LT. Trần Hoà
Thế nào là lắng nghe?
- Lắng tai, hướng về, chăm chú nghe người khác nói với ta để ta hiểu điều họ muốn nói và hành động đúng, dù ta là cấp trên, cấp dưới hay ngang hàng đều cần phải lắng nghe. Đó là lẽ công bằng và lịch sự, nhất là vì lợi ích của tập thể.
- Lắng nghe là nghe, hiểu, thông cảm và đáp lại những mong muốn, yêu cầu chính đáng của người khác khi ta là những người có trách nhiệm với họ.
Lắng nghe này khác hẳn với việc nghe đài phát thanh, nghe những âm thanh vui nhộn, kích thích mà ta thường ham thích nghe, cũng không phải là như nghe chuyện phiếm, chuyện tầm phào của bạn bè nơi bữa ăn hay tửu quán…Lắng nghe ở đây đòi hỏi sự chú ý bên ngoài và tập trung bên trong để có thể hiểu biết, nhớ rõ. Một nghiên cứu cho chúng ta biết: Nếu ta chỉ nghe thấy 1 nửa nội dung người khác nói, ta sẽ chỉ hiểu được 1 nửa, và ta sẽ nhớ 1 nửa và chỉ thực hiện 1 nửa. Thật là nguy hiểm! Vậy phải biết chú ý lắng nghe và để tâm đáp lại điều mình đã nghe.
Lợi
ích của lắng nghe
Lãnh đạo bắt đầu từ sự hiểu biết, có hiểu biết mới dẫn dắt người khác được. Một trong những phương thế giúp bạn hiểu tập thể của bạn là lắng nghe các thành viên để hiểu họ, hiểu tập thể mà bạn đang có trách nhiệm dẫn dắt. Hơn nữa bạn sẽ không thể liên đới với ai nếu bạn không cố gắng nghe và thấu hiểu họ. Đức Giêsu nói: “Người mù dẫn người mù, cả hai ắt sẽ xuống hố.” (Mt 15,14) Vì trách vụ, bạn hãy lắng nghe người khác để công việc của bạn được tốt đẹp hơn.
2. Lắng nghe từ người khác để cuộc sống của bạn được phong phú hơn:
Chúng ta sinh ra có 1 cái miệng và 2 cái tai là để chúng ta lắng nghe nhiều hơn nói. Trong cuộc sống, chúng ta không thể biết hết mọi điều nhất là tâm lý mỗi người, ta phải học hỏi từ những người khác. John Maxwell kể: khi chuyển về sống ở NewYork, ông đã nhờ người bạn tổ chức những bữa ăn có mời các chức trách trong cộng đồng lớn Mỹ gốc Phi ở đây, để ông tìm hiểu họ và tập thể, nơi có nhiều người như thế làm việc với ông.
3. Lắng nghe để tạo uy tín cho mình:
Là lãnh đạo, bạn muốn được người khác chia sẻ những thông tin chân thành, bạn phải sống chân thực trước và tạo được niềm tin nơi cộng đồng, họ mới có thể bộc lộ những gì kín đáo nhất với bạn. Vì trách nhiệm bạn phải tạo cơ hội cho người khác nói về những gì bạn cần nghe, hơn là những gì bạn thích nghe.
Nhiều lãnh đạo ngày nay chỉ thích nghe những lời nịnh hót, khen lao giả dối, thay vì nghe những gì chân thật, đơn giản, vì “Sự thật hay mất lòng”; nhưng nhiều khi chúng có lợi lớn cho uy tín và sự tồn vong của tập thể chúng ta. Brian Tracy, Mỹ, nhà đào tạo kinh doanh nổi tiếng thế giới nói: “Lắng nghe tạo nên sự tin cậy, nền tảng của các mối quan hệ sau này.”
4. Lắng nghe để chấn chỉnh tổ chức:
Mọi người trong tổ chức đều hiểu và muốn cấp trên lắng nghe, hiểu biết và tôn trọng những ý kiến xây dựng của mình cho tập thể, là tài sản chung mọi người. Nếu lãnh đạo không nghe họ, họ sẽ quay sang những người khác biết lắng nghe họ. Hậu quả là bạn đã mất đi những ý kiến xây dựng và gây nên những chia rẽ không cần thiết trong tập thể. Machiavelli, chính trị gia nổi tiếng Italia, viết: “Trí óc ta có ba trạng thái: một có thể hiểu những suy nghĩ bản thân, hai có thể hiểu những suy nghĩ người khác và ba không hiểu suy nghĩ của ai cả.”
Luyện tập lắng nghe
2.Tập sống khiêm tốn và hoà mình. Người không biết lắng nghe là người luôn cho mình là hiểu biết hơn, có kinh nghiệm, giỏi giang hơn những người khác nên không cần nghe ai. Đó là thái độ kiêu ngạo và ảo tưởng, vì bạn chỉ có một cái đầu, hai con mắt, hai lỗ tai, và rất giới hạn về nhiều mặt; còn tập thể có cả trăm cái đầu, cả ngàn con mắt, lỗ tai, và rất đa dạng về kiến thức với không gian, thời gian rộng mở của họ. Dù tài giỏi tới đâu, bạn cũng không thể trổi vượt hơn họ. Có chăng là bạn ỷ vào quyền hành và bảo thủ mà từ chối lắng nghe thôi. Hành động như thế, bạn đã chọn con đường thiếu khôn ngoan và nguy hại cho tập thể mà bạn không hay biết.
3.Thường xuyên tìm hiểu và cập nhật những hiểu biết về trách vụ của mình, bằng việc tham dự các buổi học hỏi, hội thảo, đọc sách, thăm viếng…để luôn có những hiểu biết mới, kịp thời chấn chỉnh những sai sót của mình. Chẳng ai tự nhiên có thể trở nên một nhà quản trị giỏi giang, nếu không học hỏi, rèn luyện mỗi ngày. Mỗi người được trao một công việc, điều quan trọng là chúng ta ý thức đó là ân huệ Thượng Đế mời gọi ta cộng tác với Ngài, chứ không phải theo ý mình. Ý của Thượng Đế là chúng ta cần phát triển những ân huệ Ngài ban, mà phục vụ cho thật tốt công việc ta đã lãnh nhận.
4.Ý thức vì lợi ích tập thể: một lãnh đạo sáng suốt luôn ý thức mình lãnh đạo là phục vụ tập thể trong thời gian, nhiệm kỳ của mình, chứ không phải để ganh đua với ai, cũng không phải để trục lợi hay thoả mãn quyền hành của mình trên kẻ khác. Khi chúng ta ý thức và khát khao cho tập thể mỗi ngày được tốt đẹp, hoàn hảo hơn, chúng ta sẽ sẵn sàng lắng nghe người khác, để mang lại lợi ích cho họ, làm cho họ được vui sướng hạnh phúc hơn và phát triển tập thể, mà mình cảm thấy an tâm và hài lòng. “Lãnh đạo là làm được những gì, mang lại hạnh phúc tốt đẹp cho tập thể, chứ không phải là thống trị.” (TS. John Maxwell)
Lắng nghe là điều rất cần thiết, góp phần phát triển và củng cố trách vụ lãnh đạo của chúng ta, mà những người lãnh đạo giỏi giang không thể từ chối. Hãy loại bỏ cách quản trị tập thể độc đoán, mà dấn thân, cẩn thận lắng nghe tập thể. Đó là xu thế tiến bộ của thế giới ngày nay.
(STK: Leadership Gold của TS. John Maxwell).
Lm. LT. Trần Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét