bản tin morse, Semaphore, Mật thư, các gút, hoặc thể hiện một tiết mục văn
nghệ v..v.). Nếu thực hiện chậm sẽ bị tụt hậu nên tính tranh đua rất sôi nổi,
quyết liệt, đôi khi phải giữ bí mật về thông tin, không để cho đội bạn biết.
Coi đó như là “bí mật quân sự” để đảm bảo thắng lợi cho đội nhà (Ở đây không
gọi là ích kỷ).Trò chơi lớn trong các kỳ trại có quy mô và thời gian dài
ngày nên lấy hình tượng, ý nghĩa của
những sự kiện lịch sử của dân tộc để nhắc nhở các em yêu lịch sử nước nhà, yêu
tổ quốc VN như:
Có sự cân bằng trong việc chọn lựa các loại hình trò chơi và luân phiên thay đổi như: Loại dùng thể lực (Kéo co, nhảy bao bố, chạy tiếp sức…), loại dùng trí óc, sự thông minh, nhạy bén (trực giác nhanh, tính toán phương án tối ưu như ước đạc địa hình, mật thư, nhận semaphore, morse…) hoặc loại hình kết hợp giữa 2 loại hình đó.
Cách
tổ chức và hướng dẫn một trò chơi:
1/
Đối với các Trưởng người tổ chức trò chơi:
- a/
Bước chuẩn bị:
- Lợi
dụng yếu tố thiên nhiên, ngoài trời để tổ chức trò chơi, để các em gần gũi với thiên nhiên, yêu mến và
bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nên tránh những trò chơi nguy
hiểm về độ cao, ở những nơi vực sâu, sóng biển, điện cao thế…
- Nếu
trò chơi có nam lẫn nữ thì phải thận trọng trong khi chơi tránh những đụng chạm
phần nhạy cảm trên thân thể (dù đó là vô tình).
- Chuẩn bị các vật dụng, công cụ để
các em sử dụng trong khi chơi.
b/Bước
tiến hành trò chơi :
- Phổ
biến rõ ràng nội dung cuộc chơi, luật chơi (cần đơn giản, dễ hiểu) và
hỏi lại ai chưa rõ thì giải thích thêm để đừng làm hỏng cuộc chơi vì chưa nắm
luật chơi.
-Phân
công trọng tài theo dõi kết quả. Cổ vũ cho người chơi một cách công bằng.
c/Bước
tổng kết:
-Công bố
kết quả, đánh giá và kết luận về mục đích ý nghĩa của trò chơi.
-Có phần
thưởng để ghi nhận sự thăng tiến của các đoàn sinh bằng tặng vật HĐ hoặc điểm,
cờ thi đua ghi vào thành tích thi đua của năm.
2/Đối với các đoàn sinh là người chơi:
- Phải
nghe và nắm rõ luật chơi để chơi đúng luật.
- Phải
trung thực khi chơi bằng khả năng, sức lực của mình hoặc tập thể, không được
dùng mánh khóe để lách luật, chơi gian.
- Phải
hăng say, sôi nổi thì trò chơi mới hào hứng, vui tươi.
- Phải
tranh đua chứ không đặt nặng Thắng -Thua.
- Phải tôn
trọng kết quả, không nêu lý do “tại - vì - bởi - bị -được”. Thắng thì vui mừng,
thua thì không cay cú
- Mọi người chơi nên lấy kết quả của cuộc chơi để nghiệm ra những điều bổ ích, rút kinh nghiệm cho những lần chơi tới.
Những
điều xin trao đổi thêm với các Trưởng:
- Các
Trưởng cần phải tránh những trò chơi phản cảm, chỉ đạt mục đích vui đùa nhưng
có tác hại về giáo dục như hiện nay trong xã hội có những đơn vị tổ chức những
trò chơi Nam Nữ chung đụng, có những động tác phản cảm hay để lộ những phần nhạy
cảm trên thân thể. Tuyệt đối ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm thân thể của trẻ em
trong việc tổ chức các trò chơi; làm tốt việc bảo vệ đoàn sinh hay bảo vệ sự
nguy hại (Safe from harm) là một chương trình được Tổ chức Hướng đạo Thế giới
(WOSM) áp dụng trong sinh hoạt Hướng đạo từ rất lâu.
- Các Trưởng
phải tạo cho mình một “Ngân hàng trò chơi”, để sẵn có mà “rút ra” áp dụng cho nhiều tình huống, cũng như
thường xuyên “thu ghi lại” những trò chơi bổ
ích. Nhân đây cũng để tưởng nhớ một trưởng vô cùng khả kính đã lìa rừng
về với Cụ tổ BIPI , đó là trưởng TIẾN LỘC mà hầu hết Hướng đạo sinh VN ai cũng
biết. Ngoài những bài giảng khóa uyên thâm, Trưởng còn là “cây trò chơi”, từ
viết nhạc, phần nhiều cho Hướng đạo, ca hát, thổi kèn Harmonica, nhất là có
nhiều trò ảo thuật làm mọi người thích thú.
-Các Trưởng cần phải sưu tầm và chuẩn bị các
trò chơi trong nhà để cho các em chơi :
+Khi
thời tiết bên ngoài khắc nghiệt như mưa lớn, nắng gắt, gió to phải ở trong nhà
thì chọn những trò chơi luyện giác quan, sự chú ý, luyện trí nhớ, trí tưởng
tượng..để không phải ngồi không, mất thời giờ quý báu .
+Khi
trên đường đi như các trò chơi quan sát cảnh vật chung quanh, tìm cây cỏ và
phân biệt những cây lá có thể ăn được và không được ăn, cây thuốc…
-Các
Trưởng cần nhớ rằng trò chơi là công cụ tuyệt vời, phương tiện giáo dục vô cùng
hữu hiệu trong tay của các Trưởng nếu biết sử dụng nó đối với các em đoàn sinh.
Vì mỗi em là những tính cách khác nhau, cùng với các nết xấu (ích kỷ, háo
thắng), tính tăng động, vô trật tự , còn khờ khạo, nhưng cùng với nhiệt tình, thích thú, hăng hái nên
dễ bộc lộ những cá tính của mỗi em. Qua đó các Trưởng cần chú ý quan sát, để
nhận biết và uốn nắn cho từng em và mục tiêu cuối cùng của Trưởng là giúp chúng
trở nên người tốt, luôn hoàn thiện bản thân và tử tế với mọi người.
Thân ái
bắt tay trái./.
Hoẵng điềm đạm Nguyễn Đức Là.
R.S
Tráng trưởng Hải Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét