Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Hướng dẫn cho ngành Tráng

(VĂN PHÒNG HĐTG PHÁT HÀNH) 


Võ Văn Tuấn - Nai thiện chí 


BBT

Để giúp cho việc tìm hiểu, nhìn nhận một cách đúng đắn, nhằm xây dựng một chương trình học tập, rèn luyện phù hợp cho Tráng sinh, nhân dịp mừng 100 năm phát triển ngành Tráng Hướng đạo Thế giớỉ,( 1918-2018); Chúng tôi sẽ tiếp tục trích dịch tập tài liệu “Guidelines for the Rover Scout Section ” (Hướng dẫn cho Ngành Tráng) của Văn phòng HĐTG phát hành, đến quý độc giả Vững Tiến. 

Đây là tập tài liệu, với các hướng dẫn và ỷ tưởng, giúp cho những người xây dựng Chương trình Tráng sinh của Ngành Tráng, (Cấp quốc gia) mà Tráng trưởng cần biết. 

Mời quý Trưởng tiếp tục tìm hiểu Chương 4 

---000---


CHƯƠNG 4: HỌC BẰNG THỰC HÀNH


Khái niệm chính:


• Học bằng thực hành là một tiến trình đang diễn ra, chủ yếu nói đến mọi hoạt động trong một Tráng đoàn. Những hoạt động này là động lực cho sự trải nghiệm Hướng đạo. Sự cân đối hài hòa về những loại hình khác nhau của các hoạt động đảm bảo sự đa dạng cho Tráng sinh trải nghiệm, tạo nên nhiều cơ hội học tập và khuyến khích phát triển nhiều kỹ năng khác nhau.

• Học bằng thực hành gắn liền với những gì đã học từ các mối quan hệ, đời sống đoàn đội, sự trải nghiệm, và những trách nhiệm cũng như các hoạt động của đoàn.

• Học bằng thực hành khuyến khích trẻ trở thành những diễn viên (người làm) chứ không phải là khán giả (chỉ ngồi xem) ở trong cộng đồng của họ.

• Khuyến khích ngành Tráng trở thành một môi trường học tập.

• Đảm bảo rằng việc học tập tích cực là trọng tâm của các hoạt động ngành Tráng.

• Hãy chắc chắn rằng việc đánh giá lại các hoạt động và các dự án là một phần thiết yếu cho việc đạt được sự nhận thức về học tập của mỗi Tráng sinh.

l. Giới thiệu:


Ngay từ ban đầu, Hướng đạo đã được xác định là giáo dục tích cực. Trong ngành Tráng, cũng như các ngành có lứa tuổi nhỏ hơn trong Phong trào Hướng đạo, học bằng thực hành là nguyên tắc giáo dục chủ yếu. Triển vọng tham gia vào các hoạt động thú vị, thích đáng và các dự án với các bạn đồng trang lứa vẫn là một trong những lý do chính tại sao trẻ mới trưởng thành gia nhập hoặc tiếp tục ở lại trong phong trào. Các hoạt động là động cơ cho Hướng đạo sinh trải nghiệm và có nhiều cơ hội học tập khác nhau. 

Có một số thử thách đối với những người xây dựng chương trình và các Tổ chức Hướng đạo quốc gia (NSOs) khắp thế giới liên quan đến học bằng thực hành trong ngành Tráng. Bao gồm: 

• Sự khác biệt về việc hiểu được rằng có nhiều cách học bằng cách làm hơn là gặt hái được các kỹ năng thực hành. 

• Thực hành mà không cần bất cứ ứng dụng thực tế nào. 

• Tin rằng Phương pháp Hướng đạo chỉ dơn thuần là “*Học bằng thực hành” 

Để đối phó với những thách thức này, chương này nhằm cung cấp cho những người xây dựng chương trình cấp quốc gia, những thông tin, lời khuyên và hướng dẫn về: 

• Giá trị đầy đủ về học bằng thực hành là một công cụ giáo dục; 

• Mối quan hệ giữa các hoạt động, những trải nghiệm và mục tiêu giáo dục. 

• Sự quan trọng về việc đánh giá lại các hoạt động như là một cách để nêu bật và coi trọng việc học từ những trải nghiệm. 

Trong việc xây dựng Chương trình Tráng sinh, NSOs nên: 

• Khuyến khích ngành Tráng trở thành một môi trường học tập; 

• Đảm bảo rằng việc học tích cực là trọng tâm của các hoạt động ngành Tráng. 

Đảm bảo răng việc đánh giá lại các hoạt động và dự án là phần cần thiết để đạt được nhận thức hợc tập của mỗi Tráng sinh. . 

2.Học bằng thực hành: 


Tự giáo dục, đó là, những gì trẻ học cho chính mình, là những gì sẽ hỗ trợ và hướng dẫn trẻ sau này về cuộc sống, nhiều hơn bất cứ thứ gì được áp đặt lên nó qua sự chỉ dạy của một thầy giáo - Scouting for Boys - Baden Powell. 

Học bằng thực hành phản ánh cách tiếp cận tích cực đến giáo dục của Hướng đạo. Điều này bao gồm nhiều trải nghiệm khác nhau của trẻ mới trưởng thành có được ở trong cộng đồng Tráng sinh. Học từ những vai trò mà họ đảm nhận, trách nhiệm của họ cũng như những hoạt động họ đã chọn và hiểu rõ; chứ không phải hạn chế trong việc học thực hành hoặc các kỹ năng bằng thủ công. Phải đặt trọng tâm vào việc lên kế hoạch, tổ chức, đánh giá và không chỉ thực hiện các hoạt động. Học bằng thực hành cũng bao gồm các kỹ năng, kiến thức và thái độ góp phần đến việc đạt được các mục tiêu giáo dục. Nói cách khác, trẻ mới trưởng thành được giúp đỡ để phát triển thông qua các cơ hội cụ thể, “thực hành” trải nghiệm trái ngược với sự thụ động lắng nghe một bài thuyết giảng hoặc chăm chú nhìn một cách thuyết minh. 

Trẻ mới trưởng thành có mong muốn tự nhiên về hoạt động, thử thách và phiêu lưu. Phong trào Hướng đạo tạo nên một môi trường học tập phong phú, trong đó họ được khuyến khích tập trung năng lực vào việc thăm dò, trải nghiệm và khám phá thông qua kế hoạch cá nhân của họ, phản ánh những mối quan tâm và thách thức cá nhân để phát triển.

Học bằng thực hành kích thích cách tiếp cận tích cực đến cuộc sống, khuyến khích trẻ mới trưởng thành tích cực tham gia vào mọi việc có tác động đến họ, giúp khám phá tât cả mọi khả năng và tạo nên việc sử dụng tính chất xây dựng trong họ. Chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, “tự chèo lấy thuyền ta”, quan trọng là: Học bằng thực hành khuyến khích trẻ mới trưởng thành trở nên diễn viên (người làm) chứ không phải là khán giả (chỉ đứng nhìn) trong cộng đồng của họ. 

Nói cách khác, đó là sự phối hợp trải nghiệm các giá trị đạo đức của cuộc sống, những khó khăn và phần thưởng về trách nhiệm, niềm hân hoan và khổ nhọc trong những môi quan hệ tiến triển với người lớn, được đề ra và phấn đấu dể đạt đến các mục đích cá nhân và tập thể...tất cả đan xen nhau trong tiến trình các hoạt động thử thách, họ tìm được sự phấn khích và hữu ích, góp phần dến sự phát triển cân đối và toàn diện. Vì trẻ mới trưởng thành phát triển qua một phạm vi rộng của những trải nghiệm, cơ hội cho những trải nghiệm mới mẻ và phong phú nằm trong tầm tay. 

Động cơ cho những trải nghiệm giáo dục là các hoạt động mà trẻ mới trưởng thành tham gia vào. Các hoạt động là “những gì” của Chương trình Hướng đạo sinh, xem thêm thông tin ở phần “Các Hoạt Động Trong Ngành Tráng”. 

2.1. Hoạt động và trải nghiệm: 


Hoạt động là một chuỗi kinh nghiệm, tạo cho trẻ khả năng đạt được kiến thức, kỹ năng và thái độ tương ứng với một hay nhiều mục đích giáo dục. Trẻ mới trưởng thành học thông qua những trải nghiệm gặt hái được từ các hoạt động. Chúng ta phải phân biệt hoạt động là những cái mà mọi người thực hiện và sự trải nghiệm là cái mà mỗi cá nhân có được qua hoạt động. 

Hoạt động = những gì đang xảy ra bên ngoài; hoạt động bao gồm mọi người


Trải nghiệm = phần bên trong, cái xảy ra bên trong mỗi người; điều mà mỗi người có được từ hành động Phần giáo dục đích thực là sự trải nghiệm vì đây là mối quan hệ cá nhân mỗi trẻ có được thực sự. 

Một hoạt động riêng lẻ có thể phát sinh những trải nghiệm khác nhau ở những trẻ mới trưởng thành khi tham gia vào đó, phụ thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau, mà thường để làm với mỗi cá nhân được xem như là một người. 

Một hoạt động có thể rất tốt và rất thành công cho một nhóm, tuy nhiên có thế không tạo ra kết quả mong muốn ở một số trẻ mới trưởng thành. 

Mặt khác, một hoạt động có thể không đưực đánh giá là thành công, tuy nhiên đã tạo ra những trải nghiệm giúp được cho một hay nhiều trẻ mới trưởng thành đạt được một số mục tiêu cụ thể. 

2.2. Các hoạt động và mục tiêu giáo dục: 


Có một mối quan hộ hai chiều giữa các hoạt động và mục tiêu giáo dục: 

• Các hoạt động được chọn theo quan diếm về các mục tiêu giáo dục được xác định trước đó. 

• Cũng có thể đánh giá một hoạt dộng đã hoàn tất và nhận biết các mục tiêu giáo dục mà nó đã đạt được. 

Không có mối quan hệ trực tiếp, ngay tức thì, nguyên nhân và kết quả giữa các hoạt động và mục tiêu. Hoạt động không tự động dẫn đến thành quả của mục tiêu mong muốn. ('ác hoạt động giúp cho việc đạt được các mục tiêu giáo dục một cách dần dần, liên tục và lũy tiến. 

Mối quan hệ này là đặc biệt quan trọng ở trong ngành Trống bởi vì nó có thể được hiểu rất nhiều bởi Tráng sinh. Diồu này có nghĩa rằng nó có thể là một tiêu chí cho họ để quyốt dịnh loại hoạt động nào họ nên đảm trách nhằm đề ra nhu cầu cùa họ.

Hình 1: Chu trình học tập - Cá nhân 

3. Người ta học qua sự trải nghiệm như thế nào 


Trong Phong trào Hướng dạo. chúng ta tin tưởng vào sự tiến bộ của quá trình tham gia trong một quyết định thực hiện việc tiếp cận vì nó đảm bảo sự phát triển tính tự chủ của giới trẻ. 

Người ta học tập theo hình thái một chu trình. Họ chuyển từ hoạt động đến nghỉ ngơi, từ hành động đến suy ngẫm. Sự quay vòng của việc học tập giải thích chu trình này (xem ở h. 1). Trong bất cứ dự án hoặc sự phát kiến nào cũng qua 4 giai đoạn. Trong Hướng đạo, chúng ta thấy chu trình này lập lại liên tục, vì chúng ta học thông qua sự vui thích và tích cực tham gia, không chỉ thực hành kỹ năng mà còn ở các lĩnh vực về tố chức, trách nhiệm và lãnh đạo. Điều nhấn mạnh chủ yếu là đòi hỏi mỗi giai đoạn cần sự chú ý cân nhắc trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. 

• Suy ngẫm: Trở thành người quan sát về suy nghĩ và hành động của chính chúng ta. Nói chung, chúng ta khởi đầu giai đoạn này với sự đánh giá một hành động xảy ra trước dó. 

• Liên tưởng: Tạo nên các ý tưởng và khả năng hành động. sắp xếp lại thành các hình thức mới. Trong giai đoạn này. chúng ta tìm các mối liên kết giữa các hành động tiềm tàng trong ta với các trạng thái hành vi khác trong môi trường của chúng ta: 

- Hành dộng sau cùng của chúng ta đã đề nghị gì có thể đạt kết quả để làm theo? 

- Chúng ta có hiếu biết gì mới về cách làm việc? 

- Tiếp theo chúng ta nên tìm kiếm ở đâu? 

- Chúng ta có những lựa chọn thay thế gì? 

• Quyết định: Lựa chọn cách và phương pháp dể hành động: "Đây là sự thay thế mà chúng ta đã chọn lựa, và dó chính là những lý do tại sao.” 

• Hành động: Thực hiện công việc. Khi công việc được làm xong, chúng ta lập tức trở lại giai đoạn suy ngẫm: xem đã thực hiện công việc tốt như thế nào? 

Công việc hoạt động nhịp nhàng theo chu trình học tập ổn định. Điều có thể chạy cuốn theo nhưng chúng ta biết rằng các hành động đều sẽ được lưu tâm, vì đã có lập nên thời gian suy ngẫm. Nếu chúng ta dành thời gian để dịch chuyển chậm từ giai đoạn này đên giai đoạn khác, chúng ta sẽ phát hiện ra là việc học tập nhanh hơn. Nếu chúng ta dành thời gian không chỉ phản ứng ngay tức khắc và cố gắng hiểu sâu sắc hơn điều đang xảy ra, chúng ta học hỏi thêm và sẽ trở nên hiệu quả hơn.


4. Các hoạt động khác nhau trong Chương trình Tráng sinh: 


Các hoạt động của Tráng sinh rất đa dạng, có nhiều hình thức và được tổ chức với nhiều cách thiết lập khác nhau. Những cách thiết lập và hình thức khác nhau này góp phần giúp cho việc trải nghiệm học tập được phong phú. hiểu biết nhiều lĩnh vực. Việc học tập ở Chương trình Tráng sinh có thể đạt được thông qua các hoạt động đã được hoạch định trước, hoặc thay đổi và các dự án. Những loại hoạt động khác nhau này có thể được vạch kế hoạch, thực hiện và lượng giá trong Tráng đoàn, trong Toán, hoặc cá nhân, và mỗi loại hoạt động này đóng góp một cách khác nhau đến tổng thể sự trải nghiệm học tập và phát triển của trẻ mới trưởng thành 

4.1 Các hoạt động được hoạch định trước: 


Các hoạt dộng được hoạch định trước thường có hình thức đơn lẻ và thông thường liên quan đến chủ đề đã được nói đến. Chúng lập đi lập lại và góp phần tạo nên bầu khí trong Tráng đoàn và cho trẻ có những trải nghiệm "Hướng đạo” tiêu biểu (ví dụ: thám du, cắm trại, lửa trại,...). Họ tăng cường Phương pháp bằng cách đảm bảo sự tham gia của trẻ mới trưởng thành, tập thể ra quyết định và sự hiện diện xác thực của những giá trị (ví dụ: Hội đồng Toán, Hội ồng Tráng đoàn, nghi thức...). Các hoạt động được hoạch định trước đóng góp một cách tổng quát vào việc đạt được các mục tiêu giáo dục. 

Các ví dụ về những hoạt động được hoạch định trước: Nghi thức, các buổi họp, dã ngoại, sửa sang và cải thiện nơi họp của Tráng đoàn, trò chơi, bài hát, hội đồng Toán, hội đồng Tráng đoàn... 

4.2 Các hoạt động biến đối và dự án: 


Các hoạt động biến đổi đưa ra những cơ hội để đạt được những mục tiêu giáo dục cụ thể vì chúng đưa ra nhiều hình thức khác nhau và bao trùm nhiều chủ đề thay đổi rất đa dạng, phụ thuộc vào lợi ích của trẻ mới trưởng thành. Chúng không lập lại trừ khi trẻ đặc biệt mong muốn và chỉ sau một thời gian nhất định. Nó thông qua mang theo một sự đa dạng của các hoạt động biến đổi mà chúng ta có thể chắc rằng chương trình đáp ứng được lợi ích và các mối quan tâm của trẻ, hướng chung đến sự đa dạng của thế giới. 

Một dự án thường phối hợp nhiều hoạt động có chủ đề chung hoặc với một mục đích chung trong khoảng thời gian khá dài. 

Một ví dụ để minh họa: môn chèo xuồng, là một hoạt động. Nó kéo dài trong một thời gian ngắn, mặt khác, bằng cách kết hợp hoạt động này với những hoạt động khác (như chụp hình chim, câu cá trên sông, tổ chức một kỳ trại, học bơi và cứu nạn hoặc khai phá một dãi sông), khả năng tổ chức một dự án thám hiếm trên sông. Mỗi hoạt động đều có một mục đích riêng, góp phần hướng đến mục đích của dự án. Nội dung giáo dục và những trải nghiệm học tập của dự án sẽ làm phong phú nhiều hơn một hoạt động riêng lẻ. 

5. Học bằng thực hành trong hệ thống Toán (hệ thống hàng đội): 


Vì Tráng sinh thông thường đã đạt được mức độ cao của sự tự chủ và tham gia vào việc ra quyết định, họ tự chọn lựa các hoạt động cho mình. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tạo một sự khác biệt giữa các hoạt động và dự án.

5.1 Các hoạt động cá nhân:


Sự tiếp cận mang tính cá nhân là đặc biệt quan trọng đối với trẻ vừa trưởng thành, mới bước vào đời sống người lớn và đối mặt với một số thử thách khi tham gia với vị trí của họ trong xã hội; tìm kiếm nghề nghiệp, phát triển một hệ thống giá trị, xây dựng các mối quan hệ cá nhân và quan hệ đối tác lâu dài. Mỗi cá nhân phải xây dựng và củng cố các kỹ năng, thái độ tương ứng và theo chính con đường đi của mình. Đây là mối liên kết chặt chẽ với kế hoạch cá nhân xuất hiện trong “lộ trình” tiến triển cá nhân: một công cụ cho mỗi Tráng sinh để suy ngẫm về nhu cầu của chính mình và đặt ra các bước đi cụ thể hướng đến một “cấp độ cao hơn” của sự phát triển; điều này được thực hiện liên tục. 

Vì vậy, phải tạo cơ hội để phát triển các dự án hoặc hoạt động cá nhân đáp ứng nhu cầu và lợi ích cho mỗi trẻ mới trưởng thành; một số trẻ có thể thậm chí sống bên ngoài "thế giới hướng đạo” và được xem như phần phát triển của cá nhân. Ví dụ, ở một số NSOs. thời kỳ phục vụ tự nguyện ngoài Phong trào Hướng đạo được xem như là một phần trong Chương trình thăng tiến cho Tráng sinh. 

Trong khuôn khổ này, phải cỏ suy nghĩ rằng lãnh đạo là một trong những kỹ năng chủ yếu được phát triển cho tư cách công dân tích cực, mà người Tráng sinh nên có cơ hội để trải nghiệm một nhiệm kỳ ngắn vai trò lãnh đạo trong hoặc ngoài Phong trào Hướng đạo. Có nhiều cơ hội đê trải nghiệm điều này trong Tráng đoàn, có thể ở những ngành nhỏ tuổi hơn trong Liên đoàn, hoặc ở trong một toán nào đó ở cấp vùng, cấp quốc gia. Từ quan điểm Chương trình Tráng sinh, để phục vụ cho những ngành nhỏ tuổi hơn (như là phụ tá Trưởng đơn vị) hoặc trong một toán ở cấp quốc gia, nên được xem là trạng thái lợi ích tạm thời cho chính bản thân người Tráng sinh cũng như cho đơn vị họ phục vụ. 


Giải thưởng Hướng đạo Thế giới là một cơ hội tốt 1 phát triên các hoạt động cá nhân trong NSO (www.scoutsoftheworld.net

5.2 Các hoạt động Toán: 


Toán là một khuôn khổ khác cho các hoạt động Tráng và nhằm để học bằng thực hành. Để đảm trách các dự án những người đồng trang lứa, để liên kết và hợp tác với họ, cho phép mỗi Tráng sinh phát triển một số kỹ năng hữu ích và xác đáng, khác biệt với sự phát triển bởi các hoạt động cá nhân. 

Làm việc trong một nhóm tạo cho người Tráng sinh được nhiều mục đích mong muốn vì trong một Toán tất cả các thành viên có những kỹ năng khác nhau và học tập được lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó cũng dễ dàng hơn để trao đổi và phát triến các mối quan hệ có ý nghĩa trong một nhóm từ đó sự tương tác có thể thậm chí mạnh mẽ hơn. Những lợi ích phổ biến của Hệ Thống Hàng Đội vẫn còn áp dụng ở ngành Tráng và ảnh hưởng giáo dục đồng trang lứa có thể thậm chí mạnh mẽ hơn từ lúc chúng ta xử sự với trẻ mới trưởng thành, với chính sự hiểu biết và trải nghiệm của họ. 

Ở một số NSOs, Toán là cấu trúc chính khi các hoạt động phát triển trong nhóm được thiết lập; có một đời sổng mạnh mẽ và tự chủ tốt. Các Toán phát triển dự án cho chính họ và các thành viên thông qua một số tình huống và vai tròi (chia sẻ ý tưởng, ra quyết định, làm việc cùng nhau ở trong Toán, chia sẻ trách nhiệm và các vấn đề, tổng hợp nguồn và tài năng, đánh giá và bày tỏ thành công, ...) những điều này góp phần tạo cho họ thêm kinh nghiệm và tự tin vào năng lực. 

5.3 Các hoạt động Tráng đoàn: 


Cuối cùng, Tráng đoàn đưa ra một khuôn khổ bổ sung đầy đủ. cũng rất quan trọng. Một số hoạt động quan trọng không thể diễn ra bất cứ đâu, ngoài trừ cấp độ ở Tráng đoàn vả cho nên có sự khác biệt về cơ hội học tập ở đây. Ví dụ: diễn đàn và tranh luận về các chủ đề quan trọng (các mối quan hệ, chuẩn bị cho cuộc sống chuyên nghiệp, chuẩn bị đời sống gia đình..), tán dương, lượng giá đời sống đoàn đội, các dự án giúp ích cộng đông lớn, ... 

6.Kết luận: 


Học bằng thực hành là một tiến trình liên tục; nhấn mạnh đến tất cả các hoạt động trong một Tráng đoàn. Các hoạt động là động cơ cho các trải nghiệm Hướng đạo. Một sự cân đối tốt của các loại hoạt động khác nhau đảm bảo một sự trải nghiệm đa dạng cho Tráng sinh, tạo nên các cơ hội học tập đa dạng và khuyến khích phát triển nhiều kỹ năng khác nhau. 

Học bằng thực hành liên quan đến những bài học từ các mối quan hệ. đời sống đoàn đội, sự trải nghiệm. và trách nhiệm cũng như các hoạt động trong một nhóm. Học bằng thực hành khuyến khích trẻ trở thành người làm, người thực hiện chứ không phải là người đứng nhìn người khác làm ở trong cộng đồng của họ. 

Học bằng thực hành có nghĩa là trên đà phát triển như trải nghiệm đầu tiên trái ngược với chỉ dẫn bằng lý thuyết. Nó phản ánh cách tích cực của trẻ để gặt hái được kiến thức, kỹ năng và thái độ; cách tiếp cận thực tế của Hướng đạo để giáo dục, dựa trên việc học thông qua các cơ hội trải nghiệm nảy sinh trong quá trình theo đuổi lợi ích và ứng xử với cuộc sống hàng ngày. Đó chính là một cách giúp trẻ phát triển mọi khía cạnh của nhân cách qua việc rút ra những gì có ý nghĩa từ mọi điều chúng được trải nghiệm. (Còn tiêp) 

VÕ VĂN TUÂN - Nai thiện chí 


(Trích dịch từ “ Guidelines for the Rover Scout Section ” của VP HĐTG phát hành)



#
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Tập san Vững Tiến Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét